Cứu sống bé trai 6 tuổi bị viêm cơ tim tối cấp
Thời gian là ‘vàng’ trong cấp cứu xoắn buồng trứng để tránh biến chứng phải cắt bỏ cơ quan này.
Xoắn buồng trứng (xoắn phần phụ) là bệnh lý phổ biến thứ 5 trong các cấp cứu phụ khoa. Ảnh: Simplysupplements.
Bác sĩ Lê Hồng Vân, khoa Chẩn đoán chức năng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội, cho biết xoắn buồng trứng (xoắn phần phụ) là bệnh lý phổ biến thứ 5 trong các cấp cứu phụ khoa. Chúng xảy ra khi một buồng trứng xoắn xung quanh các dây chằng, giữ nó tại chỗ. Tình trạng này có thể gây cắt đứt đột ngột lưu lượng máu đến buồng trứng, vòi trứng hoặc cả 2 thành phần này.
Xoắn buồng trứng có triệu chứng lâm sàng không rõ ràng, phụ thuộc vào thời gian, vị trí, mức độ và tần suất xoắn. Biến chứng nguy hiểm khi không thể tự tháo xoắn là hoại tử buồng trứng, hay muộn hơn nữa là áp xe vùng chậu hông hay viêm phúc mạc.
Ai dễ bị xoắn buồng trứng
Theo bác sĩ Hồng Vân, xoắn buồng trứng xảy ra chủ yếu với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên bệnh có thể xuất hiện ở cả phụ nữ mãn kinh, trẻ em, thậm chí là trẻ sơ sinh. Yếu tố nguy cơ cao nhất của xoắn là những bệnh nhân có khối u nang buồng trứng (u nang bì, u nang đơn thuần, u nang xuất huyết). Kích thước u càng lớn, nguy cơ bị xoắn buồng trứng càng cao.
Video đang HOT
Ngoài ra, bệnh nhân được kích thích buồng trứng để tạo trứng rụng trong hỗ trợ sinh sản có nguy cơ xoắn buồng trứng cao hơn. Bên cạnh đó, bệnh nhân có tiền sử đã phẫu thuật ở vùng tiểu khung, chậu hông cũng có nguy cơ xoắn buồng trứng.
Các thay đổi áp lực ổ bụng đột ngột như ho, nôn, vận động mạnh có thể là một yếu tố khởi phát một tình trạng xoắn buồng trứng.
Các dấu hiệu gợi ý xoắn buồng trứng
Bác sĩ Vân cho hay khi bị xoắn buồng trứng, bệnh nhân thường có cơn đau dữ dội và bất ngờ ở vùng chậu, đau thường liên tục hoặc đôi khi là từng cơn. Triệu chứng đau đa số không đỡ khi dùng các loại thuốc giảm đau thông thường. Trong các trường hợp buồng trứng tự tháo xoắn, cơn đau có thể dịu đi.
Nôn và buồn nôn gặp trong 47-70% trường hợp, thường gây nhầm lẫn với các bệnh lý của một số cơ quan của ống tiêu hóa như dạ dày, đại tràng, thực quản hoặc tiết niệu như sỏi niệu quản, nhiễm trùng tiết niệu. Ngoài ra, phụ nữ có thể bị sốt nhưng thường vào giai đoạn muộn.
Siêu âm là phương pháp chẩn đoán nhanh chóng, rẻ tiền và tương đối hiệu quả. Ảnh: BSCC.
Có nhiều phương tiện chẩn đoán một tình trạng xoắn buồng trứng, trong đó siêu âm là nhanh chóng, rẻ tiền và tương đối hiệu quả. Hình ảnh trên siêu âm có thể là buồng trứng sưng to, chèn lên phía trước và trên tử cung, các nang noãn phù nề với lớp niêm mạc dày, mạch máu của buồng trứng bị giảm hoặc mất tín hiệu.
Bên cạnh siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), cộng hưởng từ (MRI) là các phương tiện chẩn đoán hình ảnh có thể được sử dụng.
