Cựu “phó tướng AIC” thừa nhận vai trò chủ mưu trong sai phạm đấu thầu
Để thuận tiện thông thầu 4 gói thầu tại Sở Y tế TP Cần Thơ, Hoàng Thị Thúy Nga đã chỉ đạo cho cấp dưới chủ động cung cấp cho chủ đầu tư dự án giá thông số kỹ thuật; tự thiết lập “quân xanh” không đáp ứng tiêu chí kỹ thuật…
Sáng ngày 10/2, phiên tòa xét xử Hoàng Thị Thúy Nga cùng 2 cựu giám đốc Sở Y tế TP Cần Thơ và 17 đồng phạm tiếp tục phần xét hỏi liên quan đến những sai phạm trong về việc đấu thầu tại Sở Y tế TP Cần Thơ. Các bị cáo bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Trong phần xét hỏi, bị cáo Hoàng Thị Thuý Nga cho rằng, bản cáo trạng do VKS truy tố là người cầm đầu, chủ mưu hoàn toàn đúng. “Nếu không là bị cáo thì không có vụ án này, nếu không có bị cáo thì không có các bị cáo ngồi đây”, bị cáo Nga trình bày.
Về thiệt hại của vụ án, bị cáo Nga đề nghị HĐXX xem xét các tài sản kê biên để có điều kiện thi hành án sau này và bị cáo xin chịu trách nhiệm hậu quả. “Các bị cáo khắc phục bao nhiêu, phần còn lại bị cáo và công ty mình sẽ chịu trách nhiệm và chắc chắn khắc phục được. Bị cáo đề nghị HĐXX xem xét nhiều yếu tố khách quan để giảm nhẹ cho các bị cáo khác ở mức răn đe để họ trở về với gia đình và xã hội”, bị cáo Nga trình bày.
Bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga trả lời thẩm vấn của HĐXX sáng 10/2.
Về hành vi gây tác động các sếp để được trúng thầu, Nga cho rằng mình quen biết anh Võ Thành Thống, (nguyên Chủ tịch TP Cần Thơ) Bùi Thị Lệ Phi, Cao Minh Chu từ trước, nên hay thăm viếng các vị này, chứ không có chủ đích. “Mỗi lần xuống Cần Thơ, bị cáo đều qua thăm anh Thống, dù anh ấy ở cương vị nào”, bị cáo Nga nói.
“Một lần xuống thăm anh Thống, anh ấy có hỏi bị cáo Nga sau khi nghỉ ở AIC, có kế hoạch gì không? Lúc đó bị cáo đã giới thiệu công ty mới của bị cáo cho anh Thống. Anh Thống hỏi thăm, bị cáo không nhờ vả gì, còn việc anh Thống có chỉ đạo gì Sở Y tế không, bị cáo không biết, vì bị cáo không nhờ vả gì”, bị cáo Nga khai.
Video đang HOT
Đối với Công ty Bình An, bị cáo Nga phủ nhận công ty này là của mình. Bị cáo cho hay, thời điểm thành lập Công ty Bình An mình đang làm việc ở AIC và có trao đổi với bà Nhàn. “Bà Nhàn nói nếu thành lập công ty thì sẽ giao việc cho làm và bà Nhàn có góp vốn vào Công ty Bình An. Sau đó, do không muốn liên quan gì đến bà Nhàn nữa nên bị cáo đã chuyển hết Công ty Bình An cho người khác. Về mặt pháp lý, Công ty Bình An cho đến giờ này không phải của bị cáo nhưng bị cáo có hỗ trợ điều hành cho công ty này”, bị cáo Nga khai nhận.
Các bị cáo tại phiên tòa ngày 9/2.
Theo cáo trạng, bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga đã “lại quả” cho bị cáo Bùi Thị Lệ Phi 3 tỉ đồng, cho Sở Y tế TP Cần Thơ 200 triệu đồng.
Nga cũng một mực khẳng định việc chuyển tiền cho chị Phi 3 tỷ đồng và 200 triệu đồng cho Sở Y tế Cần Thơ là không đúng. Nga nói: “Ngày hôm đó bị cáo đi Côn Đảo, tiện đến thăm chị Phi, mang tiền để đi Côn Đảo. CQĐT cho rằng Nguyễn Viết Hồng rút tiền ở Cần Thơ để đưa cho chị Phi là không đúng, tiền rút ra để bị cáo đi Côn Đảo.
