Cứu sống bệnh nhân đang ngủ đau nhói ngực, tim đột ngột ngừng đập
Bệnh viện quận Thủ Đức vừa cứu sống thành công bệnh nhân P.V.T. (1957) bị nhồi máu cơ tim cấp do tắc động mạch vành phải, có tiền sử tăng huyết áp.
Được biết khoảng 3 giờ trước khi nhập viện, ông T. đang nằm ngủ thì bỗng dưng cảm thấy “ngực nóng như lửa đốt, đau thắt ngực, cơn đau lan xuống cả cánh tay, bắt đầu nôn ói và được con gái chở đi cấp cứu ngay trong đêm khuya”.
Khi nhận được tin báo tại khoa Cấp cứu, bác sĩ Nguyễn Thái Anh, khoa Hồi sức tim mạch đã có mặt ngay lập tức để đánh giá tình trạng bệnh nhân “Kết quả điện tâm đồ cho thấy đây là trường hợp nhồi máu cơ tim thành dưới giờ thứ 3 có biến chứng nhịp chậm, bệnh nhân trong giai đoạn nguy hiểm đến tính mạng nên được nhanh chóng chuyển đến phòng Thông tim để tiến hành can thiệp cấp cứu, tái thông mạch vành nuôi tim bị tắc, cứu sống người bệnh”.
Bệnh nhân đã hồi tỉnh sau khi qua cơn nhồi máu cơ tim
Video đang HOT
Bác sĩ Lê Duy Lạc – Phó trưởng khoa Hồi sức tim mạch và là bác sĩ trực tiếp thực hiện can thiệp cho bệnh nhân cho biết: “Trong quá trình can thiệp tái thông mạch máu, theo dõi sinh hiệu qua monitor ghi nhận bệnh nhân có tình trạng rung thất, tim đột ngột ngừng đập, đe dọa đến tính mạng nên chúng tôi tiến hành hồi sức tim phổi (CPR), ép tim ngoài lồng ngực và sốc điện khử rung tim nhiều lần với dòng điện 270J. Ngay khi bệnh nhân bắt đầu có mạch trở lại, chúng tôi tiếp tục tiến hành thủ thuật, kết quả bệnh nhân bị nghẽn hoàn toàn động mạch vành bên phải (RCA), chúng tôi tiến hành hút huyết khối và đặt 1 stent tái thông dòng chảy động mạch vành”.
Sau can thiệp, BS. Lê Duy Lạc nhận định: “Bệnh nhân đã được tái thông hoàn toàn nhánh động mạch vành phải, tuy nhiên bệnh nhân vẫn còn hẹp 80% nhánh động mạch vành bên trái cũng cần được tái thông. Nhưng do bệnh nhân cao tuổi và bệnh nặng nên chúng tôi quyết định can thiệp trước một mạch vành bên phải là nhánh thủ phạm gây ra nhồi máu cơ tim lần này, điều trị nội khoa và sẽ can thiệp nhánh còn lại khi tình trạng sức khỏe bệnh nhân ổn định hơn”.
Sau 5 ngày, tình trạng bệnh nhân dần ổn định nên các bác sĩ khoa hồi sức tim mạch tiếp tục tiến hành can thiệp đặt tiếp 1 stent ở nhánh động mạch liên thất trước (trái). Cuộc phẫu thuật đã thành công tốt đẹp, bệnh nhân hồi phục rất nhanh, không còn cảm giác đau tim và đã được xuất viện về nhà trong niềm vui của gia đình.
Nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc hoàn toàn hoặc 1 phần động mạch vành nuôi tim. Nếu 1 vùng cơ tim chết do thiếu máu, lúc này chức năng bơm máu của tim không còn toàn vẹn như trước gây nên các hậu quả như suy tim, sốc tim, đột tử do rối loạn nhịp tim,…
Sốc điện 15 lần cứu bệnh nhân ngừng tim
Bác sĩ sốc điện 15 lần trong gần một giờ mới cứu sống người đàn ông bị nhồi máu cơ tim cấp, ngưng tim, ngưng thở từ khi chưa vào viện.
