Cứu sống bệnh nhân đã ngừng tuần hoàn trong 8 phút
Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện đa khoa Đống Đa đã cấp cứu thành công cho bệnh nhân Ngô Huy Mác (60 tuổi, ở Hà Nội), nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp, trong quá trình cấp cứu đã ngừng tuần hoàn trong 8 phút.
Đến khi bệnh tiến triển nặng hơn xuất hiện khó thở, người bệnh đã được người nhà đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa Đống Đa.Theo Th.s Trọng Hiếu, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, Bệnh viện đa khoa Đống Đa, người trực tiếp cấp cứu cho bệnh nhân Mác: Qua khai thác tiền sử người nhà bệnh nhân cho biết, trước khi nhập viện 3 ngày người bệnh xuất hiện đau vùng thắt lưng trái, sốt nhẹ, tiểu ít dần, buồn nôn và nôn khan, ở nhà không điều trị.
Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau cấp cứu. (Ảnh: Đức Vân)
Bệnh nhân Mác nhập viện trong tình trạng suy hô hấp cấp, xét nghiệm khi máu có tình trạng toan chuyển hóa nặng, suy thận nặng, điện tâm đồ có rối loạn, siêu âm có sỏi thận trái, giãn đài bể thận trái. Bệnh nhân nhanh chóng được dùng thuốc điều chỉnh rối loạn điện giải và hội chẩn lọc máu cấp cứu, sau 20 phút người bệnh xuất hiện tụt huyết áp, thở ngáp và ngừng tim.
Ngay lập tức ê kíp cấp cứu từ các Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc và Đơn nguyên Lọc máu tiến hành cấp cứu hồi sinh tim phổi cho người bệnh.
“Nhận định đây là một ca bệnh khó, tiên lượng rất xấu, nên các y bác sĩ đã nỗ lực chạy đua với thời gian để giành giật lại sự sống cho người bệnh. Với sự chuyên nghiệp và phối hợp nhịp nhàng của các bác sĩ, sau 8 phút cấp cứu người bệnh đã có mạch trở lại, phải duy trì 2 vận mạch liều cao, thở máy”, Th.s Đinh Trọng Hiếu chia sẻ.
Sau 2 ngày lọc máu liên tục được hỗ trợ của máy thở, người bệnh đã cắt được vận mạch, cai thở máy và sau 4 ngày rút được ống nội khí quản. Sau 10 ngày nằm điều trị được chăm sóc và theo dõi bởi đội ngũ y bác sĩ có kinh nghiệm và được hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại tại Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc, người bệnh đã hồi phục hoàn toàn và không để lại di chứng. Đến ngày 11/7, bệnh nhân Mác hồi phục sức khỏe và được ra viện.
Minh Khuê
Video đang HOT
Theo laodongthudo
Bác sĩ da liễu chỉ cách xử lý đúng nhất khi bị kiến ba khoang đốt
Khi bị kiến ba khoang đốt thường để lại vết bỏng rát, mụn nước trên da. Nếu không biết cách xử lý sẽ dẫn đến nhiễm trùng da nặng, rất nguy hiểm.
Kiến ba khoang đốt nguy hiểm thế nào?
Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes Curtis, thuộc họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Đây là loài côn trùng có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm). Thân mình thường có màu vàng đỏ nhìn giống con kiến lửa.
Nọc độc trong cơ thể cửa kiến ba khoang rất lớn (Ảnh minh họa)
Theo cục y tế dự phòng, cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố pederin, độc tính mạnh gấp 12-15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Do đó, khi bị kiến ba khoang cắn rất nguy hiểm, nạn nhân rơi vào tình trạng bỏng rát và khó chịu, thậm chí có thể bị nhiều tổn thương trên da.
Biểu hiện lâm sàn khi bị kiến ba khoang đốt
- Da sẽ gặp phải những tổn thương cơ bản có dạng dát đỏ, thành vệt, thành đám, theo chiều tay quệt, nền hơi cộm, trên có mụn nước hoặc mụn mủ nhỏ li ti ở giữa, có vùng hơi lõm màu vàng nâu, hình tròn hoặc bầu dục.
- Viêm da thường xuất hiện ở vùng hở như mặt, cổ, ngực, vai, gáy, tay.
- Thương tổn tiếp tục xuất hiện dù không còn sự hiện diện của kiến ba khoang nếu trẻ ngứa gãi quệt ra vùng da lành, đặc biệt là các vùng nếp gấp.
- Thường có cảm giác rát bỏng tại chỗ, thương tổn trên diện rộng trẻ có thể sốt nhẹ, nổi hạch lân cận.
Vết thương do kiến ba khoang đốt thường có mụn nước nhỏ li ti và phồng rộp (Ảnh minh họa)
Tiến triển tiếp theo của bệnh:
- Sau khi tiếp xúc với kiến, người bệnh cảm giác râm ran.
- 6-8 giờ sau xuất hiện ban đỏ, dát đỏ.
- 12-24 giờ tiếp theo xuất hiện thương tổn điển hình.
- Sau 3 ngày thương tổn bắt đầu đỡ rát bỏng, bong vảy.
- Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng để lại dát thâm lâu mất.
Biện pháp xử lý khi bị kiến ba khoang đốt
Theo ThS.BS Nguyễn Tiến Thành (Bệnh viện Da liễu Trung ương), sai lầm của bệnh nhân là tự mua thuốc điều trị, ra hiệu thuốc tự bắt bệnh theo hướng zona hoặc dùng lá cây, thuốc màu bôi vào vết thương. Điều đó vô tình làm vết thương bị sâu hơn, loét rộng hơn và có thể để lại sẹo. Do đó, khi bị kiến ba khoang đốt bạn cần phải xử lý theo các cách sau:
- Khoanh vùng vị trí bị dính nọc độc của kiến để tránh sờ, gãi, nặn.
- Dùng cồn 70 độ rửa sạch vùng da bị thương tổn do bị kiến ba khoang đốt để giúp giảm khó chịu do tổn thương trên da. Với vết thương do kiến ba khoang đốt, nếu rửa kỹ sẽ giảm đáng kể tình trạng nổi bọng nước do nọc độc của loài kiến này.
- Dùng bông y tế thấm nước muối sinh lý để vệ sinh xung quanh vết nọc dính (không để chạm vào vết thương).
- Sau đó nhanh chóng đến khám bác sĩ da liễu. Tại đây, các bác sĩ sẽ cho bạn một số loại thuốc giảm đau, chống phù nề, chống dị ứng, kháng histamine tại chỗ... tùy theo tình hình vết thương do kiến ba khoang gây ra.
Theo giadinhvietnam
Phạm nhân đi cấp cứu, BV Đà Nẵng kết luận không có tổn thương do sang chấn BV Đà Nẵng đã họp hội đồng chuyên môn kết luận bệnh nhân Trần Văn Hiền nhập viện trong tình trạng nguy kịch không thấy bất cứ tổn thương nào do sang chấn. Chiều nay, BV Đà Nẵng đã có thông tin chính thức về tình trạng của bệnh nhân Trần Văn Hiền (SN 2002, trú phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu)...