Cứu sống bệnh nhân suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn
Vào viện trong tình trạng sốc nhiễm khuẩn nặng do viêm mủ bể thận trên nền bệnh sỏi niệu quản phải, bệnh nhân Vũ Hồng N. (68 tuổi, tại Quang Trung – Uông Bí) tưởng không thể qua khỏi.
Bệnh nhân được cứu sống tại BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí.
BV Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cho hay, vừa cứu sống một bệnh nhân bị suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn.
Sau khi tiến hành hội chẩn, các bác sĩ đã thống nhất tiến hành lọc máu liên tục cấp cứu cho người bệnh. Sau 2 ngày lọc liên tục và 3 ngày điều trị hồi sức tích cực: Người bệnh tỉnh táo, chức năng tim, gan được cải thiện, huyết áp tăng.
Sau 2 ngày lọc máu liên tục và 3 ngày điều trị Hồi sức tích cực, bệnh nhân đã được chuyển khoa Ngoại thận – Tiết niệu để tán sỏi, loại bỏ nguy cơ bị nhiễm khuẩn trở lại.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, sốc nhiễm khuẩn là biểu hiện nặng của nhiễm khuẩn, có thể dẫn tới suy đa tạng, tỷ lệ tử vong là 40 – 60%. Suy đa tạng do sốc nhiễm khuẩn nếu không được điều trị kịp thời và tích cực có thể dẫn tới tử vong.
Một trong những phương pháp điều trị hữu hiệu là lọc máu cấp cứu. Phương pháp này giúp người bệnh đào thải độc tố của vi khuẩn do nhiễm trùng nặng gây ra. Đây là phương thức lọc máu bằng vòng tuần hoàn ngoài cơ thể, thực hiện liên tục trong 24 giờ/ngày để đào thải nước và các chất hòa tan dựa trên cơ chế đối lưu và siêu lọc. Phương pháp này có ưu điểm là tỷ lệ thành công trên 95%, giải độc nhanh, an toàn, giúp người bệnh sớm hồi phục sức khỏe, hạn chế nguy cơ tử vong.
Với những ưu điểm mà phương pháp lọc máu liên tục mang lại, hiện phương pháp này đang được ứng dụng tại Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí giúp hỗ trợ quá trình điều trị cho người bệnh suy đa tạng. Mang lại hiệu quả cao cho quá trình điều trị.
Theo infonet
Cứu sống bệnh nhân suy đa tạng nhờ phương pháp lọc máu liên tục tĩnh mạch
Vừa qua, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã tiếp nhận và điều trị thành công một ca bệnh nghiêm trọng bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng bằng phương pháp lọc máu liên tục tĩnh mạch.
Đó là trường hợp của anh Nguyễn Văn P. (37 tuổi, xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Bệnh nhân được chuyển vào Bệnh viện Đa khoa Hà Đông trong tình trạng sốc, trụy mạch, huyết áp tụt, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, ý thức lơ mơ.
Bệnh nhân được lọc máu liên tục tại Bệnh viện. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Theo người nhà cho biết, bệnh nhân có tiền sử uống rượu nhiều năm, xơ gan 3 năm nay, khoảng 2 ngày gần đây thấy mệt mỏi nhiều, chán ăn, mất ngủ, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, nôn ra dịch nâu đỏ, tiểu ít.
Qua thăm khám và thực hiện các xét nghiệm máu, Xquang tim phổi, siêu âm ổ bụng, siêu âm đánh giá đường kính tĩnh mạch chủ dưới,.. các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn đường vào tiêu hóa biến chứng suy đa tạng (suy gan, thận, trụy tim mạch), có toan chuyển hóa nặng.
Nhận thấy tình trạng bệnh nhân nghiêm trọng, nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới tử vong, các bác sĩ nhanh chóng tiến hành bù dịch, cấy máu, sử dụng kháng sinh liều cao và thuốc vận mạch, đặc biệt là áp dụng phương pháp lọc máu liên tục tĩnh mạch - tĩnh mạch, nhằm loại bỏ ra khỏi máu hầu hết các chất độc nội sinh và ngoại sinh, cân bằng dịch và điện giải một cách liên tục, đồng thời ít ảnh hưởng đến huyết động.
Quá trình lọc máu được diễn ra liên tục trong 23 giờ dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ về các chỉ số mạch, huyết áp, nhiệt độ, theo dõi sát đề phòng tình trạng đông, chảy máu trên lâm sàng. Sau khi được áp dụng phương pháp lọc máu và điều trị tích cực, sau 3 ngày, bệnh nhân đã có những chuyển biến tốt, cắt được thuốc vận mạch, thoát khỏi tình trạng sốc, thấy tỉnh táo, tiếp xúc tốt, cảm giác dễ chịu hơn và tự ăn uống được.
Theo bác sĩ chuyên khoa II Đoàn Bình Tĩnh, Trưởng Khoa Hồi sức tích cực & Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân chia sẻ về phương pháp lọc máu liên tục tĩnh mạch: "Đây là phương pháp điều trị tiên tiến và hiện đại trong hồi sức cấp cứu, được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
Tại Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, phương pháp lọc máu này đã cứu sống nhiều bệnh nhân nặng, đặc biệt là các trường hợp sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng. Sau lọc máu, nguy cơ tử vong cũng như các chỉ số tổn thương giảm rõ rệt. Đặc biệt các yếu tố gây viêm giảm nhiều sau khi lọc máu nên các cơ quan thương tổn nhanh chóng phục hồi".
Bên cạnh đó, những bệnh nhân được lọc máu sớm có tỷ lệ sống cao hơn những trường hợp muộn. Các số liệu tổng kết cho thấy, kỹ thuật lọc máu liên tục giúp cứu sống thêm 20-50% số bệnh nhân nặng, giảm thời gian thở máy, giảm thời gian nằm viện, tỷ lệ biến chứng do thở máy và nằm lâu giảm, nhờ đó chi phí điều trị cũng giảm đáng kể.
Nguyễn Minh
Theo laodongthudo
Cấp cứu 2 lần giành lại sự sống cho cụ bà ở Cần Thơ Ngày 28/2, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) TP Cần Thơ cho biết, Bệnh viện đã cấp cứu 2 lần và cứu sống bà cụ bị choáng nhiễm trùng và nhồi máu cơ tim cấp. Bà T đã khỏe mạnh và được xuất viện. Bệnh nhân là bà Trần Thị T (79 tuổi). Tối ngày 13/02, bà T. được chuyển viện đến BVĐK TP...