Cứu sống bệnh nhân ‘đã chuẩn bị hậu sự’
Ông Miên 65 tuổi, ở Yên Bái, bị nhồi máu cơ tim, cơ hội sống gần như không còn, gia đình đưa ông về để chuẩn bị hậu sự.
Trước đó, ông đau tức ngực, vã mồ hôi hột, bác sĩ bệnh viện địa phương chẩn đoán ông bị nhồi máu cơ tim diện rộng, rối loạn nhịp, rung thất liên tục, suy thận nặng, hôn mê sâu.
Tình trạng bệnh quá nặng, gia cảnh khó khăn, cơ hội sống gần như không còn, gia đình xin cho ông xuất viện về nhà chuẩn bị cho hậu sự.
Khi xe cứu thương đưa ông về tới nhà, con cháu, họ hàng tề tựu đông đủ để chuẩn bị lo tang lễ. Thời gian còn lại của ông chỉ còn tính bằng giờ. Bản thân ông cũng đã để lại lời trăn trối.
Một số người đến thăm động viên “còn nước, còn tát”, gia đình đưa ông đến Bệnh viện Tim Hà Nội. Từ Yên Bái đến Hà Nội mất khoảng hơn 2 tiếng. Với bệnh nhồi máu cơ tim diện rộng, thời gian càng kéo dài, cơ hội sống đã ít nay lại càng ít hơn.
Ông Miên tập phục hồi chức năng sau phẫu thuật nhồi máu cơ tim. Ảnh: Hùng Ngô.
Bệnh nhân Miên được chuyển đến Bệnh viện Tim Hà Nội ngày cuối năm trong tình trạng đặt ống nội khí quản, suy thận nặng, sốc tim. Các bác sĩ nhận định tình trạng bệnh nhân rất nặng, khả năng tử vong cao, cần phải tích cực hồi sức và cấp cứu.
Video đang HOT
Kết quả chụp chiếu cho thấy bệnh nhân bị tổn thương nặng 3 thân động mạch vành kèm hẹp thân chung động mạch vành trái. Các bác sĩ hội chẩn, quyết định phẫu thuật bắc 4 cầu chủ vành cấp cứu. Ca phẫu thuật thành công.
Ngày 20/2, bác sĩ Ngọc Anh, người trực tiếp điều trị, đánh giá đây là một trong những ca rất khó, bệnh nhân tuổi cao lại có nhiều bệnh nền.
“Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, chúng tôi đã lọc máu liên tục, đặt bóng đối xung nội động mạch chủ. Vài ngày sau, khi bệnh nhân qua cơn nguy kịch lại phải đối mặt với nhiễm khuẩn sau mổ, sau đó tình trạng ổn định dần nên lọc máu ngắt quãng”, bác sĩ Ngọc Anh nói.
Sau một tuần, ông Miên hồi phục gần như hoàn toàn, siêu âm tim và các xét nghiệm đều cho kết quả tốt.
“Đến bây giờ tôi vẫn chưa hết ngỡ ngàng, các bác sĩ đã giúp ông ấy trở về từ cõi chết”, vợ ông chia sẻ.
Hai vợ chồng ông Miên tại Bệnh viện Tim Hà Nội, ngày 20/2. Ảnh: Hùng Ngô.
Cảnh giác với hẹp van động mạch chủ
Hẹp van động mạch chủ là bệnh phổ biến nhất về van tim, thường gặp ở người trên 60 tuổi, không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu.
Khi người bệnh cảm thấy đau tức ngực, khó thở, mệt khi gắng sức, khó thở khi ngủ, ngất xỉu... là bệnh đã trở nặng, nguy cơ biến chứng rất cao.
Động mạch chủ là động mạch chính và lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ lấy máu giàu oxy từ tâm thất trái cung cấp cho các nhánh động mạch khác đến nuôi tất cả các cơ quan trong cơ thể. Van động mạch chủ nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ, có nhiệm vụ đóng mở để giúp máu lưu thông theo đường một chiều.
Hẹp van động mạch chủ xảy ra khi cánh cửa của van không mở ra hết mức khi tâm thất co bóp, khiến máu bị ứ tại tâm thất, gây thiếu máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Hẹp van động mạch chủ xảy ra khi cánh cửa của van không mở ra hết mức khi tâm thất co bóp, khiến máu bị ứ tại tâm thất, gây thiếu máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể và là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Đây là bệnh phổ biến nhất về van tim, thường gặp ở người trên 60 tuổi và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu.
