Cựu quan chức quốc phòng Đài Loan lại lộ bí mật quân sự?
Theo tờ “ Thời báo Trung Quốc” củaĐài Loan, cựu quan chức đứng đầu cơ cấu quốc phòng của Đài Loan Thái Minh Hiến lại một lần nữa xuất bản một cuốn sách, làm tiết lộ thông tin năm 2008 Đài Loan đã phát triển thành công một loại tên lửa tầm trung.
Người phát ngôn của cơ cấu quốc phòng Đài Loan La Thiệu Hòa cho biết, cơ quan quốc phòng Đài Loan (Trung Quốc) từ chối đưa ra bình luận về vụ việc trên, nhưng rất lấy làm tiếc về việc ông Thái Minh Hiến đã từng là quan chức quốc phòng cao cấp nhất nhưng lại tiết lộ những thông tin nhạy cảm gây phương hại đến an ninh của Đài Loan.
Đề cập đến vấn đề liệu ông Thái Minh Hiến có bị ghép tội làm lộ bí mật hay không, quan chức quốc phòng Đài Loan cho biết, trong cuốn sách trước mang tựa đề: “Thái Minh Hiến – sự nghiệp bảo vệ quốc phòng”, ông đã rất khôn ngoan khi vận dụng số liệu công khai trên các phương tiện truyền thông nên không làm lộ bí mật gì.
Tên lửa hành trình tầm trung Hùng Phong-2E của Đài Loan
Thế nhưng lần này, Thái Minh Hiến đã làm lộ thông tin về loại tên lửa tầm trung Đài Loan phát triển thành công năm 2008. Tuy báo chí đã nhiều lần đề cập đến loại tên lửa này những đó là những thông tin không chính thống, không được coi là phát ngôn của một chính quyền Đài Loan.
Nhưng ông ta, thân là người đứng đầu cơ cấu quốc phòng, thậm chí đã từng giữ chức Phó tổng thư ký Hội đồng an ninh Đài Loan, thường xuyên tiếp xúc với các thông tin cơ mật trong thời gian dài, thì phải biết giữ kỷ luật cơ bản nhất đối với một quan chức.
Hiện nay, Viện khoa học Trung Sơn thuộc Cục trang bị quốc phòng, đang xác định xem liệu những chi tiết trong cuốn sách này đã bị coi là làm lộ bí mật hay chưa, và nếu có thì đến mức độ nào, sau đó cơ quan quốc phòng Đài Loan mới đưa ra các biện pháp xử lý.
Video đang HOT
Trong cuốn sách mới của ông Thái Minh Hiến mang tựa đề: “Chúa che chở cho Đài Loan”, có đề cập đến sự kiện năm 2008, Đài Loan đã phát triển thành công một loại tên lửa tầm trung do Viện nghiên cứu khoa học Trung Sơn nghiên cứu, chế tạo.
Các tham số kỹ thuật chính của loại tên lửa này, bất kể là tốc độ, khả năng xử lý, độ chính xác… đều đạt tới trình độ công nghệ rất cao. Ông Thái Minh Hiến còn kể lại, đích thân ông đã từng xuống các căn cứ phía Nam để thị sát thử nghiệm bắn của loại tên lửa này.
Dây chuyền lắp ráp tên lửa Hùng Phong-2E của Đài Loan
Các quan chức quốc phòng Đài Loan cho biết, Thái Minh Hiến đã từng kinh qua các cương vị lãnh đạo số 2, rồi đứng đầu cơ cấu quốc phòng của Đài Loan kiêm Phó tổng thư ký Hội đồng an ninh Đài Loan, lẽ ra phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản về bảo mật thông tin, không nên tiết lộ làm ảnh hưởng đến an ninh.
Về một vấn đề nhạy cảm khác mà cuốn sách đề cập đến là không quân Mỹ đã từng cử một máy bay vận tải hạ cánh xuống sân bay Thanh Tuyền Cương, để tái vận chuyển về Mỹ một lô hàng hóa quân dụng đã vận tải “nhầm” đến Đài Loan, người phát ngôn của cơ cấu quốc phòng Đài Loan cho biết đó là sự thật nhưng mốc thời gian không phải là ngày 21/03/2008 và lô hàng đó “không phải là đầu đạn hạt nhân”
Theo vietbao
Nga sẽ tái triển khai các "đoàn tàu tên lửa"
Một tên lửa đạn đạo liên lục địa của Nga - Ảnh: AFP
Nga sẽ tái khởi động việc sản xuất các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) lắp trên tàu lửa và các mẫu đầu tiên sẽ được triển khai trước năm 2020, theo một quan chức quốc phòng cao cấp của Nga vào hôm 26.12.
Quan chức giấu tên này tiết lộ với hãng RIA Novosti rằng việc sản xuất các mẫu tên lửa đầu tiên đã được tiến hành.
Tên lửa mới sẽ nặng bằng một nửa loại ICBM lắp trên tàu lửa thời Liên Xô trước đây để có thể lắp gọn chúng trên một toa tàu.
Quân đội Liên Xô từng triển khai "đoàn tàu tên lửa" đầu tiên vào năm 1987 và sở hữu 12 đoàn tàu như thế vào năm 1991.
Đến năm 2005, chúng đã được tiêu hủy theo hiệp ước cắt giảm vũ khí START II với Mỹ.
Tuy nhiên, hiệp ước New START (sẽ thay thế START II vào năm 2010) không cấm việc phát triển ICBM lắp trên tàu lửa.
Hệ thống đoàn tàu tên lửa ban đầu vốn sử dụng các tên lửa SS-24 Scalpel nặng đến 104 tấn. Cần phải có ba đầu tàu để kéo và do quá nặng nên chúng gây ra hư hại cho các đường ray.
Các tên lửa phóng từ những đoàn tàu di chuyển được cho là khó có thể theo dõi hơn những loại gắn trên bệ phóng cố định.
Tuy nhiên, chuyên gia quân sự nổi tiếng của Nga Alexander Konovalov cho rằng việc quay trở lại với công nghệ cồng kềnh thời Liên Xô là một "ý tưởng tồi", ngay cả dưới hình thức cải tiến.
Việc tái sử dụng các đoàn tàu tên lửa rõ ràng là phản ứng của Nga với kế hoạch thiết lập các bộ phận lá chắn tên lửa tại Đông Âu của Mỹ, theo ông Alexander Konovalov, Chủ tịch Viện phân tích chiến lược, một tổ chức nghiên cứu tư nhân ở Moscow.
Nga khẳng định lá chắn tên lửa của Mỹ sẽ ảnh hưởng đến các vụ phóng của họ song ông Konovalov nói hiểm họa này được phóng đại. Ông bổ sung rằng các đoàn tàu tên lửa là công nghệ lỗi thời.
"Chúng ta tốt hơn nên phát triển hệ thống viễn thông, máy bay không người lái và các vũ khí thông minh, chứ không phải những thứ cồng kềnh đó", ông Konovalov nói với RIA Novosti.
Theo TNO
Israel thử thành công hệ thống phòng thủ tên lửa mới Israel đã tiến hành thành công cuộc thử nghiệm đầu tiên với hệ thống phòng thủ tên lửa (NMD) mới "David's Sling" có tính năng chống các tên lửa tầm trung. Israel thử hệ thống tên lửa mới. Theo thông báo hôm 25/11 của Bộ Quốc phòng Israel, tổ hợp mới đã đánh chặn thành công các mục tiêu trong thời gian thử...