Việc 100 triệu đồng đưa chị Phi vào năm 2018 là không có, vì lúc đó bố bị cáo mất, bị cáo không đi đâu cả. Đối với 200 triệu đồng đưa cho Cao Minh Chu thì Nga nói mình không chỉ đạo…
Trình bày trước tòa, bị cáo Bùi Thị Lệ Phi thừa nhận cáo trạng nhưng cho rằng có chỗ đúng, chỗ chưa đúng. Bị cáo Phi không thừa nhận hành vi nhận 3 tỷ đồng “lại quả” như cáo trạng nêu…
Quá trình điều tra, cả 2 bị cáo Nga và Phi không thừa nhận việc đưa và nhận 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, CQĐT xác định căn cứ vào sao kê tài khoản ngân hàng, lời khai của nhân chứng, điện thoại của các bị can, kết quả nhận dạng và thực nghiệm điều tra, đủ căn cứ chứng minh bị cáo Phi đã nhận 3 tỷ đồng từ bị cáo Nga tại nhà Phi vào ngày 3/12/2019
Thao túng, tạo điều kiện trúng thầu theo chỉ đạo của cấp trên
Lợi dụng mối quan hệ, Hoàng Thị Thúy Nga đã được tạo điều kiện, thao túng để trúng 4 gói thầu trị giá gần 90 tỷ đồng, gây thiệt hại cho nhà nước gần 33 tỷ đồng, sai phạm xảy ra tại Sở Y tế Cần Thơ.
Chiều 9/2, sau phần thủ tục và công bố cáo trạng, phiên tòa xét xử Hoàng Thị Thúy Nga (cựu Chủ tịch Hội đồng sáng lập NSJ Group) cùng 2 cựu giám đốc Sở Y tế Cần Thơ: Bùi Thị Lệ Phi, Cao Minh Chu và các đồng phạm trong vụ sai phạm đấu thầu xảy ra tại Sở Y tế Cần Thơ, gây thiệt hại cho nhà nước gần 33 tỷ đồng tiếp tục với phần xét hỏi. Các bị cáo bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".
Để làm rõ hành vi của từng bị cáo và trách nhiệm của những người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan, cũng như xác định thiệt hại cho Nhà nước do các bị cáo gây ra, chủ tọa phiên tòa đã "bóc tách" vai trò của từng bị cáo.
Là người đầu tiên trả lời thẩm vấn của chủ tọa, bị cáo Lương Tấn Thành - cựu chuyên viên Ban Quản lý dự án (QLDA) Sở Y tế Cần Thơ, thành khẩn nhận lỗi trong việc thực hiện đấu thầu, và xin tính lại số tiền bị cáo buộc gây thiệt hại 8,4 tỷ đồng. "Bị cáo không hưởng lợi gì và làm theo chỉ đạo cấp trên", bị cáo Thành trình bày.
Theo cáo buộc, Thành là người đề xuất với Cao Minh Chu chọn Công ty Mediconsult (công ty có quan hệ trước với Hoàng Thị Thúy Nga, Công ty NSJ) làm đơn vị tư vấn đấu thầu theo đề xuất của Hưng (nhân viên Phòng Kinh doanh Công ty NSJ), giúp Công ty NSJ trúng gói thầu Hệ thống DSA hai bình diện. Hành vi của Lương Tấn Thành đã vi phạm Luật đấu thầu, giúp Công ty NSJ trúng thầu trái pháp luật, gây thiệt hại cho Nhà nước 8,4 tỷ đồng, vai trò đồng phạm giúp sức cho Bùi Thị Lệ Phi và Cao Minh Chu thực hiện hành vi phạm tội.
