Cựu Phó tổng thống Pence kể lại cuộc nói chuyện với ông Trump về vụ bạo loạn
Cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence cho biết, sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, Tổng thống khi đó là ông Donald Trump đã nhiều lần kêu gọi ông không công nhận kết quả và nói ông không nên nhút nhát.
Cựu Phó tổng thống Mike Pence chuẩn bị ra mắt cuốn hồi ký có tựa đề “So Help Me God” (tạm dịch: Xin Chúa giúp con) vào ngày 15.11 tới. Theo những đoạn được tờ The Wall Street Journal trích, ông Pence cho biết đã bị ông Trump cảnh báo liên tục vì không chịu xoay chuyển kết quả bầu cử có lợi cho chính quyền của hai ông.
Phó tổng thống Mike Pence và Tổng thống Donald Trump khi còn tại chức ngày 4.11.2020. Ảnh AFP
Theo ông Pence, ông Trump đã nhắc về một đơn kiện của đảng Cộng hòa tại Hạ viện, theo đó sẽ giúp ông Pence có thẩm quyền đối với kết quả bầu cử. “Nếu nó trao cho ông quyền lực, sao ông lại phản đối nó?”, ông Trump hỏi.
Cựu phó tổng thống cho biết ông Trump khi đó đã hối thúc ông không công nhận kết quả, nếu không sẽ bị coi là người nhút nhát. “Ông có thể là một nhân vật lịch sử, nhưng nếu ông nhút nhát, ông sẽ chỉ như những kẻ vô danh khác”, ông Trump nói với ông Pence, theo lời kể của cựu phó tổng thống.
“Ông quá thật thà… Mọi người sẽ nghĩ rằng ông là người ngớ ngẩn”, ông Pence cho biết ông Trump đã nói với ông như vậy.
Mặt khác, ông Pence cho hay luật sư John Eastman của ông Trump cũng cho rằng việc phản đối kết quả bầu cử là “ý tưởng tồi” nhưng lại gợi ý cho tổng thống thuyết phục phó tổng thống làm điều đó.
Về cuộc bạo loạn tại quốc hội ngày 6.1.2021, ông Pence cho biết vào lúc đầu khi nhìn thấy người biểu tình ôn hòa, ông thấy thương họ, “những người tốt đã đến tận Washington D.C để được thông báo rằng không thể thay đổi kết quả bầu cử”.
Vụ bạo loạn tại quốc hội Mỹ ngày 6.1.2021. Ảnh REUTERS
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi bạo loạn xảy ra, ông Pence cho biết đã bước đi đến nơi an toàn một cách bình tĩnh thay vì bỏ chạy. Khi ông Trump đăng tweet rằng phó tổng thống thiếu “dũng cảm”, ông Pence đã phớt lờ và quay lại công việc.
Chưa đầy một tuần sau, hai người có cuộc nói chuyện và ông Trump hay tin gia đình ông Pence có mặt tại Điện Capitol vào ngày 6.1. “Ông có sợ không?”, vị tổng thống hỏi. “Không, tôi chỉ tức giận”, ông Pence đáp. Ông Trump sau đó tỏ ra buồn bã và nói “thật quá khủng khiếp khi kết thúc như thế này”.
Cuốn hồi ký của ông Pence sẽ được ra mắt vào ngày 15.11, cũng là ngày mà ông Trump sẽ đưa ra thông báo rất quan trọng. Theo giới truyền thông, đó có thể là quyết định tái tranh cử tổng thống.
Kình địch Trump - Pence ngày một tăng
Cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence đang ngày một công khai thể hiện thái độ sẵn sàng đối đầu cựu Tổng thống Donald Trump, trong cuộc đua giành sức ảnh hưởng trong đảng Cộng hòa.
Ngày 21/7, ông Pence và ông Trump đã tổ chức 2 buổi tuần hành đối đầu nhau tại bang Arizona để ủng hộ 2 ứng viên thống đốc đại diện cho 2 tầm nhìn khác nhau của đảng Cộng hòa. Tới tuần sau, hai người sẽ tiếp tục chạm trán khi đều có bài phát biểu quan trọng trong cùng một ngày tại Washington.
Những cuộc đụng độ ấy đánh dấu giai đoạn gia tăng đối đầu trong mối quan hệ giữa hai người từng là đối tác tranh cử và bạn thân tín của nhau ở Nhà Trắng.
Ông Pence và ông Trump sẽ phải cạnh tranh ở vòng bầu cử sơ bộ để chọn ra đại diện của đảng Cộng hòa trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2024, nếu cả hai đều quyết định ra tranh cử.
Ông Trump (trái) lắng nghe ông Pence phát biểu khi hai người còn ở nhiệm sở. Ảnh: Reuters.
Tầm nhìn về tương lai hậu Trump
"Tôi nghĩ đây là sự tiếp nối của thông điệp lớn hơn mà ông Pence đang cố gửi đi, đó là việc đảng Cộng hòa nên nhìn về tương lai", ông Scott Jennings, chiến lược gia lâu năm của đảng này, nói.
"Nó sẽ là câu hỏi có ý nghĩa sống còn của đảng Cộng hòa: Liệu chúng ta có lắng nghe quan điểm lệch đi đôi chút so với quan điểm của ông Trump hay không? Ông Pence đang là người đi đầu cho thái độ này", ông Jennings nói.
Nhận định trên thể hiện bước ngoặt đáng kể của ông Pence, nhân vật từng kiên quyết bảo vệ ông Trump trong 4 năm ở Nhà Trắng.
