Cựu quan chức CIA khuyên chính quyền Biden đàm phán với Triều Tiên
Cựu quan chức CIA Andrew Kim cho rằng việc chính quyền Biden đàm phán cấp chuyên viên với Triều Tiên là “khởi đầu tốt” cho phi hạt nhân hóa.
“Từ kinh nghiệm cá nhân làm việc với họ trong vài năm qua, tôi cho rằng nếu có ai đó trong chính quyền Biden đứng ra nói rằng chúng ta sẵn sàng ngồi lại với Triều Tiên ở cấp làm việc hoặc cấp chuyên gia như một điểm khởi đầu, đó chắc chắn sẽ gửi tín hiệu tích cực tới Triều Tiên”, Kim, cựu giám đốc Trung tâm Sứ mệnh Hàn Quốc thuộc Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), ngày 1/12 nói trong một hội thảo về liên minh Mỹ – Hàn.
Ông cho rằng một đề nghị đàm phán cấp chuyên viên “sẽ là điểm khởi đầu tốt” để nối lại tiến trình phi hạt nhân hóa vốn bị đình trệ.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng của Đảng Lao động Triều Tiên tại Bình Nhưỡng hôm 15/11. Ảnh: Yonhap.
Triều Tiên đến nay vẫn im lặng về chiến thắng của Biden trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Trước đó, Bình Nhưỡng thường đề cập đến vấn đề này hoặc ra thông báo chính thức chỉ vài ngày sau khi Mỹ có kết quả bầu cử.
“Tôi cho rằng Triều Tiên đang chờ đợi chính quyền Biden sẽ nói gì. Họ chỉ muốn đợi xem. Tôi chắc chắn họ đã có một vài kế hoạch khác nhưng họ đang chờ những bình luận từ nhà lãnh đạo chính quyền mới của Mỹ”, Kim nói thêm.
Đánh giá về nỗ lực thúc đẩy tuyên bố chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 của Hàn Quốc, Kim cho rằng “có một vài nguy cơ” nếu Hàn Quốc “quá vội vã” làm điều này. Cuộc chiến này mới chỉ kết thúc bằng một hiệp định đình chiến, không phải hiệp ước hòa bình, khiến hai miền Triều Tiên về mặt kỹ thuật vẫn đang trong tình trạng chiến tranh.
Video đang HOT
“Nó sẽ mở ra cơ hội cho Triều Tiên và Trung Quốc thách thức cơ sở cho sự hiện diện của lực lượng Mỹ tại Hàn Quốc”, Kim cảnh báo. Ngoài ra, theo thời gian, Triều Tiên dường như cũng dần mất đi sự hào hứng đặt bút ký vào tuyên bố chấm dứt chiến tranh.
Các cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa giữa Mỹ và Triều Tiên vẫn bị đình trệ kể từ Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2 tại Hà Nội năm 2019. Tổng thống đắc cử Biden từng tuyên bố sẽ gặp Kim Jong-un với điều kiện lãnh đạo Triều Tiên đồng ý giảm năng lực hạt nhân của nước này.
Hồi tháng 10, Triều Tiên đã tiến hành cuộc duyệt binh quy mô lớn có sự hiện diện của một loại tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mới cùng nhiều loại vũ khí khác. Lãnh đạo Kim Jong-un cam kết sẽ tăng cường “năng lực răn đe” quốc phòng của Triều Tiên.
Trong khi đó, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Han Min-koo cho rằng Mỹ – Hàn cần tập trung hơn vào các loại vũ khí chiến lược mới của Triều Tiên. Hai nước cần đặc biệt lưu ý đến việc Triều Tiên phát triển thành công loại vũ khí có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân.
“Như những gì chúng ta chứng kiến trong quá khứ, Triều Tiên có thể khiêu khích bằng việc phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa vào ngày Biden nhậm chức. Hành động này giúp Triều Tiên nắm thế thượng phong trước khi nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân với chính quyền mới của Mỹ”, Han Min-koo nhận định.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc cảnh báo các biện pháp trừng phạt mạnh mẽ vẫn nên được duy trì để gây sức ép với Bình Nhưỡng.
Phô diễn tên lửa "quái vật" lớn nhất thế giới, ông Kim Jong Un toan tính điều gì?
Cuộc duyệt binh ban đêm chưa từng có của Triều Tiên hôm 10.10 đã phô diễn một loạt các vũ khí đặc biệt, đáng chú ý nhất là sự xuất hiện của loại tên lửa "quái vật" lớn chưa từng thấy, theo Reuters.
