Cựu Phó Giám đốc chi nhánh Eximbank chiếm đoạt hơn 2.705 tỷ đồng
Nhung lợi dụng vị trí Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh Ba Đình, đã đưa ra các thông tin gian dối về việc ngân hàng có chương trình ưu đãi lãi suất, hoặc mua tài sản để khách hàng gửi tiền, qua đó lừa đảo chiếm đoạt hơn 2.705 tỷ đồng của khoảng 100 bị hại.
Ngày 4/6, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo Vũ Thị Thu Nhung (SN 1977, cựu Phó Giám đốc Eximbank Chi nhánh Ba Đình) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Theo cáo trạng của Viện KSND TP Hà Nội, trong giai đoạn 2014 đến 2022, Nhung lợi dụng vị trí làm việc tại Eximbank, đã dùng hai thủ đoạn để lừa đảo khoảng 100 bị hại với tổng số tiền hơn 2.705 tỷ đồng.
Hành vi thứ nhất thể hiện qua việc, Nhung đưa thông tin gian dối về việc ngân hàng có ưu đãi chương trình tiền gửi linh hoạt dành cho khách hàng ưu tiên, gửi tiền giữ hộ có kỳ hạn, tiền gửi trong giao dịch tài chính, trái phiếu ngân hàng với lãi suất cao từ 7,5 đến 32% một năm hoặc nhận quà tặng giá trị lớn.
Bị cáo Nhung tại phiên tòa ngày 4/6.
Nhung đưa ra thông tin, các chứng chỉ chương trình được quản lý nội bộ của lãnh đạo Eximbank, không phát hành rộng và đề nghị những người có nhu cầu tham gia sẽ gửi tiền trực tiếp cho Nhung. Nhung cam kết chịu trách nhiệm chuyển tiền vào tài khoản của ngân hàng, sau đó gửi lại chứng từ, tiền lãi kèm gốc, tiền chăm sóc khách hàng cho người gửi tiền.
Ngoài hành vi lừa đảo trên, Nhung đưa ra thông tin gian dối khác về việc Eximbank Chi nhánh Ba Đình có thanh lý các bất động sản là nợ xấu và kêu gọi đầu tư qua Công ty Tư vấn đầu tư và quản lý tài sản Việt Nam (công ty sân sau của lãnh đạo Eximbank). Nhưng thực tế, công ty này do Nhung thành lập và nhờ người khác đứng tên.
Nhung cam kết với các nhà đầu tư, nếu gửi tiền vào sẽ nhận lại sau thời gian ký quỹ từ 5 đến 25 ngày kèm lợi nhuận từ 10 đến 14% vốn ban đầu. Để các bị hại tin tưởng, Nhung còn làm giả 57 tài liệu của Eximbank và đưa cho bị hại để họ tiếp tục chuyển tiền cho Nhung.
Video đang HOT
Viện kiểm sát xác định, sau khi nhận tiền của nhiều người, Nhung không thực hiện các cam kết mà lấy của người sau trả cho người trước. Số tiền còn lại, Nhung sử dụng chi tiêu cá nhân. Quá trình điều tra, Nhung thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội như trên.
Đến nay, cơ quan điều tra mới xác định được 46 bị hại với số tiền bị lừa là hơn 788 tỷ đồng. Trong số này, Nhung dùng 477 tỷ để trả lãi hoặc lợi nhuận cho bị hại, chiếm đoạt 311 tỷ đồng. Hiện tại, Nhung không có khả năng khắc phục hậu quả và phải chịu tình tiết tăng nặng là phạm tội nhiều lần.
Quá trình xét xử, vắng mặt nhiều bị hại và những người liên quan đến vụ án. Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những người vắng mặt nên Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa
Lý giải nguyên do chủ thẻ tín dụng Eximbank bị đòi nợ 8,8 tỉ đồng
Thay vì trình lãnh đạo phê duyệt, nhân viên xử lý nợ của Ngân hàng Eximbank không làm theo quy trình, gửi ngay thông báo đòi nợ 8,8 tỉ đồng khiến khách hàng thẻ tín dụng bức xúc.
Chiều 21.3, tại buổi họp báo kinh tế - xã hội định kỳ của UBND TP.HCM, vụ việc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đòi chủ thẻ tín dụng P.H.A (Quảng Ninh) 8,8 tỉ đồng cho khoản nợ 8,5 triệu đồng 11 năm trước được báo chí đặt ra.
Ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM cho biết ngay sau khi nhận được thông tin, Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản yêu cầu Eximbank 3 việc: xác minh vụ việc; làm việc với khách hàng, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của khách hàng và ngân hàng; báo cáo về Ngân hàng Nhà nước và thông tin đến cơ quan truyền thông.
Ông Tuấn cho biết Ngân hàng Eximbank đã làm việc với khách hàng, gửi báo cáo đến Ngân hàng Nhà nước và chi nhánh TP.HCM.
Trả lời câu hỏi liệu rằng cách tính lãi hợp lý hay không, ông Tuấn nói rằng từ con số 8,5 triệu đồng sau 11 năm tăng khoảng 1.000 lần, thành 8,8 tỉ đồng thì bất kỳ ai nghe qua đều thấy không hợp lý.
"Cơ bản đây là cách tính lãi kép. Trong tất cả các giao dịch, bao gồm cả thẻ tín dụng thì có nhiều đơn vị tính lãi kép, tức là lãi chồng lãi. Các các giao dịch ngân hàng khác thì quy định không được tính lãi kép", ông Tuấn nói thêm.
Ông Võ Minh Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM trao đổi tại buổi họp báo. Ảnh SỸ ĐÔNG
Giải đáp thêm, ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank cho biết đối với sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế, khi xây dựng sản phẩm, Eximbank có tham khảo thông lệ thị trường cũng như sản phẩm tương đồng trên thị trường để đưa ra chính sách lãi, phí và các yếu tố cạnh tranh.
Riêng trường hợp khách hàng P.H.A, khách hàng nợ thẻ quá hạn đến 11 năm. Ông Vũ cho biết đối với quy trình xử lý nợ thẻ quá hạn của Eximbank, nhân viên xử lý thẻ của ngân hàng căn cứ tình hình nợ thẻ của khách hàng để đề xuất lãnh đạo một mức thu lãi, thu phí phù hợp trước khi làm việc với khách hàng. Số phí này phải trình cấp lãnh đạo phê duyệt trước khi thông báo cho khách hàng.
Tuy nhiên, trong trường hợp của khách hàng P.H.A, nhân viên xử lý nợ của ngân hàng đã rất máy móc, không làm theo quy trình mà gửi ngay thông báo dẫn đến khách hàng bức xúc.
Ông Nguyễn Hồ Hoàng Vũ, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Eximbank nói nhân viên xử lý nợ đã không thực hiện đúng quy trình khi thông báo đòi nợ 8,8 tỉ đồng. Ảnh SỸ ĐÔNG
Ông Vũ nói lấy làm tiếc khi xảy ra vụ việc này. Về giải pháp, phía ngân hàng đã làm việc với khách hàng vào ngày 19.3. Hai bên trao đổi thẳng thắn trên tinh thần hợp tác, thấu hiểu và chia sẻ, thống nhất phối hợp giải quyết vụ việc, đảm bảo quyền lợi của đôi bên trong thời gian sớm nhất.
Trong khi đó, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP.HCM Võ Minh Tuấn cho biết sẽ có chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng rà soát lại các chủ thẻ, khách hàng để tìm hiểu xem chủ thẻ nào đã lâu không sử dụng hoặc phát sinh trường hợp tương tự để làm việc, tìm thỏa thuận thống nhất đảm bảo quyền lợi các bên.
Các tổ chức tín dụng phải cung cấp nội dung chính của sản phẩm, dịch vụ để khách hàng hiểu, đồng thời công khai biểu phí và chỉ được thu phí theo biểu phí công khai.
Trong tương tác giữa khách hàng và ngân hàng, ông Tuấn khuyến nghị ngân hàng cần thông tin để khách hàng biết được biến động số dư thông qua email, tin nhắn, thư qua bưu điện.
"Ngân hàng kinh doanh trên chữ tín, nếu để xảy ra sự việc như thế này sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến thương hiệu, làm suy yếu lợi thế cạnh tranh", ông Tuấn nhắn gửi, và đề nghị các ngân hàng quan tâm đến lợi ích chính đáng của khách hàng.
Toàn cảnh vụ vay nợ thẻ tín dụng 8,5 triệu bị đòi 8,8 tỷ đồng Một khách hàng được cho vay thẻ tín dụng 8,5 triệu đồng nhưng không đóng lãi nhiều năm, đến nay, cả gốc lẫn lãi phải trả lên đến 8,8 tỷ đồng. Nợ gốc 8,5 triệu, lãi phát sinh 8,8 tỷ đồng Mới đây, trên các trang mạng xã hội lan truyền công văn nhắc nợ của Công ty TNHH MTV Quản lý nợ...