Ông Pence đã bị ông Trump quay lưng sau khi từ chối nghe lời thúc giục đảo ngược kết quả bầu cử năm 2020. Động thái ấy cũng khiến ông Pence trở thành mục tiêu của đám đông trong cuộc bạo loạn ngày 6/1/2021.
Thời gian qua, ông Pence đã trở nên tích cực hơn trong việc nỗ lực định hình tương lai đảng Cộng hòa.
Như trong tuần này, ông Pence đã ủng hộ bà Karrin Robson trong cuộc bầu cử sơ bộ của đảng Cộng hòa để chuẩn bị cho cuộc đua vào ghế thống đốc Arizona. Với hành động ấy, ông đối đầu với ông Trump, người ủng hộ ứng viên khác tên là Kari Lake.
Ông Pence ủng hộ bà Karrin Robson (phải), trong khi ông Trump ủng hộ bà Kari Lake. Ảnh: AP.
"Karrin Robson là ứng viên duy nhất cho chức thống đốc có thể đảm bảo an ninh cho biên giới và an toàn cho đường phố Arizona, trao quyền cho bậc phụ huynh, tạo ra các trường học tuyệt vời và thúc đẩy các giá trị bảo thủ", ông Pence nói trong một tuyên bố.
Trước đó, ông Pence cũng từng ủng hộ Thống đốc Georgia Brian Kemp, một trong những mục tiêu hàng đầu của ông Trump. Nhưng bước đi của ông ở Arizona thể hiện thái độ sẵn sàng tham gia sát sao và công khai hơn.
Sự tương phản Trump - Pence
Ông Pence đã ra vận động tranh cử cùng bà Robson ở thành phố Phoenix, bang Arizona vào ngày 21/7. Cùng hôm đó, ông Trump dẫn đầu buổi tuần hành ủng hộ bà Lake.
Ông Pence và ông Trump sẽ lại chạm trán vào tuần sau, khi vị cựu tổng thống lần đầu tiên trở lại thủ đô của Mỹ kể từ khi rời Nhà Trắng.
Tại Washington D.C., ông Pence sẽ phát biểu tại Quỹ Heritage vào tối 25/7 và Hội nghị Sinh viên Bảo thủ Quốc gia vào sáng 26/7. Tới chiều 26/7, ông Trump sẽ xuất hiện tại hội nghị kéo dài hai ngày do Viện Chính sách Nước Mỹ Trên hết tổ chức.
Ông Pence sẽ dùng bài phát biểu tại Quỹ Heritage để nêu bật chương trình nghị sự và nói về tương lai đảng Cộng hòa, theo các phụ tá. Nội dung phát biểu sẽ ngầm thể hiện sự tương phản với ông Trump, người dành nhiều công sức sau khi rời nhiệm sở để nhắc lại cuộc bầu cử năm 2020.
Ông Trump đang chuẩn bị mở chiến dịch tranh cử lần thứ 3 vào Nhà Trắng, sớm nhất là vào mùa hè này, kể cả khi ông đối diện hàng loạt cuộc điều tra có liên quan tới nỗ lực lật ngược kết quả bầu cử.
Khi nói về khả năng chạy đua tổng thống, ông Trump không nhìn nhận ông Pence là mối đe dọa, theo các đồng minh. Thay vào đó, những người này bận tâm hơn về Thống đốc bang Florida Ron DeSantis (trái). Ảnh: Reuters.
Lúc này, kết quả thăm dò ý kiến cho thấy ông Trump vẫn là ứng viên giành số phiếu áp đảo nếu đảng Cộng hòa tổ chức bầu cử sơ bộ chọn ra đại diện tranh cử tổng thống.
Tuy nhiên, ông Marc Short, cựu Chánh Văn phòng của ông Pence, cho rằng dù ông Trump thật sự tuyên bố ra tranh cử, điều đó cũng không có nghĩa ông ấy sẽ có tên trên lá phiếu vào hai năm nữa.
Khi nói về khả năng chạy đua tổng thống, ông Trump không nhìn nhận ông Pence là mối đe dọa, theo các đồng minh. Thay vào đó, những người này bận tâm hơn về Thống đốc bang Florida Ron DeSantis.
Sở dĩ vậy là bởi ngày càng nhiều người theo chủ nghĩa bảo thủ nhìn nhận ông DeSantis là người thừa kế hợp lý và trẻ trung hơn của phong trào MAGA (Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại) do ông Trump phát động.
Trong khi đó, ông Jennings vẫn tán dương ông Pence vì sẵn sàng đứng lên phản kháng ông Trump dù nhiều người khác trong đảng Cộng hòa vẫn không dám làm trái ý vị cựu tổng thống.
"Điều ông Mike Pence đang làm rất đáng quý. Tôi không biết lúc này ông ấy có phải là ứng viên khả dĩ hay không nhưng ông chắc chắn đã giành được quyền kêu gọi ủng hộ một tương lai hậu Trump", ông Jennings nói.
"Đối với một số người, ông ấy có thể sẽ có kết cục như Thánh John Tẩy Giả. Không còn đầu nhưng được nhớ mãi", ông Jennings đánh giá.
Ông Biden nêu điều kiện tái tranh cử, không "ngán" tái đấu ông Trump Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu điều kiện tái tranh cử vào năm 2024, đồng thời nhấn mạnh rằng ông sẽ "có hứng" làm việc này nếu người tiềm nhiệm Donald Trump cũng tham gia cuộc đua. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống đương nhiệm Joe Biden (Ảnh: Getty). Dù năm đầu tiên của nhiệm kỳ 4 năm chưa...