Cứu sống bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối ở Sóc Trăng
Bệnh nhân được chẩn đoán block nhĩ thất hoàn toàn/ suy thận mạn giai đoạn cuối biến chứng suy tim, ngay lập tức bệnh nhân được cho nhập viện.
Bênh nhân đa hoan toan tinh tao, khoe manh trong ngay 2-12.
Ngay 2-12, Bac si Nguyên Thi Lac, Giam đôc Bênh viên đa khoa (BVĐK) tinh Soc Trăng cho biêt, đơn vi vưa cứu sống thành công trường hợp bệnh nhân P.V.H., 75 tuổi, cư ngụ tại ấp Lung Đen, xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, bị suy thận giai đoạn cuối, lọc thận định kỳ ba lần/tuần, block nhĩ thất hoàn toàn.
Trong quá trình lọc máu định kỳ tại BVĐK tỉnh Sóc Trăng, bệnh nhân cảm thấy rất mệt, khó thở, nặng ngực, nhịp tim chậm khoảng 30-40 lần/phút có ngất trong cơn. Qua kiêm tra, bác sĩ ghi nhận có thời gian bệnh nhân ngưng tim 52 giây trên Holter ECG.
Bệnh nhân được chẩn đoán block nhĩ thất hoàn toàn/suy thận mạn giai đoạn cuối biến chứng suy tim, ngay lập tức bệnh nhân được cho nhập viện. Các bác sĩ tại Khoa Nội tim mạch đã nhanh chóng hội chẩn và quyết định tiến hành đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn kết hợp với truyền máu.
Video đang HOT
Bác sĩ CKII Chung Tấn Định, Phó Giám đốc bệnh viện cho biết: “Đây là một trường hợp hết sức đặc biệt, việc sử dụng thuốc kháng đông trong quá trình chạy thận có thể gây xuất huyết, cộng thêm tình trạng nhịp tim quá chậm nên khi phẫu thuật đặt máy tạo nhịp nguy cơ tử vong là rất cao”.
Lượng giá được tình trạng trên, các bác sĩ đã thận trọng tư vấn cho gia đình hiểu được tình hình của bệnh nhân. Đặt niềm tin vào các y, bác sĩ BVĐK tỉnh, người nhà bệnh nhân đã đồng ý thực hiện đặt máy tạo nhịp mà không cần chuyển lên tuyến trên.
Các bác sĩ lập tức rà soát lại các xét nghiệm, tình trạng của bệnh nhân va sau đó tiến hành truyền máu. Bác sĩ CKI Lâm Kỳ Sanh là người trực tiếp đặt máy tạo nhịp vĩnh viễn cho bênh nhân. Sau hơn một giờ “chiến đấu” với khó khăn, các bác sĩ đã đặt thành công máy tạo nhịp cho bệnh nhân, kịp thời giúp bệnh nhân vượt qua được cơn nguy kịch.
Hiện tại, bệnh nhân P.V.H. đã tỉnh táo, giảm nặng ngực, giảm khó thở, nhịp tim đều và không ghi nhận biến chứng; bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Nội tim mạch.
“Nhờ nắm vững chuyên môn và đánh giá chính xác tình trạng của bệnh nhân mà các bác sĩ tại Khoa Nội tim mạch đã kịp thời giành lại sự sống cho bệnh nhân. Đây là trường hợp đầu tiên Khoa Nội tim mạch điều trị thành công ca bệnh phức tạp này. Niềm vui, sự biết ơn của bệnh nhân và người thân một lần nữa khẳng định được niềm tin của người dân tỉnh nhà với BVĐK tỉnh Sóc Trăng”, Bac si Đinh chia sẻ.
Giải pháp bảo vệ bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối trước Covid-19
Bộ Y tế đã trao đổi kinh nghiệm với các chuyên gia Mỹ trong buổi tọa đàm trực tuyến.