Tên lửa mới lớn chưa từng có của Triều Tiên (ảnh: KCNA)
Theo các chuyên gia, tên lửa đạn đạo liên lục địa "khủng" của Triều Tiên có thể vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển, chưa chính thức được đưa vào biên chế quân đội. Tuy nhiên, cuộc duyệt binh hôm 10.10 là cơ hội tốt nhất để Triều Tiên cho thế giới thấy sức mạnh quân sự tiên tiến của nước này.
Không thể phủ nhận, Triều Tiên là một quốc gia có sức mạnh hạt nhân đáng gờm, theo Reuters.
Các chuyên gia nhận xét, Chủ tịch Triều Tiên - ông Kim Jong Un - đang đi đúng hướng.
Bằng việc "trình làng" loại tên lửa mới nhất, ông Kim muốn gián tiếp gây áp lực đối với Mỹ nhằm nới lỏng các lệnh trừng phạt mà vẫn duy trì quan hệ cá nhân tốt đẹp với Tổng thống Trump.
"Trong bài phát biểu tại lễ duyệt binh kỷ niệm 75 năm thành lập đảng Lao động Triều Tiên, ông Kim không hề nhắc tới hay đe đọa Mỹ. Thay vào đó, Chủ tịch Triều Tiên gửi đi thông điệp rõ ràng rằng, lực lượng hạt nhân của nước này là để tự vệ. Điều này trái ngược hoàn toàn khi phương Tây nhiều lần cáo buộc Triều Tiên là mối đe dọa hạt nhân", Bruce Klingner - chuyên gia phân tích Triều Tiên từng làm việc ở CIA - nhận xét.
Tên lửa mới của Triều Tiên được đánh giá là lớn chưa từng có, vận chuyển bằng thiết bị vận tải cỡ lớn với 11 trục. Theo các chuyên gia phân tích quân sự, ước tính tên lửa này dài 25 - 26 mét, đường kính 2,5 - 2,9 mét.
Tên lửa này có khả năng nhắm mục tiêu tới bất kỳ nơi nào trên đất Mỹ, Reuters nhận xét.
Ông Kim Jong Un trong lễ duyệt binh (ảnh: KCNA)
Triều Tiên cho ra mắt nhiều loại vũ khí mới trong lễ duyệt binh (ảnh: KCNA)
Lễ duyệt binh của Triều Tiên chủ yếu gửi đi thông điệp chính trị, theo chuyên gia (ảnh: KCNA)
"Tên lửa khổng lồ mới nhất của Triều Tiên sản xuất rẻ hơn nhiều so với việc Mỹ lắp đặt hệ thống phòng thủ tên lửa. Loại tên lửa mới này có thể mang tới 3 - 4 đầu đạn hạt nhân. Mỹ cần sử dụng 12 - 16 tên lửa phòng không để đánh chặn một tên lửa như vậy. Giá của 14 quả tên lửa phòng không lên tới 1 tỷ USD", Jeffrey Lewis - chuyên gia tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân (CNS) - nhận xét.
Mặc dù ông Kim muốn thể hiện sức mạnh quân sự Triều Tiên thông qua loại tên lửa mới, nhưng "con quái vật" này không phải là không có điểm yếu, theo Reuters.
"Phải thiết kế những con đường, cây cầu đặc biệt mới có thể vận chuyển loại tên lửa lớn như vậy. Không ai dám chở thứ vũ khí đó trên một con đường gồ ghề nơi chiến địa. Có thể phải mất tới nửa ngày để cung cấp nhiên liệu cho một quả tên lửa mới của Triều Tiên. Nói chung, vũ khí quá lớn thì khả năng cơ động sẽ giảm đi đáng kể. Mục đích chính của cuộc duyệt binh cũng như tên lửa mới của Triều Tiên chỉ là thông điệp chính trị", Markus Schiller - chuyên gia nghiên cứu tên lửa tại châu Âu - nhận xét.
Trong lễ duyệt binh hôm 10.10, Triều Tiên cũng cho ra mắt hệ thống tên lửa phòng không và loại xe tăng hoàn toàn mới.
Tổng thống Trump nói 'đừng bao giờ coi thường' ông Kim Jong-un Ông Trump viết trên Twitter của mình khẳng định ông Kim Jong-un vẫn khỏe và cảnh báo mọi người đừng coi thường nhà lãnh đạo Triều Tiên. Sáng 10/9, ông Trump đã tweet: "Kim Jong-un có sức khỏe tốt. Đừng bao giờ đánh giá thấp ông ấy!" Ông Trump gặp chính thức ông Kim lần đầu tiên ở Singapore vào năm 2018. Ông...