Cứu quý ông giãn hết cơ tim vì ngày nào cũng ‘nạp’ bia vào người
Người đàn ông tên U.T.K (40 tuổi, quê Sóc Trăng) mỗi tuần đều uống trung bình 15 lon bia trong suốt 15 năm qua. Do dung nạp nạp lượng bia lớn và thường xuyên khiến người này bị suy tim nặng, khả năng bơm máu chỉ còn 20%.
Uống quá nhiều rượu bia là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm
Ngày 21/10, Bệnh viện (BV) Đa khoa quốc tế S.I.S Cần Thơ cho biết, BV vừa cấy máy tạo nhịp tim 3 buồng cho người đàn ông uống bia trung bình 15 lon, 5 ngày/ tuần suốt 15 năm khiến cơ tim giãn nở dẫn đến suy tim nặng.
Anh K vốn có tiền sử tăng huyết áp nhưng không theo dõi thường xuyên. Thời gian gần đây, anh thường cảm thấy mệt mỏi, khó thở khi gắng sức, sưng mặt, tay chân. Khi huyết áp lên cao, kèm theo yếu chi gia đình nghĩ rằng anh K bị đột quỵ, tức tốc chuyển đến Bệnh viện S.I.S Cần Thơ.
Bác sĩ BV Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ cứu chữa bệnh nhân suy tim (ảnh: BVCC)
Tại đây, qua thăm khám và kiểm tra, các bác sĩ kết luận anh K bị suy tim cấp độ 3 khả năng bơm máu chỉ còn 20% (người bình thường ít nhất là 60%) do cơ tim giãn nở và thiếu máu não.
Ngoài ra, anh còn mắc các bệnh khác liên quan đến bia rượu khác như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, men gan cao.
Sau khi tiến hành hội chẩn với các chuyên gia đầu ngành, BV cho biết anh cần phải thực hiện cấy tạo máy nhịp tim 3 buồng CRT-D giúp cho trái tim đập tốt hơn và tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Th.S BS Nguyễn Mạnh Cường, Phó khoa Tim mạch Bệnh viện S.I.S Cần Thơ cho biết: “Đây là một trong những loại máy hiện đại nhất trên thế giới hiện nay, có nhiều chức năng đặc biệt, dùng để điều trị cho những trường hợp khó mà các loại máy thông thường khác không đáp ứng được chức năng, và đây là lần đầu được thực hiện ở miền Tây tại Bệnh viện S.I.S Cần Thơ.
Video đang HOT
Bác sĩ đặt máy tạo nhịp tim CRT-D cho bệnh nhân (ảnh: BVCC)
Ngoài chức năng trợ tim, máy còn giúp tái đồng bộ cơ tim (ảnh: BVCC)
Ngoài những chức năng như một máy trợ tim thông thường, máy CRT-D có khả năng tái đồng bộ cơ tim sẽ giúp trái tim co bóp đồng bộ hơn từ đó cải thiện được khả năng bơm máu của trái tim giúp trái tim co bóp được tốt hơn; ngoài ra, máy có khả năng theo dõi nhịp tim của bệnh nhân và khi thấy có các rối loạn nhịp tim nguy hiểm thì máy sẽ tiến hành cắt đứt các cơn rối loạn nhịp tim đó giúp trái tim co bóp trở lại bình thường.
Cuối cùng, khi nhịp tim đập yếu hoặc đập rất chậm máy cũng sẽ theo dõi và nếu nhịp tim đập chậm dưới 50 lần/phút, máy sẽ tự động phát nhịp tim để cho trái tim đập lại tránh trường hợp tim ngừng đập quá lâu sẽ làm dẫn đến bệnh nhân sẽ bị ngất, thậm chí tử vong đột ngột”.
Nằm trên giường bệnh, anh K kể, 15 năm qua, vì tính chất công việc phải tiếp khách nhiều, anh đã “làm bạn” với bia rượu. “Có khi 1 tuần nhậu 5 ngày, có lúc nhậu cả tuần, trung bình nhậu từ 24 -26 ngày/tháng, lúc đầu nhậu ít ít, giờ khoảng 14 -15 lon, có khi nhiều hơn. Tôi cũng biết là uống nhiều bia rượu sẽ ảnh hưởng sức khỏe, nhưng đôi khi nhậu với anh em, đôi khi phải giao thiệp bên ngoài… rất khó để từ chối” – anh phân trần.
