Cứu sống bé gái bị suy hô hấp bất thường sau sinh
Bé gái đủ ngày đủ tháng được sinh ra khỏe mạnh, hồng hào, nặng tới 3,7kg nhưng sau sinh 5 tiếng đồng hồ, bé cứ lịm dần đến tím tái, khó thở, suy hô hấp…
Sau khi sinh mổ tại khoa sản, bệnh viện Bạch Mai, gia đình bé J.Q vui mừng vì mẹ tròn con vuông, bé gái bụ bẫm 3,7kg. Nhưng ngay sau đó 5 tiếng, bé bắt đầu có dấu hiệu tím tái, khó thở. Ngay lập tức, gia đình chuyển bé sang bệnh viện Việt Pháp nhưng không được tiếp nhận nên được chuyển ngay đến khoa Nhi (BV Bạch Mai).
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, trưởng khoa, khi tiếp nhận bệnh nhân này, các bác sĩ đã tiền hành kiểm tra sức khỏe, chụp X-quang phổi cho bé. Hình ảnh X-quang không phát hiện điều gì bất thường, phổi bé hoàn toàn bình thường, chỉ có tim và gan hơi to một chút nhưng nghe tim, phổi không thấy vấn đề gì. Sau đó, bé được kiểm tra về thần kinh, não qua siêu âm thóp nhưng các bác sĩ cũng không phát hiện điều gì bất thường.
Hình ảnh siêu âm tim màu cho thấy bệnh nhi còn ống động mạch mở ở tim (Hình ảnh siêu âm tim bác sĩ cung cấp)
Trước tình trạng khó thở của bé gái này, dù chưa tìm ra nguyên nhân, các bác sĩ vẫn phải cho thở máy. Tuy nhiên, cứ dừng thở máy là bé lại lịm đi. Nghi ngờ có dị vật bất thường ở tim, các bác sĩ đã tiến hành siêu âm tim màu thì nguyên nhân đã được tìm ra: Một ống động mạch lớn còn mở trong tim là nguyên nhân khiến bé bị suy hô hấp, khó thở.
TS Dũng cho biết, ống động mạch mở chỉ có vai trò trong giai đoạn bào thai. Khi trẻ sinh ra, có vòng tuần hoàn khác thì nó tự đóng lại, nếu không sẽ phải can thiệp để đóng ống động mạch này. Ở một số trường hợp, sau sinh ống động mạch này chưa đóng luôn mà sẽ tự đóng sau 2-3 ngày.
Bình thường, ống động mạch này có thể mở ra do hậu quả của bệnh lý khác như viêm phổi, bệnh tim bẩm sinh nặng, suy hô hấp… Nhưng ở trường hợp bệnh nhi này, bé không mắc bệnh gì khác, vậy mà ống động mạch lớn ở tim khiến bé suy hô hấp nhanh chóng, phải thở máy.
Trước tình thế này, các bác sĩ đã quyết định điều trị nội khoa (dùng thuốc) để ống động mạch này tự đóng lại. Trong trường hợp thuốc không hiệu quả, bé sẽ bắt buộc phải can thiệp thông tim. Rất may, sau 15 ngày dùng thuốc, tình trạng sức khỏe của bé đã được cải thiện, siêu âm tim màu lại cho thấy ống động mạch này đã đóng lại và bé đã được xuất viện trong tình trạng sức khỏe tốt, tự thở bình thường, bú tốt.
Theo Dân TrÍ
Hôn mê sâu vì bị rắn cắn
Khi đang tát nước vào ruộng, anh P đã bị một con rắn bất ngờ cắn vào chân khiến anh bị nhiễm độc, suy hô hấp, hôn mê sâu, tính mạng nguy kịch.
Người không may mắn trên là anh P.V.P (39 tuổi, trú tại thị trấn Hoàn Lão, huyện Bố Trạch).
Gia đình anh cho biết, tối trước đó khi đang tát nước vào ruộng, không để ý nên anh đã bị một con rắn cắn vào bàn chân trái. Sự việc diễn ra bất ngờ và tối trời nên anh cũng không rõ đó là loại rắn gì.
Một thời gian sau anh dần cảm thấy khó thở và nhanh chóng được người nhà đem đến bệnh viện cấp cứu.
Anh được cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới trong tình trạng hôn mê, khó thở nhiều, suy hô hấp, thiếu máu. Ngày 11/7, sau một thời gian cấp cứu và điều trị, các bác sỹ cho biết anh hiện vẫn đang trong tình trạng nặng, phải thở bằng máy.
Trước đó, em Đ.M.L., (16 tuổi, trú tại xã Hóa Sơn, huyện Minh Hóa) cũng được cấp cứu trong tình trạng cách tay phải sưng tím do bị hoại tử bởi nọc độc của rắn, người lơ mơ, khó thở nhiều, thiếu máu nặng do bị rắn cắn khi đang bắt cua ngoài ruộng.
Theo các bác sỹ, khi bị rắn cắn phải nhanh chóng ngăn chặn sự nhiễm độc vào cơ thể bằng cách rạch và nặn máu, nọc độc tại vị trí bị rắn cắn và nhanh chóng đến bệnh viện để có hướng xử lý, cấp cứu kịp thời.
Theo VTC
3 con đường lây nhiễm bệnh than Bệnh than không chỉ nguy hiểm bởi hình thức biểu hiện đáng sợ mà còn bởi khả năng tồn tại cực lâu trong môi trường (có thể lên ti 48 năm). Vậy nó lây lan như thế nào và thời gian ủ bệnh ra sao? Bệnh than là gì? Bệnh than là một bệnh truyền nhiễm đe dọa cuộc sống bình thường ảnh...