Cứu sống bệnh nhân bị ong bắp cày đốt nguy kịch
Trong lúc dọn dẹp cỏ, người phụ nữ 62 tuổi ở tỉnh Bạc Liêu bị ong bắp cày đốt trên 50 vết dẫn đến sốc phản vệ cấp, nguy kịch.
Tối 23/11, Bệnh viện đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu (gọi tắt là BV Thanh Vũ) cho biết vừa cứu sống nữ bệnh nhân T.H.C (SN 1961, ngụ phường 1, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu), bị ong bắp cày đốt hơn 50 vết, dẫn đến sốc phản vệ nặng, nguy kịch.
Bác sĩ đang khám cho bệnh nhân C.
Trước đó, ngày 20/11, bà C được đưa vào Khoa cấp cứu BV Thanh Vũ trong tình trạng lơ mơ, bứt rứt, thở mệt, buồn nôn, toàn thân phù nề, đau nhức nhiều. Các bác sĩ (BS) xác định, bệnh nhân sốc phản vệ độ 2 do ong bắp cày đốt dẫn đến suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu nặng. Lập tức, bệnh nhân được chuyển đến Khoa hồi sức cấp cứu để điều trị nội khoa tích cực, tiến hành lọc máu liên tục kết hợp lọc máu hấp phụ để đào thải độc tố do ong đốt.
Video đang HOT
Vết ong đốt trên tay bệnh nhân C đã bớt đau.
Sau 24h lọc máu liên tục, điều trị nội khoa tích cực, sức khỏe bệnh nhân C được cải thiện đáng kể. Các vết ong đốt giảm đau, giảm sưng nề, sinh hiệu ổn định, tình trạng tổn thương đa cơ quan và rối loạn đông máu của bệnh nhân được kiểm soát. Bệnh nhân tỉnh táo, có thể ăn uống, nói chuyện được.
Ong đốt là một trong những tai nạn thường xảy ra trong lao động, sản xuất, đặc biệt là ở những nơi có nhiều cây cối, bụi rậm. Các BS khuyến cáo, tuyệt đối không được xem nhẹ khi bị ong đốt, vì nọc độc của ong khi tích tụ quá nhiều trong cơ thể dẫn tới suy đa tạng, gây nguy hiểm đến tính mạng
Cứu sống bệnh nhân bị kéo đâm xuyên phổi và tim
Các bác sĩ Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang đã kích hoạt báo động đỏ, phẫu thuật cứu sống bệnh nhân bị kéo đâm xuyên qua phổi và tim.
Ngày 16.12, ông Trần Văn Lời, Phó giám đốc Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang, cho biết bệnh viện đã kích hoạt báo động đỏ, kịp thời phẫu thuật cứu sống nam bệnh nhân bị kéo đâm vào ngực xuyên qua phổi và tim.
Bệnh nhân Đ.V.C đang được chăm sóc, điều trị tại Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang. Ảnh TRẦN NGỌC
Trước đó, lúc 19 giờ 45 ngày 15.12, bệnh nhân Đ.V.C (30 tuổi, ngụ xã Trung Hưng, H.Cờ Đỏ, TP.Cần Thơ) nhập viện cấp cứu trong tình trạng có vết kéo đâm vào ngực, xuyên thấu qua phổi và tim. Bệnh nhân lơ mơ, mất nhiều máu, khó thở, huyết áp tụt, các chỉ số sinh tồn báo động, nguy cơ tử vong cao.
Ngay lập tức, các bác sĩ bệnh viện kích hoạt quy trình báo động đỏ, đưa bệnh nhân vào phòng mổ và tiến hành gây mê và phẫu thuật mở ngực trái, phát hiện máu nhiều trong khoang lồng ngực, vết thương thủng tim nhĩ trái 2,5 cm.
Ê kíp phẫu thuật khẩn trương mở lồng ngực, khâu vết thương tim, khâu phổi thủng, lấy máu cục, máu bầm; dẫn lưu màng phổi, màng tim; truyền máu khối lượng lớn và thực hiện liên tục, tích cực hơn 2 giờ đồng hồ.
Bác sĩ Võ Ngọc Toàn (khoa Ngoại thần kinh lồng ngực, Bệnh viện đa khoa trung tâm An Giang), cho biết: "Bệnh nhân mất rất nhiều máu, nếu không kịp thời cung cấp đủ lượng máu cũng khiến bệnh nhân có nguy cơ trụy tim mạch, suy đa tạng, tử vong cao. Nhờ kích hoạt quy trình báo động đỏ mà có sự phối hợp nhịp nhàng, khẩn trương của ê kip phẫu thuật - gây mê hồi sức và khoa huyết học truyền máu đã giúp ca phẫu thuật thành công, cứu sống được bệnh nhân".
Hiện bệnh nhân C. đã qua cơn nguy kịch, các dấu hiệu sinh tồn ổn định và đang được theo dõi và chăm sóc tích cực tại bệnh viện.
Nguy kịch vì tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà Mặc dù các chuyên gia đã nhiều lần cảnh báo về nguy cơ chuyển nặng khi tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà, nhiều người dân vẫn chủ quan 'tự làm bác sĩ', dẫn tới nhập viện trong tình trạng nguy kịch. Bệnh nhân 38 tuổi đang được điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương -...