Cựu quan chức cấp cao Trung Quốc tham nhũng đang ngồi tù ở Mỹ
Theo thông tin từ Sở Di trú và Hải quan Mỹ (ICE), cựu quan chức cấp cao TQ tham nhũng Yang Xiuzhu đang bị giam giữ tại Mỹ sau khi trốn khỏi TQ vì bị điều tra tham nhũng.
Bà Yang Xiuzhu trong văn phòng ở thành phố Ôn Châu năm 2001, khi còn tại vị
Cựu quan chức cấp cao TQ tham nhũng Yang Xiuzhu vốn là một quan chức cấp cao được giao nhiệm vụ giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Ôn Châu, tỉnh Chiết Giang, một tỉnh phía Đông TQ đang trong quá trình phát triển mạnh mẽ. Bà bị cáo buộc nhận hối lộ 30 triệu USD trong thời gian còn tại vị.
Phát ngôn viên của ICE, Luis Martinez, cho hay Yang đang bị tạm giam chờ phản hồi từ phía TQ, vì là một kẻ trốn chạy thực thi pháp luật ở nước ngoài, nên Yang là trường hợp mà ICE ưu tiên giải quyết.
Chính quyền TQ vẫn chưa có bình luận gì cho trường hợp này. Được biết, TQ đang thúc đẩy các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm ký kết một hiệp định dẫn độ, công cụ đắc lực cho chiến dịch chống tham nhũng của Bắc Kinh.
Theo dữ liệu của ICE, công dân TQ có tên Yang Xiuzhu đang bị giam giữ tại trại giam quận Hudson, New Jersey. Yang là một trong số nhiều công dân TQ nằm trong danh sách bị nghi ngờ tham nhũng đã chạy trốn ra nước ngoài.
Video đang HOT
Theo hãng tin Reuters, năm 2003, bà Yang chạy sang Singapore, sau đó thì đổi tên rồi bay sang New York, Mỹ.
Năm 2005, bà Yang cũng bị bắt giam ở Amsterdam, Hà Lan. Mặc dù chính quyền TQ đã có những cuộc đàm phán kéo dài với chính phủ Hà Lan, TQ vẫn không thể dẫn độ bà Yang về nước vì thiếu hiệp ước dẫn độ giữa đôi bên.
Hiện vẫn chưa rõ vì sao bà Yang bị giam giữ ở Mỹ. Nhưng phát ngôn viên ICE Martinez cho biết bà Yang đã vi phạm các điều khoản của chương trình thị thực Mỹ, trong đó cho phép một số công dân đến từ một số quốc gia nhất định ở lại Mỹ tối đa 3 tháng.
Trước đó, tờ New York Times từng đưa ra một số thông tin về bà Yang có liên quan đến Mỹ. Năm 1996, trong khi bà Yang vẫn còn là quan chức Ôn Châu, một công ty mang tên công ty thương mại quốc tế I/E New York đã mua tòa nhà 5 tầng ở số 102 phố 29 Tây, Manhattan.
Trong vài tháng, quyền sở hữu căn nhà được chuyển cho bà Yang.
Năm 2004, khi người quản lý tài sản cho bà Yang cố đuổi một người thuê nhà ra khỏi phố 29 Tây thì người thuê nhà này đã nộp đơn lên Tòa án Tối cao của bang cáo buộc bà Yang là một kẻ đào tẩu. Cùng thời điểm, bà Yang đã chuyển quyền sở hữu tòa nhà cho chị dâu ở Bayside, Queens với giá 550.000 USD. Cũng trong năm đó, tòa nhà được bán cho một nhóm không liên kết với giá lên tới 2,4 triệu USD.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về trường hợp của bà Yang. TQ cho rằng có hơn 150 tội phạm kinh tế là công dân TQ đang lẩn trốn ở Mỹ và đã đệ trình lệnh bắt giữ tới Interpol. Nhưng chiến dịch chống tham nhũng này đang gặp nhiều khó khăn vì TQ không có hiệp ước dẫn độ với nhiều nước.
Phía TQ đưa ra những điều kiện và những khoản tiền hậu hĩnh để các nước giúp bắt giữ những kẻ bị tình nghi. Tuy nhiên, các nước phương Tây dường như chẳng mấy mặn mà với chuyện này dù hứa sẽ hỗ trợ TQ thực thi pháp luật.
Khánh Nguyên (Theo Reuters, New York Times)
Theo Một Thế giới
Nguyên nhân thật sự khiến Mỹ điều tra FIFA
Trước khi tiến hành truy tố 14 quan chức cao cấp của Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA), chính phủ Mỹ đã âm thầm chuẩn bị suốt 5 năm qua, xuất phát từ nghi vấn việc trao quyền đăng cai World Cup 2022 cho Qatar, theo The Washington Post (Mỹ).
Mỹ bắt đầu tiến hành điều tra mạnh hơn sau khi FIFA quyết định trao quyền đăng cai World Cup 2022 cho Qatar cách đây 5 năm - Ảnh: AFP
Năm 2010, cựu Tổng thống Bill Clinton và Tổng chưởng lý thời điểm ấy, ông Eric H. Holden cùng nhiều quan chức chính phủ Mỹ đã đến Zurich (Thụy Sĩ) để vận động quyền đăng cai World Cup 2022 cho Mỹ.
Kết quả, FIFA đã trao quyền đăng cai cho Qatar. Quyết định này chịu nhiều sự chỉ trích và cũng là khởi nguồn cho cuộc điều tra tham nhũng dẫn tới vụ truy tố và bắt giữ các quan chức FIFA mới đây, theo The Washington Post.
Qatar, đất nước nằm ở Vịnh Ba Tư, trở thành quốc gia Ả Rập đầu tiên trong lịch sử được đăng cai World Cup, mặc cho việc nhiệt độ trung bình vào mùa hè, thời điểm diễn ra World Cup, tại đây xấp xỉ 50 độ C.
The Washington Post dẫn lời một nhân vật thân cận với các cuộc trò chuyện cá nhân cho biết: "Ngay từ trước khi rời khỏi Thụy Sĩ, đã có nhiều người nói rằng quyết định đăng cai này đã được mua".
Mối nghi ngờ về tham nhũng tại FIFA trong năm 2010 đã khởi đầu cho cuộc điều tra nhắm vào các quan chức của tổ chức này. Chi tiết này được đưa ra từ văn phòng Tổng chưởng lý của bà Loretta E. Lynch, người vừa kế nhiệm ông Holden trong năm nay.
Bà Lynch cũng cho biết các cuộc điều tra FIFA đã "diễn ra trong một khoảng thời gian dài", trước khi Bộ Tư pháp Mỹ đưa ra các cáo buộc nhằm vào nhiều quan chức FIFA. Trong đó, Bộ Tư pháp Mỹ nghi ngờ có hành vi tham nhũng trong việc trao quyền đăng cai World Cup năm 2010 cho Nam Phi, Nga năm 2018 và Qatar năm 2022.
Ngày 27.5, 7 quan chức của FIFA bị bắt tại trụ sở FIFA ở Zurich, Thụy Sĩ. Đây là những người nằm trong số 14 quan chức cấp cao của FIFA bị buộc tội trong vụ điều tra tham nhũng tại tổ chức này.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tổng thống Putin: Mỹ lấy quyền gì đòi dẫn độ quan chức FIFA? Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 28.5 lên tiếng chất vấn chính phủ Mỹ lấy quyền gì yêu cầu dẫn độ các quan chức Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) sau khi những người này bị bắt tại Thụy Sĩ, theo Reuters. Tổng thống Nga Putin cáo buộc Mỹ can thiệp trắng trợn trong vụ FIFA - Ảnh: Reuters Tổng thống Nga...