Cứu sống bệnh nhân suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn nặng
Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực – Thanh Hóa vừa cứu sống bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn – viêm phổi biến chứng suy đa tạng trên nền basedow, suy tim, tăng huyết áp đe doạ tính mạng.
Theo đó, bệnh nhân Nguyễn Thị N. (58 tuổi, xã Thành Minh, huyện Thạch Thành, Thanh Hoá) nhập viện ngày 19/5 vì sốt cao, đau ngực trái khó thở. Bệnh khởi phát trước đó 4 ngày với sốt cao 39 -40 độ C, rét run, đau ngực trái, khó thở tăng dần, tự mua thuốc điều trị tại nhà nhưng diễn biến bệnh ngày càng nặng lên.
Bệnh nhân Nguyễn Thị N. đã dần hồi phục
Video đang HOT
Ghi nhận lúc vào viện, bệnh nhân sốt cao 40 độ C, ý thức lơ mơ, Glasgow 12 điểm, mạch nhanh 135 lần/phút, huyết áp 70/35 mmHg, nhịp thở khoảng 28 lần/phút, tiết niệu, nước tiểu cô đặc.
Bệnh nhân được chẩn đoán tại khoa Hồi sức cấp cứu là sốc nhiễm khuẩn – viêm phổi biến chứng suy đa tạng trên nền basedow – suy tim, tăng huyết áp. Tại đây, bệnh nhân được làm xét nghiệm nhanh khí máu động mạch là tình trạng toan kiềm hỗn hợp và các xét nghiệm khác, chỉ số công thức máu cho thấy bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn nặng (Bạch cầu 0,8 G/L, trung tính 16,7% ; sốc nhiễm trùng bạch cầu thấp
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị suy đa tạng: suy hô hấp, suy tuần hoàn, suy thận, suy ý thức (điểm suy đa tạng SOFA: 11 điểm). Ngay lập tức, bệnh nhân được dùng kháng sinh phối hợp theo kinh nghiệm, dùng 2 vận mạch, khi huyết áp đạt được các bác sĩ dùng lợi tiểu, điều trị suy đa tạng, dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ theo mức lọc cầu thận và các triệu chứng khác…
Sau 9 ngày điều trị bệnh tại khoa Hồi sức cấp cứu – Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực, bệnh nhân N., vẫn có nhiều diễn biến phức tạp: ý thức lơ mơ, khó thở, có nhiều cơn đau ngực trái ( Không phải đau ngực của động mạch vành), xuất hiện nhiều cơn tim nhanh, nhiều cơn rung nhĩ… nguy hiểm đến tính mạng.
Với sự nỗ lực của đội ngũ y, bác sĩ thường xuyên hội chẩn bệnh, tích cực bám sát và theo dõi từng chi tiết diễn biến nhỏ của bệnh nhân, cùng với niềm tin của người nhà bệnh nhân vào các y, bác sĩ bệnh viện. Rất may mắn những ngày sau đó, tình trạng suy đa tạng được cải thiện rõ rệt và phục hồi. Sau 22 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn. Hiện bệnh nhân đã được xuất viện và dùng thuốc theo đơn hướng dẫn của bác sĩ tại nhà, đồng thời hẹn lịch tái khám.
Bác sĩ CKI. Bùi Tiến Lực – Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa Hợp Lực cho biết: “Bệnh nhân N được tiếp nhận trong tình trạng nguy kịch, tỷ lệ tử vong cao. Rất may đội ngũ y, bác sĩ đã tích cực xử trí và đã giành lại sự sống cho bệnh nhân”.
Sốc nhiễm khuẩn do nghiện rượu
Bệnh nhân, 54 tuổi, nhập Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí trong tình trạng sốt, ho ra máu, bác sĩ chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, phải lọc máu.
Người bệnh nghiện rượu rất nhiều năm. Trước khi vào viện hai ngày, ông sốt, ho đờm lẫn máu, đau ngực, mệt mỏi, ăn kém.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực Nội chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn, viêm phổi nặng trên nền bệnh đái tháo đường tuýp 2, nghiện rượu.
Bác sĩ Vũ Công Quân cho biết, thông thường, các trường hợp viêm phổi, nhiễm trùng, tế bào bạch cầu trong máu tăng cao để bảo vệ cơ thể. Riêng bệnh nhân này, các tế bào bạch cầu lại giảm rất nhanh, là sự mất khả năng tự bảo vệ của cơ thể.
Sau khi hội chẩn, các bác sĩ sử dụng kháng sinh mạnh nhất, lọc máu liên tục, thở máy và kết hợp với các biện pháp điều trị nội khoa. Bệnh nhân hiện vẫn trong tình trạng nguy kịch, tiên lượng thời gian điều trị kéo dài và chi phí rất tốn kém.
Ảnh chụp X-quang phổi bệnh nhân cho thấy tình trạng viêm nặng. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Theo bác sĩ, người nghiện rượu nhiều năm, đặc biệt đã ở giai đoạn xơ gan, nếu bị viêm phổi thì bệnh thường diễn tiến rất nhanh, tiên lượng nặng. 70-80% bệnh nhân có thể tử vong.
Phát hiện "công tắc" biến thuốc thông thường thành vũ khí chống ung thư Các nhà khoa học đến từ Đại học Southampton (Vương quốc Anh) đã phát hiện ra cách để biến đổi thuốc kháng thể, vốn được phát triển để điều trị bệnh tự miễn thành vũ khí chống lại ung thư. Bệnh tự miễn là bệnh sinh ra do sự rối loạn xảy ra trong hệ miễn dịch. Ở người mắc bệnh tự miễn,...