Cứu sống bệnh nhân nguy kịch do nhồi máu cơ tim cấp bằng kỹ thuật ECMO
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quảng Nam vừa cứu sống thêm một bệnh nhân nguy kịch do nhồi máu cơ tim cấp bằng kỹ thuật ECMO.
Sáng 12.12, bác sĩ Lê Văn Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa Quảng Nam, cho biết đơn vị vừa điều trị thành công bằng kỹ thuật ECMO ( tim phổi nhân tạo) cho một bệnh nhân trên địa bàn tỉnh. Đây là ca bệnh thứ 2 tại bệnh viện được cứu sống bằng phương pháp này.
Trước đó, bệnh nhân N.L (62 tuổi, ở thôn An Dưỡng, xã Bình An, H.Thăng Bình, Quảng Nam) nhập viện trong tình trạng ngưng tuần hoàn hô hấp.
Các bác sĩ kịp thời cứu sống bệnh nhân bằng kỹ thuật ECMO.Ảnh BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Theo người thân, bệnh nhân đau ngực và khó thở, được gia đình đưa vào bệnh viện tư trong tình trạng ngừng thở, ngưng tim. Sau khi được hồi sinh tim phổi, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Ngay sau đó, bệnh viện đã báo động đỏ toàn bệnh viện để hội chẩn, xác định đây là ca nhồi máu cơ tim cấp, đã có biến chứng ngưng tuần hoàn hô hấp ngoại viện, quyết định hồi sức tim phổi và can thiệp mạch vành cấp cứu với tiên lượng rất nặng.
Video đang HOT
Sau khi được chụp mạch vành và đặt stent mạch vành, bệnh nhân được điều trị hồi sức tại khoa Hồi sức tích cực – Chống độc (ICU) trong tình trạng hôn mê sâu, thở máy, huyết áp phụ thuộc thuốc vận mạch liều cao.
Liên tục những giờ sau đó, bệnh nhân bị rối loạn nhịp thất, suy bơm tim, huyết áp thấp. Bệnh viện đã hội chẩn và quyết định can thiệp kỹ thuật ECMO cho bệnh nhân.
Hiện sức khỏe bệnh nhân đã ổn định. Ảnh BỆNH VIỆN CUNG CẤP
Theo bác sĩ Tuấn, sau thời gian theo dõi điều trị, ngày 21.11 bệnh nhân đã được kết thúc ECMO. Hiện sức khỏe bệnh nhân đã phục hồi tốt, tỉnh táo, tự thở, huyết động ổn…; ngưng tất cả thuốc vận mạch, vận động tay chân tốt, tiếp tục được theo dõi tại ICU trước khi xuất viện.
Cũng theo bác sĩ Tuấn, ECMO là kỹ thuật cao nhất của chuyên ngành hồi sức trong cấp cứu người bệnh, đòi hỏi đội ngũ bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, máy móc trang thiết bị hiện đại và chi phí điều trị rất cao.
Trước đó, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quảng Nam cũng đã cứu sống nhận bệnh nhân T.T.T (52 tuổi, ở xã Tam Tiến, H.Núi Thành, Quảng Nam), nguy kịch do viêm cơ tim nặng bằng kỹ thuật ECMO.
Điều trị thành công ca viêm cơ tim nặng bằng kỹ thuật tim phổi nhân tạo
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Quảng Nam vừa điều trị thành công cho một bệnh nhân trên địa bàn tỉnh bị viêm cơ tim nặng bằng kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo).
Chiều 21.9, bác sĩ Lê Văn Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc (Bệnh viện đa khoa Quảng Nam) cho biết, đơn vị vừa điều trị thành công bằng kỹ thuật ECMO (tim phổi nhân tạo) cho một bệnh nhân trên địa bàn tỉnh. Đây là ca bệnh đầu tiên tại bệnh viện được thực hiện bằng phương pháp này.
Bệnh nhân được theo dõi, chăm sóc. ẢNH V.TUẤN
Theo bác sĩ Tuấn, trong sáng nay (21.9), bệnh nhân đã được kết thúc ECMO. Hiện sức khỏe bệnh nhân ổn định, tỉnh táo, tự thở qua canyl khí quản, huyết động ổn.
Trước đó, vào lúc 14 giờ 55 phút ngày 14.9, khoa Cấp cứu của bệnh viện tiếp nhận bệnh nhân TR.T.T. (52 tuổi, ở xã Tam Tiến, H.Núi Thành, Quảng Nam), trong tình trạng sốt cao 40 độ C, huyết áp thấp 90/60 mmHg và đau ngực. Tuy nhiên, do tiên lượng bệnh nhân diễn biến nặng nên chuyển qua khoa Hồi sức tích cực - chống độc (ICU), tiếp tục theo dõi, điều trị.
Tại Khoa ICU, sau khi thăm khám, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm như điện tim, siêu âm tim, X-quang phổi, men tim..., các bác sĩ đã hội chẩn cùng khoa Nội tim mạch và xác định bệnh nhân bị bệnh lý viêm cơ tim cấp.
Sau khi bệnh nhân bắt đầu có biến chứng choáng tim, tiên lượng bệnh nặng, các bác sĩ đã quyết định chỉ định thực hiện ECMO.
Vào khoảng 20 giờ ngày 15.9, ê kíp của khoa ICU và các chuyên gia ECMO đã tiến hành vào ECMO V-A cho bệnh nhân.
Kết thúc ECMO cho bệnh nhân. ẢNH V.TUẤN
Cũng theo bác sĩ Tuấn, các chuyên gia từ khoa ICU của Bệnh viện Bạch Mai đã được mời vào tham gia, vừa thực hiện vừa chuyển giao cho ê kip của bệnh viện đã được đào tạo trước tại Bệnh viện Bạch Mai. Riêng thiết bị y tế để thực hiện ECMO được vận chuyển từ một công ty tại TP.Đà Nẵng vào.
"Quá trình theo dõi, chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân ECMO đã được thực hiện một cách chi tiết, tỉ mỉ theo yêu cầu của chuyên gia. Sau gần 1 tuần, người bệnh được tiến hành cai máy ECMO, cai thở máy, tiếp tục điều trị hỗ trợ phục hồi chức năng hô hấp, tình trạng lâm sàng của người bệnh tiến triển tốt", bác sĩ Tuấn nói.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương nói gì về vụ bệnh nhân ngưng tim bất ngờ tỉnh lại? Khi bác sĩ phẫu thuật giải thích cho người nhà về các lợi ích cũng như tiên lượng của bệnh nhân sau khi thực hiện can thiệp, gia đình không đồng ý ký giấy xác nhận để bác sĩ tiến hành can thiệp điều trị. Liên quan vụ việc một người đàn ông ngưng tim được gia đình chuyển về quê Quảng Nam...