Hiện, sức khỏe của anh K đã ổn định, sẽ được xuất viện trong vài ngày tới.
Vậy uống rượu bia bao nhiêu và bao lâu thì có nguy cơ giãn nở cơ tim gây suy tim?
Bác sĩ Mạnh Cường thông tin: “Về lượng rượu bia uống bao nhiêu và bao lâu thì dẫn đến giãn nở cơ tim gây suy tim, hiện vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế ở trường hợp tương tự, bệnh nhân thường có thói quen uống mỗi ngày hoặc tần suất 3 ngày/tuần trong nhiều năm, sẽ gia tăng nguy cơ giãn nở cơ tim gây suy tim”.
Ai cũng biết khi lạm dụng rượu bia sẽ có nguy cơ mất hàng loạt các bệnh lý như men gan cao, mỡ máu cao, nguy cơ xơ gan, ung thư gan, nhưng không phải ai cũng dễ dàng từ chối nó. Hơn nữa ít người biết rằng, khi lạm dụng rượu bia sẽ làm gánh nặng lên tim, và có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, đặc biệt là giãn nở cơ tim gây suy tim – nguyên nhân hình thành cục huyết khối trong buồng tim, cục huyết khối này nếu bơm lên não gây tắc nghẽn dẫn đến đột quỵ não.
“Ban đầu, các buồng tim sẽ cố giãn nở để giúp tim bơm đi khắp cơ thể, giúp tăng cường khả năng co bóp của tim và duy trì chức năng bơm máu trong thời gian ngắn. Lâu dần, các thành cơ tim yếu đi và không thể bơm mạnh được như trước, dẫn đến tình trạng suy tim” – Bác sĩ Mạnh Cường cho hay.
Hiện nay, để đặt cấy máy trợ tim là khá đắt đỏ lên đến hàng trăm triệu đồng, không phải bệnh nhân nào cũng có khả năng mua máy để có thể cấy vào cơ thể. Hơn nữa việc bảo trì máy cũng khá tốn kém. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo cách tốt nhất để phòng bệnh giãn nở cơ tim gây suy tim là bệnh nhân nên có thói quen sống lành mạnh, hạn chế sử dụng rượu bia.
Bác sĩ giải đáp thông tin: Không nên ăn hoa quả, đi ngủ ngay sau bữa ăn
Nhiều người cho rằng, sau bữa ăn nhất định không được làm những việc như đi bộ, uống trà, đi tắm... Nếu thực hiện sẽ khiến tuổi thọ suy giảm, có đúng như vậy không?
Bác sĩ Đinh Hương, Bệnh viện trực thuộc đầu tiên của Trường Đại học Giao thông Tây An Trung Quốc, sẽ giải đáp về những vấn đề này.
1. Tin đồn: Không nên đi dạo ngay sau bữa ăn
Sự thật: Nhiều chuyên gia cho rằng: "Đi một trăm bước sau bữa ăn và sống đến chín mươi chín"? Đi dạo sau bữa ăn sẽ không ảnh hưởng đến việc cung cấp máu ở đường tiêu hóa, cũng không gây khó tiêu. Nếu bạn bị đường huyết cao hoặc béo phì, sau bữa ăn khoảng 30 phút nên đi bộ nhẹ nhàng có thể giúp hạ đường huyết, bởi sau khi ăn, đường huyết sẽ tăng nhanh, điều này tốt hơn nhiều là bạn ngồi xuống làm việc, học tập hoặc nằm xuống ngủ.
2. Tin đồn: Không nên ngủ sau bữa ăn
Sự thật: "Ăn no thì ngủ, ngủ dậy lại ăn", nghe có vẻ rất lười biếng, nhưng thực tế nó không liên quan quá nhiều đến việc tăng cân, buồn ngủ sau khi ăn là hiện tượng sinh lý bình thường. Không phải do máu đã đi đến đường tiêu hóa, gây thiếu máu não, thiếu oxy mà phần lớn nó bị ảnh hưởng bởi sự dao động đường huyết và nội tiết tố.
Ngoài ra, đối với bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản với các vấn đề trào ngược axit nghiêm trọng hơn thì không nên nằm trong vòng 2 giờ sau bữa ăn. Những người khác không có vấn đề gì về sức khỏe, thì có thể nằm xuống ngủ như họ muốn và cảm thấy thoải mái là được.