Bị cáo Hồ Phương Quỳnh cựu chuyên viên Ban QLDA Sở Y tế Cần Thơ, trực tiếp phụ trách 3 gói thầu tại Bệnh viện Nhi. Theo chỉ đạo của Bùi Thị Lệ Phi và Cao Minh Chu, Hồ Phương Quỳnh đã trao đổi với Lê Thanh Hưng (Công ty NSJ) thống nhất nhận danh mục hàng hóa, thông số kỹ thuật để Sở Y tế Cần Thơ và Công ty BTCVALUE lập hồ sơ gói thầu và thẩm định giá, giúp Công ty NSJ và Công ty Bình An trúng 3 gói thầu tại Bệnh viện Nhi. Hành vi của Hồ Phương Quỳnh đã đã vi phạm Luật đấu thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 24 tỷ đồng. Khi được hỏi về trách nhiệm tham gia đấu thầu, Quỳnh thừa nhận sai, nhưng không được hưởng lợi gì.
Chủ toạ tiếp tục mời Lê Thành Hưng, nhân viên Phòng Kinh doanh Công ty NSJ trả lời, Hưng cho rằng mình chỉ là nhân viên kinh doanh, chạy lon ton, ai sai gì làm nấy. Hưng còn cho rằng mình thực hiện hành vi theo chỉ đạo Hoàng Thị Thuý Nga. Hưng cũng thừa nhận mình là đầu mối giao dịch giữa các nhân viên phòng ban với mục đích để Công Ty NSJ và Bình An trúng thầu...
Khi được xét hỏi, các bị cáo khác đều thừa nhận hành vi như cáo trạng nêu. Có bị cáo còn đề nghị được khắc phục hậụ quả. Trước đó, một bị cáo trình bày về việc hồ sơ đấu thầu của các "quân xanh". "Quân xanh" là nhưng công ty quen biết với Hoàng Thị Thúy Nga, được Nga yêu cầu lập hồ sơ đấu thầu, khi đưa vào đấu thấu đương nhiên bị loại vì hồ sơ không đủ năng lực...
Các bị cáo trở lại nơi giam giữ sau ngày xét xử đầu tiên.
Theo cáo trạng, từ năm 2017 đến 2019, TP Cần Thơ làm chủ đầu tư 4 gói thầu trị giá gần 90 tỷ đồng, cung cấp trang thiết bị y tế tại Bệnh viện Nhi và Bệnh viện Tim. Trong đó, gói thầu mua sắm thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim trị giá gần 38 tỷ đồng, 3 gói thầu mua sắm thiết bị y tế tại Bệnh viện Nhi có tổng trị giá gần 52 tỷ đồng.
Hoàng Thị Thúy Nga, được xác định là chủ mưu của vụ án. Nga từng là Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và từng bị tuyên phạt 12 năm tù về tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" trong vụ án liên quan BV Đa khoa tỉnh Đồng Nai vừa được TAND Hà Nội xét xử vào tháng 12/2022.
Sau khi rời AIC, Hoàng Thị Thúy Nga lập nhiều công ty hoạt động về lĩnh vực y tế giáo và giáo dục, trong đó có NSJ Group, Công ty NSJ, Công ty Bình An... Do muốn trúng thầu, Hoàng Thị Thúy Nga đã chủ động liên hệ và gặp ông Võ Thành Thống, khi đó là Chủ tịch UBND TP Cần Thơ (sau là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nghỉ hưu tháng 11/2022) xin "tạo điều kiện".
Ông Thống đã giới thiệu Nga với bà Bùi Thị Lệ Phi (Giám đốc Sở Y tế Cần Thơ) và Cao Minh Chu (Phó giám đốc, sau là Giám đốc Sở y tế Cần Thơ) là những người phụ trách trực tiếp dự án. Do được ông Thống giới thiệu, bà Phi và ông Chu đã đồng ý tạo điều kiện để công ty của Nga tham gia và trúng thầu, hành vi này gây thiệt hại cho Nhà nước gần 33 tỷ đồng.
Ông Võ Thành Thống là người có nghĩa vụ và liên quan được tòa triệu tập nhưng vắng mặt trong phiên tòa sáng nay. Chủ tọa phiên tòa không chấp nhận việc ông Thống vắng mặt, yêu cầu ông Thống phải có mặt tại phiên tòa.
Vụ án AIC: Nhà nước thiệt hại lớn sau cái "bắt tay" của các "quân xanh" Chiều 22/12, phiên tòa xét xử 36 bị cáo trong vụ thông thầu gây thất thoát hơn 152 tỷ đồng xảy ra tại Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (viết tắt là Công ty AIC) và Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai tiếp tục phần thẩm vấn nhóm bị cáo bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về...