Hai tuần trước, bệnh nhân được chuyển từ một phòng khám vệ tinh đến Bệnh viện quận Thủ Đức. Xe cứu thương vừa tới cổng khoa Cấp cứu, người đàn ông đột ngột co giật và nôn ói dữ dội, không bắt được mạch.
Bác sĩ Đào Quang Hoàng, Phó trưởng khoa Nội Tim mạch - Lão học, Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết lúc này trái tim bệnh nhân đã ngừng đập. Cơ thể tím tái, đồng tử giãn, các dấu hiệu cho thấy não người đàn ông thiếu oxy nặng. Các bác sĩ tiên lượng rất xấu, người bệnh có nguy cơ tử vong trên 60%. Kíp hồi sức ngay lập tức hồi sức tim phổi tích cực, tiêm thuốc vận mạch, đặt nội khí quản. Theo dõi sinh hiệu qua monitor, bệnh nhân có tình trạng rung thất.
Rung thất là tình trạng rối loạn nhịp tim nguy hiểm khiến tim đập quá nhanh, dẫn tới các nhát bóp của tim không hiệu quả gây tụt huyết áp, cắt đứt nguồn cung cấp máu đến các cơ quan quan trọng. Đối mặt với rối loạn nhịp này, các bác sĩ đã tiến hành sốc điện khử rung tim 5 lần, kết hợp xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Sau 20 phút hồi sinh tim phổi, bệnh nhân có nhịp tim trở lại.
Các bác sĩ sốc điện 15 lần và thực hiện nhiều biện pháp hồi sinh khác bệnh nhân mới qua cơ nguy kịch. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Khi xác định được nguyên nhân tình trạng trên do nhồi máu cơ tim cấp, các bác sĩ quyết định đặt stent, tái thông động mạch vành bị tắc nghẽn khẩn cấp. Can thiệp tái thông thành công, song trên điện tâm đồ vẫn xuất hiện nhiều cơn rối loạn nhịp nguy hiểm. Ê kíp phẫu thuật tiếp tục hồi sức tim phổi, ép tim và sốc điện thêm khoảng 10 lần nữa trong 30 phút thì trái tim mới thực sự hồi sinh, có nhịp bình thường.
Nhớ lại khoảnh khắc bước một chân vào "cửa tử", bệnh nhân nói: "Tim tôi như có vật gì đè ép khiến không thể thở nổi, đau thắt cả ngực. Tôi cứ thế bò trườn trên giường bệnh và không biết gì đến xung quanh..."
May mắn, sau hai tuần điều trị tích cực sức khỏe bệnh nhân đã ổn định, cười nói vui vẻ. Đặc biệt, người bệnh không bị bất kỳ di chứng về thần kinh mặc dù trước đó não bệnh nhân đã thiếu oxy trầm trọng do ngưng tim.
Theo bác sĩ Nguyễn Hồng Phúc, khoa Nội Tim mạch - Lão học, hiện khoa học chưa xác định được nguyên nhân cụ thể gây tình trạng tắc nghẽn cấp tính động mạch nuôi tim. Ở trường hợp này, dù người bệnh không có tiền sử bệnh tim nhưng việc hút thuốc lá lâu năm là yếu tố nguy cơ chính gây hại tim mạch. Hóa chất trong thuốc lá là tác nhân chính gây nên xơ vữa động mạch. Khi mảng xơ vữa trở nên không ổn định và bị vỡ sẽ dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim cấp.
Hóc dị vật ở trẻ chuyện nhỏ nhưng hậu quả nặng nề Hóc dị vật ở đường thở của trẻ nhỏ luôn mang lại những hậu quả rất nặng nề và thương tâm. Tuy nhiên, đây lại là điều rất dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ. Ảnh minh họa. Tháng 10/2020, Bé P.Đ.K., 12 tháng tuổi nhập Bệnh viện quận Thủ Đức (TP HCM) trong tình trạng lơ mơ, không đáp ứng các kích...