Cứu sống bệnh nhân gãy xương, tổn thương phức tạp động mạch đùi
Đêm ngày 13/3, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang tiếp nhận 1 bệnh nhân nữ 60 tuổi bị trượt chân ngã trong nhà tắm, gãy đầu dưới xương đùi.
Khi vào viện, biểu hiện chân gãy không sưng nhiều, siêu âm, XQuang không thấy tổn thương bên trong, mạch mu chân rõ không có biểu hiện thiếu máu ngoại vi, siêu âm doppler mạch thấy tốc độ dòng chảy của động mạch bình thường.
Ngày hôm sau bệnh nhân được tiến hành phẫu thuật, ca mổ do bác sĩ Trần Trung Kiên – Trưởng khoa Chấn thương chỉnh hình thực hiện.
Khi tiến hành phẫu thuật, kíp mổ phát hiện bệnh nhân có tổn thương lớn do xương gãy di lệch làm kéo căng gây đụng dập động mạch đùi ở vùng khoeo, kèm thêm đầu xương gãy sắc nhọn chọc thủng gây vết thương bên của động mạch đùi ở đoạn thoát ra khỏi ống hunter (1/3 dưới đùi).
Trên 1 đoạn động mạch cách nhau gần 10 cm mà có tới 2 vị trí tổn thương thì phải nói là vô cùng hiếm gặp. Càng hiếm gặp hơn nữa là bệnh nhân không hề có chút biểu hiện nào khiến cho rất dễ bị bỏ sót tổn thương.
Trong trường hợp này thì bỏ sót thương tổn là điều rất dễ xảy ra, tuy nhiên nếu bỏ sót tổn thương này thì hậu quả vô cùng to lớn, nguy cơ phải cắt chân là khó tránh khỏi.
Video đang HOT
Phim chụp cho thấy tổn thương của bệnh nhân (Ảnh: Bệnh viện đa khoa Đức Giang)
Tại đây, bệnh nhân được các bác sĩ khoa chấn thương chỉnh hình phối hợp với các chuyên gia về phẫu thuật mạch máu để can thiệp xử trí tổn thương: Khâu vết thương bên động mạch đùi.
Cắt đoạn đụng dập của động mạch khoeo (khoảng 3 cm) rồi ghép bằng 1 đoạn tĩnh mạch hiển đảo chiều. Kết hợp xương vững chắc để bệnh nhân có thể tập phục hồi chức năng sớm.
Nhờ can thiệp sớm, kịp thời và triệt để nên bệnh nhân không những không ảnh hưởng đến tính mạng mà còn bảo tồn được nguyên vẹn chân gãy.
Hiện nay, sau phẫu thuật 1 tuần bệnh nhân đã phục hồi nhanh chóng và bắt đầu chuyển sang giai đoạn tập nặng hơn để nhanh chóng trở lại với gia đình và công việc.
Đối với các trường hợp gãy chân như trên bác sĩ Trần Trung Kiên – Trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình Bệnh viện Đa khoa Đức Giang đưa ra lời khuyên: “Các bệnh nhân cao tuổi thường bị loãng xương nên hết sức cẩn trọng trong đi lại tránh trường hợp va chạm.
Khi ngã nghi ngờ gãy xướng người nhà tuyệt đối không di chuyển bệnh nhân và lập tức gọi cấp cứu.
Trường hợp bệnh nhân nữ 60 tuổi như trên bị tổn thương mạch máu không có hiểu hiện gì, các phương pháp thăm dò không giúp chẩn đoán tổn thương bên trong.
Khi đó cần phẫu thuật sớm để xử lý tổn thương cho bệnh nhân và nên phẫu thuật ở các trung tâm có khả năng can thiệp về mạch máu.
Sau mổ bệnh nhân nên dung thuốc chống đông (tránh tắc mối nối), tập luyện co dãn chân sau 1 đến 2 tuần, sau 2 tháng bệnh nhân có thể tập đứng thẳng”.
Lại Cường
Theo giaoduc.net.vn
Bé gái 2 tuổi nuốt chiếc nhẫn kim cương của mẹ
Bé gái Trung Quốc đã phải trải qua ca phẫu thuật để bác sĩ lấy món đồ trang sức bị mắc kẹt trong cổ họng.
Theo SCMP, bà Deng đã đưa chiếc nhẫn cho con gái mình chơi ở Zhuhai, tỉnh Quảng Đông. Bà mẹ sau đó ngủ thiếp đi khoảng 10 phút trước khi tiếng con gái khóc ré lên đánh thức cô ấy. Deng nhận ra con mình nuốt dị vật khi đứa trẻ chỉ vào miệng và nói "nhẫn".
Chiếc nhẫn mắc kẹt trong cổ họng bé gái. Ảnh: SCMP.
Đến bệnh viện, các bác sĩ xác định chiếc nhẫn bị mắc kẹt trong thực quản của bé. "Chiếc nhẫn có các cạnh sắc. Nếu đứa trẻ khóc hoặc nuốt, chiếc nhẫn có thể rơi vào dạ dày của nó và gây thương tích thêm ", bác sĩ Chen Gang nói.
Các bác sĩ đã phẫu thuật lấy chiếc nhẫn ra. Rất may, bé không bị thương tích gì nghiêm trọng.
Bác sĩ Chen cảnh báo cha mẹ không nên để trẻ em dưới ba tuổi chơi với những chiếc nhẫn, nút hoặc các vật nhỏ khác vì bé có thể nuốt chúng.
Thu Hiền
Theo vnexpress.net
Xu hướng ung thư vú tăng do nâng ngực Theo báo cáo mới đây của FDA, số ca nâng ngực liên quan với ung thư vú đang tăng lên. Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm FDA cho biết số ca cấy ngực liên quan với ung thư vú đã tăng 15% trong năm qua khi ngày càng nhiều nghiên cứu về nguyên nhân này được thực hiện. Theo nghiên...