Cách điều trị duy nhất
Phẫu thuật là cách điều trị duy nhất đối với xoắn buồng trứng. Việc phẫu thuật thường được khuyến cáo thực hiện càng nhanh càng tốt (tốt nhất trước 6 giờ) để khôi phục lưu lượng máu cho buồng trứng.
“Lý tưởng nhất là phẫu thuật nội soi để xác định vị trí và tháo xoắn. Đôi khi, buồng trứng không được bộc lộ đủ tốt sẽ cần phẫu thuật mở. Bác sĩ vẫn cần theo dõi khả năng phục hồi và ’sống’ của buồng trứng sau khi đã phẫu thuật, Nếu có dấu hiệu của mô đã hoại tử, bệnh nhân có thể phải loại bỏ buồng trứng vài ngày sau đó”, bác sĩ Vân cho hay,
Đối với những xoắn thời gian dài, phát hiện muộn, buồng trứng đã bị thiếu máu và hoại tử, bác sĩ sẽ phải phẫu thuật loại bỏ buồng trứng.
Vì vậy, khi có cơn đau đột ngột vùng chậu, nữ giới cần nghĩ đến là xoắn buồng trứng. Thời gian là “vàng” trong cấp cứu xoắn buồng trứng để tránh biến chứng phải cắt bỏ cơ quan này.
Bụng to như có bầu 6 tháng, thiếu nữ 16 tuổi khiến bác sĩ sốc với thứ bên trong
Theo chia sẻ từ gia đình, thiếu nữ 16 tuổi có tiền sử kinh nguyệt không đều, khoảng 1 năm nay bụng bắt đầu có hiện tượng to dần lên, gần đây to nhanh và kèm đau tức bụng.
Các bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí vừa phẫu thuật cắt khối u nang buồng trứng kích thước tương đương thai nhi khoảng 6 tháng cho bệnh nhân N.T.T.N. (nữ, 16 tuổi, trú tại Uông Bí, Quảng Ninh).
Theo gia đình, bệnh nhân N. có tiền sử kinh nguyệt không đều, khoảng 1 năm nay bụng bắt đầu có hiện tượng to dần lên, gần đây to nhanh và kèm đau tức bụng.
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí
Qua thăm khám, siêu âm ổ bụng, bác sĩ phát hiện người bệnh có khối u nang buồng trứng lớn, kích thước 20cm. Sau khi hội chẩn, các bác sĩ thống nhất chỉ định và tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u nang buồng trứng trái cùng 1 phần buồng trứng trái cho người bệnh.
BSCKI. Đặng Ngọc Dương - Phụ trách Khoa Phụ khoa, Bệnh viện Việt Nam -Thụy Điển Uông Bí cho biết: U nang buồng trứng là một bệnh lý phụ khoa, bệnh thường lành tính, nhưng một số trường hợp biến chứng thành ung thư, hoặc có thể gây xoắn vòi trứng, đe dọa sức khỏe và ảnh hưởng tính mạng nếu không được can thiệp, xử trí kịp thời.
Các trường hợp khối u nang phát triển lớn nguy cơ chèn ép vào các tổ chức xung quanh, gây xoắn, vỡ khiến người bệnh có thể phải cắt bỏ buồng trứng, vòi trứng ảnh hưởng tới chức năng sinh sản của người bệnh sau này.
Bác sĩ Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí khuyến cáo người dân: Nếu thấy các biểu hiện bất thường như đau bụng, rong kinh, bụng to bất thường cần đến cơ sở y tế gần nhất để tiến hành thăm khám, tránh tâm lý e ngại, chủ quan sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng của bản thân. Bên cạnh đó là cần thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để sớm phát hiện những bất thường về sức khỏe để có hướng điều trị kịp thời.
11 thực phẩm tốt cho người bị u nang buồng trứng Có nhiều biện pháp khắc phục tại nhà giúp giảm bớt sự khó chịu do u nang buồng trứng gây ra, trong đó có một số loại thực phẩm dưới đây. 1. U nang buồng trứng có nguy hiểm không? U nang buồng trứng là bệnh có thể gặp từ tuổi dậy thì cho đến tuổi sinh sản. U nang buồng trứng là...