Cứu sống 1 bệnh nhân ở Đắk Nông bị lưỡi dao cắm vào ngực
Ngày 25/10, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông cho biết, đã cứu sống nam bệnh nhân bị lưỡi dao cắt cỏ cắm sâu vào thành ngực trái.
Trước đó ngày 23/10, anh Ma Văn Dế (SN 1979), thôn 2, xã Đắk Som (Đắk Glong) trong lúc cắt cỏ không may bị lưỡi dao cắt cỏ va vào đá, văng lên cắm sâu vào thành ngực trái.
Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong tình trạng nguy kịch, huyết áp không đo được, đau tức ngực dữ dội, khó thở liên tục và tăng dần.
Sau khi thăm khám, siêu âm và chụp X-quang, các bác sĩ xác định bệnh nhân dị vật kim loại cắm sâu vào thành ngực trái (khoang liên sườn 5,6, cạnh xương ức bên trái) gây tràn máu màng tim lượng lớn.
Ca phẫu thuật lấy ra lưỡi dao cắt cỏ cắm vào thành ngực trái bệnh nhân (ảnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông cung cấp)
Video đang HOT
Trước tình trạng khẩn cấp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông lập tức tiến hành kích hoạt báo động đỏ. Gần 10 bác sĩ Khoa Ngoại Tổng hợp và Ngoại Chấn thương – Bỏng đã được huy động để tiến hành mổ mở ngực lấy dị vật để cứu bệnh nhân. Quá trình mở ngực lấy dị vật, bệnh nhân được truyền 1.000ml máu từ nguồn máu dự trữ của bệnh viện. Ca phẫu thuật kéo dài 3 tiếng đồng hồ và đã thành công cứu sống bệnh nhân.
Sau 2 ngày được phẫu thuật, hiện bệnh nhân đã tỉnh táo, các dấu hiệu sinh tồn ổn định và có thể ăn uống. Bệnh nhân đang tiếp tục được theo dõi và điều trị tại Khoa Ngoại Tổng hợp.
Đây được xem là trường hợp đặc biệt khi bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch được cứu sống.
Bệnh nhân hiện đã ổn định và đang tiếp tục được theo dõi, điều trị tại Khoa Ngoại Tổng hợp
Qua vụ việc, ngành Y tế khuyến cáo người dân chú ý nguy cơ xảy ra tai nạn trong quá trình sản xuất, lao động. Mỗi người nâng cao cảnh giác, trang bị tốt và đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động nhằm tránh khỏi các tai nạn đáng tiếc.
Đắk Nông thả 5 cá thể vượn đen má hung về rừng
Ngày 27/9, Vườn Quốc gia Tà Đùng (Đắk Nông) phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Bình Dương và Tổ chức Bảo vệ Động vật Hoang dã (WAR) thả 5 cá thể vượn đen má hung (Nomascus annamensis) về môi trường tự nhiên.
Trong 5 cá thể vượn, có 1 cá thể do người dân giao nộp, 4 cá thể được Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bình Dương thu giữ liên quan đến các vụ nuôi nhốt, vận chuyển động vật hoang dã trái phép thời gian gần đây.
5 cá thể vượn đen má hung có tổng trọng lượng 21,5 kg, được xác định đủ điều kiện thả về môi trương tự nhiên. Vườn Quốc gia Tà Đùng tiếp tục theo dõi, bảo vệ để bảo đảm an toàn cho 5 cá thể vượn này.
Một cá thể vượn má hung sau khi thả về Vườn Quốc gia Tà Đùng
Vượn đen má hung nằm trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IB theo Nghị định số 84/2021/NĐ-CP của Chính phủ và được nghiêm cấm khai thác, săn bắt và thương mại với mọi hình thức.
Đưa các cá thể Vượn đến vị trí thả
Vườn Quốc gia Tà Đùng có tổng diện tích tự nhiên được quy hoạch rừng đặc dụng là 20.937,7 ha, với tỷ lệ che phủ rừng tới 85% diện tích vùng lõi.
Đây là nơi giao thoa về địa lý và sinh học giữa khu vực Nam Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, có giá trị quan trọng trong bảo tồn các loài gen đặc hữu, phòng hộ môi trường sinh thái.
Thả các cá thể tại đảo thuộc hồ Tà Đùng
Vườn Quốc gia Tà Đùng hiện có hơn 1.400 loại thực vật với 89 loài thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, 59 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam; khoảng 650 loài động vật với 70 loài nguy cấp quý hiếm, 61 loài được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam.
Các cá thể vượn nhanh chóng thích nghi với môi tường tự nhiên
Quan chức chiếm rừng rồi cù nhây không trả Tình trạng này không phải cá biệt ở các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk. Thậm chí có trường hợp quan chức đã bị kỷ luật nhiều năm nhưng vẫn chưa chịu nhả đất rừng. Những cánh rừng thông phòng hộ dọc quốc lộ 28 (Đắk Glong, Đắk Nông) ngày càng bị xâm hại để trồng cà phê, hồ tiêu - Ảnh: TR.T. Trong...