3. Tin đồn: Sau bữa ăn uống sữa chua giúp tiêu hóa tốt hơn
Sự thật: Nhiều người nghĩ ăn sữa chua sau khi ăn sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn. Tuy nhiên, bản thân sữa chua không thể điều chỉnh chuyển động tiêu hóa không đều của cơ thể và nó thực sự không thể giúp tiêu hóa. Ngoài ra, sữa chua được coi là thực phẩm có tác dụng tạo cảm giác no và hầu hết các loại sữa chua bán trên thị trường đều có chứa đường. Nếu bạn uống sữa chua khi no, bạn sẽ ăn nhiều đường và calo hơn, khiến bạn no lâu và khó tiêu hóa hơn.
4. Tin đồn: Không thể tắm sau bữa ăn
Nếu bạn có vấn đề về tim mạch và mạch máu não, đi tắm ngay sau khi ăn, rất có thể bạn bị ngã trong nhà tắm do chóng mặt. Nhưng với đại đa số mọi người khỏe mạnh, khả năng bị ảnh hưởng là khó xảy ra.
5. Tin đồn: Không nên đánh răng sau bữa ăn
Sự thật: Có nhiều tin đồn rằng đánh răng sau bữa ăn sẽ làm hỏng men răng do tính axit của thức ăn và làm cho răng mềm và dễ gãy, có những lý do nhất định nhưng không phải là tuyệt đối cấm. Sau khi ăn xong, trong miệng còn nhiều cặn thức ăn, đánh răng sẽ giúp làm sạch. Hơn nữa, nguyên tố flo có trong kem đánh răng cũng có thể thúc đẩy độ chắc của răng. Đánh răng ngay sau khi ăn tối cũng có một lợi ích nhỏ, đó là giúp bạn không muốn ăn vặt, tránh gây béo phì.
6. Tin đồn: Không thể uống trà sau bữa ăn
Sự thật: "Một tách trà sau bữa ăn, khiến tinh thần tỉnh táo và giúp tiêu hóa" đó là điều nhiều người quan niệm? Về mặt lý thuyết, các thành phần của trà sẽ làm đông tụ một số protein, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ. Nhưng trên thực tế, chỉ là không nên uống nhiều trà đậm, không uống quá 2 lít nước thì cũng không thể làm loãng dịch vị. Vì vậy, không cần bận tâm quá nhiều đến câu nói, bạn không được uống trà từ 30 phút đến 1 tiếng sau khi ăn.
7. Tin đồn: Không thể ăn trái cây sau bữa ăn
Sự thật: Một lần nữa, nếu bạn đã no, hãy ngừng ăn thêm bất kể thứ gì. Đó chỉ là vì hoa quả cũng có calo và tạo cảm giác no lâu chứ không phải ăn hoa quả ngay lập tức sẽ gây khó tiêu, ảnh hưởng đến hấp thụ dinh dưỡng từ lượng thức ăn.
8. Tin đồn: Không tập thể dục sau bữa ăn
Sự thật: Tập thể dục ngay sau bữa ăn có ảnh hưởng đến hô hấp và nhu động đường tiêu hóa, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu. Nhưng trong vòng nửa giờ sau bữa ăn, không có vấn đề gì khi thực hiện các hoạt động nhẹ, chẳng hạn như lau bàn, quét sàn... Nếu bạn muốn thực hiện các bài tập cường độ vừa phải như đi bộ nhanh và chạy bộ, bạn cần đợi đến 1 giờ sau bữa ăn. Sau bữa ăn 2 tiếng, bạn có thể yên tâm tập các bài thể dục khác nhau. Nhưng nếu bạn vẫn cảm thấy không thoải mái trong khi tập luyện, khuyên bạn không nên tập thể dục mạnh.
Cà Mau: Bệnh nhân nhồi máu cơ tim không cần vượt tuyến Nhờ sử dụng kỹ thuật can thiệp tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Cà Mau vừa cấp cứu thành công nhiều ca bệnh nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân P.Q.A được bác sĩ thăm khám vào ngày 30.9 - GIA BÁCH Ngày 30.9, bác sĩ Lê Quang Tuấn, phụ trách Đơn vị tim mạch can thiệp, Bệnh viện (BV) đa khoa...