Tọa đàm trực tuyến hôm qua (12/8) có sự tham gia của ông Alex Azar, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh (Mỹ), quyền Phó đại sứ Mỹ tại Việt Nam, cùng đại diện Bộ Y tế, các chuyên gia về bệnh thận.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho biết bệnh thận mạn tính là nguyên nhân tử vong thứ 12 trên thế giới. Trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát, người mắc bệnh thận giai đoạn cuối bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Việt Nam đã có nhiều giải pháp như ghép thận, chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng, lọc máu tại nhà... cho bệnh nhân suy thận. Tuy nhiên, sự thiếu hụt số lượng và chất lượng đội ngũ chuyên môn cũng như hiểu biết của cộng đồng, tính tiếp cận, khả năng chi trả cho giải pháp này còn hạn chế.
Các điểm cầu cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về điều trị, giải pháp bảo vệ bệnh nhân suy thận. Ảnh: Lê Hảo.
Các chuyên gia quốc tế khuyến cáo trong bối cảnh gia tăng ca mắc Covid-19, người có bệnh mạn tính như suy thận, tim mạch, ung thư, tiểu đường... đối mặt nguy cơ tử vong cao. Việt Nam nên triển khai các phương pháp lọc màng bụng tại gia đình để giảm nguy cơ lây nhiễm chéo tại bệnh viện.
Nếu điều kiện cho phép, bệnh nhân chạy thận nhân tạo có thể chuyển sang lọc màng bụng tự động với chức năng kê toa từ xa. Đây là phương pháp Mỹ đang thực hiện.
BSCKII Tạ Phương Dung, Phó chủ tịch Hội Thận học TP.HCM, đánh giá lọc màng bụng là phương pháp hiệu quả và an toàn trên thế giới. Tuy nhiên, các trung tâm thận nhân tạo tại Việt Nam hiện quá tải, quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn cần được quản lý nghiêm ngặt.
Bác sĩ Dung đề nghị Bộ Y tế đưa ra chính sách ưu tiên phát triển lọc máu tại nhà và ban hành hướng dẫn chăm sóc người bệnh suy thận trong giai đoạn dịch. Thận nhân tạo cần được triển khai tới cơ sở y tế quận, huyện để giảm tải cho tuyến trên.
Sau khi lắng nghe ý kiến các chuyên gia, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Bộ Y tế, cho biết trong tổng số trường hợp tử vong được ghi nhận tại Việt Nam từ đầu mùa dịch đến nay, 71% mắc bệnh lý suy thận.
Trước tình hình này, Bộ Y tế quyết định xây dựng Đơn nguyên Thận Nhân tạo tại Trung tâm Y tế Hòa Vang (Đà Nẵng). Đơn vị này có nhiệm vụ tiếp nhận bệnh nhân lọc máu, chạy thận định kỳ, suy thận giai đoạn cuối.
Để bảo vệ nhóm người suy thận trong cộng đồng, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở y tế thực hiện khám, chữa bệnh từ xa. Bệnh nhân nên đăng ký khám sức khỏe theo lịch hẹn và kê đơn thuốc trong 3 tháng.
Tại tọa đàm, Bộ trưởng Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ gửi lời chúc mừng tới Chính phủ Việt Nam đã triển khai các biện pháp hiệu quả với đại dịch Covid-19. Các biện pháp này trở thành hình mẫu cho khu vực châu Á - Thái Bình Dương và toàn thế giới.
Cảm động người mẹ hiến thận cứu sống con gái ruột Ca ghép thận vừa được thực hiện thành công tại Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM. Trong hai quả thận, người mẹ 51 tuổi đã xin các bác sĩ được hiến quả thận tốt hơn cho cô con gái 27 tuổi. Bệnh nhân N.T.P.T (27 tuổi) ghép thận thành công. Ảnh minh hoạ: Bệnh viện cung cấp. "Cảm ơn mẹ đã sinh...