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ đối diện với nguy cơ tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, suy tim, rối loạn nhịp tim và nhiều biến chứng nặng nề khác có thể dẫn đến tử vong.
Hẹp van động mạch chủ là bệnh phổ biến nhất về van tim.
Tức ngực, khó thở có thể do hẹp van
Hẹp van động mạch chủ hiện được đánh giá là bệnh phổ biến nhất về van tim. Bệnh thường gặp ở người trên 60 tuổi và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu.
Động mạch chủ là động mạch chính và lớn nhất trong cơ thể, có nhiệm vụ lấy máu giàu ô xy từ tâm thất trái cung cấp cho các nhánh động mạch khác đến nuôi tất cả các cơ quan trong cơ thể.Van động mạch chủ nằm giữa tâm thất trái và động mạch chủ, có nhiệm vụ đóng mở để giúp máu lưu thông theo đường một chiều. Hẹp van động mạch chủ xảy ra khi cánh cửa của van không mở ra hết mức khi tâm thất co bóp, khiến máu bị ứ tại tâm thất, gây thiếu máu đến nuôi các cơ quan trong cơ thể và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các triệu chứng điển hình là: đau tức ngực, khó thở, mệt khi gắng sức, khó thở khi ngủ, ngất xỉu...
Các triệu chứng trên chỉ xuất hiện khi bệnh đã trở nặng. Vì vậy, đa số đến khám khi đã ở giai đoạn trễ, nguy cơ xảy ra biến chứng rất cao, đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Nhiều bệnh nhân cần phải can thiệp hoặc phẫu thuật thay van. Các nghiên cứu ghi nhận, với hẹp van động mạch chủ nặng, ngay cả khi chưa có triệu chứng rõ ràng thì tỷ lệ tử vong trong vòng 1 năm lên đến khoảng 20 - 30%; sau 2 năm, tỷ lệ tử vong do hẹp van động mạch chủ là 50%.
Một ca can thiệp tim mạch cho bệnh nhân tim mạch.
Biện pháp điều trị
Một bệnh nhân bị hẹp van động mạch chủ, nếu đã xảy ra suy tim, đau thắt ngực hoặc ngất mà không được phẫu thuật thì tiên lượng bệnh sẽ xấu. Tuy điều trị bằng thuốc có thể làm ổn định suy tim, nhưng tất cả những bệnh nhân có triệu chứng, kể cả những bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái phải được phẫu thuật để điều trị triệt để.
Các bệnh nhân không có triệu chứng phải cảnh giác với nguy cơ tử vong đột ngột. Hiện nhiều cơ sở y tế đã dùng phương pháp nong van bằng bóng cho bệnh nhân hẹp van động mạch chủ hoặc phẫu thuật thay van tim theo đường nội soi, ít xâm lấn (đường mổ nhỏ thay vì mổ hở như trước kia để hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra cho người bệnh).
Đó cũng chính là xu hướng mới trong điều trị bệnh lý này. Các phương pháp ít xâm lấn sẽ giảm mất máu, giảm đau và hạn chế các tai biến, biến chứng có thể xảy ra, giúp người bệnh phục hồi nhanh sau phẫu thuật. Trong các can thiệp ít xâm lấn, thay van động mạch chủ qua đường ống thông (hay còn gọi là thay van động mạch chủ qua da - TAVI) là kỹ thuật mang lại hiệu quả thiết thực cho người bệnh.
Phòng bệnh tốt nhất là điều trị triệt để bệnh thấp tim. Phòng và chữa các bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, vữa xơ mạch máu, đái tháo đường, bỏ rượu, thuốc lá, thuốc lào.
Cứu sống cụ ông 90 tuổi suy tim Cụ ông 90 tuổi đột ngột bị khó thở, đau tức ngực, được đưa vào Bệnh viện Tim Hà Nội cấp cứu. Bệnh án ghi cụ ông có tiền sử suy tim, đã nhiều lần nhập viện kể từ tháng 6. Giữa tháng 11, bệnh tim tái phát khiến cụ ông khó thở, mệt mỏi tăng dần. Tại Bệnh viện Tim Hà Nội,...