Cựu nhân viên CIA tự nhận mình là… anh hùng game
Động lực nào đã thôi thúc Edward Snowden thực hiện một công việc nguy hiểm như tiết lộ tài liệu mật của chính phủ? Đó là trò chơi điện tử.
Edward Snowden – cựu nhân viên cục tình báo CIA từng gây xôn xao dư luận khi công bố hàng loạt tài liệu mật liên quan tới cơ quan an ninh Mỹ NSA vào năm ngoái là một chuyên gia về máy tính, nhưng ít ai ngờ rằng anh còn có niềm đam mê lớn với trò chơi điện tử. Trong một cuộc phỏng vấn với nhà báo đã làm việc cùng Snowden hồi 2012 – Glen Greenward, phóng viên này cho biết Snowden nói rằng lý tưởng về công lý của anh ta xuất phát từ… video game.
Edward Snowden – cựu nhân viên CIA đang bị chính phủ Mỹ truy lùng gắt gao.
“ Ở Hong Kong, Snowden nói rằng nhân vật chính trong mỗi trò chơi điện tử thường là một con người bình thường nhưng rất yêu chính nghĩa đúng không? Ví dụ như ai đó bị bắt cóc và chúng ta lên đường giải cứu, hay một tổ chức xấu xa nào đó âm mưu phát triển vũ khí hủy diệt buộc người anh hùng phải ra tay tiêu diệt… đại loại như vậy. ” – nhà báo Greenward tiết lộ.
Edward Snowden coi vai trò của mình giống với các nhân vật chính trong game – thực thi công lý cho xã hội.
“ Chung quy lại, tất cả cũng chỉ xoay quanh việc một con người làm thế nào để khiến mình trở nên mạnh mẽ hơn để đủ sức chống lại những thế lực đen tối nhằm mang lại công lý đến cho xã hội, kể cả khi quá trình đó rất mạo hiểm. Tinh thần đặc trưng ấy trong trò chơi điện tử đã ảnh hưởng phần nào tới quan điểm của Snowden về khái niệm chính nghĩa, đồng thời thôi thúc anh ta thực hiện quyết định trong quá khứ. ” – Greenward tiếp tục.
Như vậy là nếu không nhờ trò chơi điện tử, thế giới đã không xuất hiện người anh hùng Edward Snowden, và âm mưu giám sát cuộc sống riêng tư mọi người dân của “thế lực hắc ám” NSA đã không bị bại lộ. Một con người với trình độ xuất chúng như nhân viên CIA còn có quan điểm bị ảnh hưởng bởi video game, vì thế sẽ thật thú vị để chứng kiến thế giới còn thay đổi như thế nào với thế hệ lớn lên cùng game như chúng ta trong tương lai.
Video đang HOT
Theo VNE
Những chú ngựa đặc biệt trong thế giới game (kỳ 1)
Người bạn đồng hành không thể thiếu của các nhân vật game.
Hình tượng con ngựa hiện diện từ sớm trong văn hóa Đông-Tây, đó là một trong những loài vật được con người thuần hóa và sử dụng trong đời sống hàng ngày và gắn liền với chiến tranh. Hình ảnh con ngựa còn là chủ đề cho các môn nghệ thuật như hội họa, điêu khắc, thơ văn... Đối với văn hóa phương Tây, ngựa gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại và gắn liền với hình ảnh Nhân Mã trong 12 Cung Hoàng đạo và đồng thời là một trong 12 con giáp của văn hóa phương Đông (ngọ), cũng nằm trong số lục súc theo quan niệm của văn hóa một số nước. Ngựa là hình tượng đặc trưng cho phương Bắc, là biểu tượng cho sự trung thành và tận tụy đồng thời là biểu tượng cho tài lộc, thành công. Hình ảnh con ngựa tung vó hý vang biểu tượng cho sự kiêu hãnh và tự do và thanh khiết.
Ngựa là con vật thông minh, khôn ngoan sống gần với người và được con người yêu quý trong đời sống vất vả mà còn kề vai sát cánh cùng con người xông pha nơi trận mạc. Chúng đã đi vào văn học dân gian trong lịch sử và văn hoá nghệ thuật. Xuất phát từ chính đặc điểm tự nhiên của loài ngựa mà hình tượng con ngựa luôn hiện diện với vẻ đẹp trong cách nhìn của con người phản ánh qua lăng kính văn hóa. Ngựa có dáng vẻ đẹp đẽ, mạnh mẽ, sung mãn mà thanh nhã, hiền lành, ngựa đó đức tính trung thành với con người, được coi là con vật có tình nghĩa. Còn trong game, những đức tính này vẫn được giữ nguyên, thậm chí còn được thể hiện một cách trực quan, sinh động và gần gũi nhất.
Epona (series Legend of Zelda)
Khi Link (lúc ấy vẫn còn nhỏ) lần đầu gặp Epona tại Lon Lon Ranch, đó vẫn chỉ là một chú ngựa non chưa thuần và rất khó gần gũi. Chỉ có duy nhất Malon (một cô gái trẻ bạn của Link) mới có thể tiếp xúc được với Epona. Sau khi Malon dạy Link thổi bản nhạc Epona's Song bằng chiếc Fairy Ocarina, chú ngựa này mới có thái độ thân thiện và để Link lại gần mình.
Lúc chàng yêu tinh của chúng ta trưởng thành và quay về Lon Lon Ranch, Epona đã lớn và trở thành một trong những con ngựa mạnh mẽ nhất. Đáng tiếc thay, nơi này đã thuộc về sở hữu của Chúa Quỷ Ganondorf và được giao lại cho Ingo cai quản. Sau khi thuần phục lại Epona bằng bản nhạc Epona's Song, Link chấp nhận đánh cuộc với Ingo để được sở hữu chú ngựa này. Với hai lần thắng trong cuộc đua, Epona cuối cùng cũng thuộc về Link. Trước đó, do không biết về bản nhạc của Epona nên Ingo đã cho rằng đây chỉ là một con ngựa hoang khó thuần và định tặng nó cho Chúa Quỷ. Đến bây giờ hắn mới lộ rõ bộ mặt phản trắc của mình. Không cam tâm để Link đưa Epona đi, Ingo đã nhốt cả hai lại ở chuồng ngựa. Tuy nhiên, Link đã cưỡi Epona nhảy ra khỏi hàng rào Lon Lon Ranch để thoát ra ngoài cánh đồng Hyrule.
Từ đó trở đi, Epona trở thành thú cưỡi, người bạn đồng hành thân thiết của Link. Bất cứ khi nào cần, chỉ việc thổi Epona's Song chú ngựa này sẽ xuất hiện. Với khả năng đặc biệt, chỉ cần ngồi trên lưng Epona là không ai có thể làm hại được Link, mặc dù cũng xuất hiện một vài hạn chế như Link chỉ có thể dùng cây cung Fairy Bow. Đôi khi Nintendo cũng để Link xuất hiện cùng với một chú ngựa vô danh nào đó, chẳng hạn như The Legend of Zelda: Oracle of Seasons và Oracle of Ages, nhưng fan hâm mộ vẫn một mực khẳng định đó là Epona. Từ tất cả những điều trên, chúng ta có thể thấy Epona đã trở thành một trong những dấu ấn khó quên nhất trong lòng game thủ kể từ khi dòng game Legend of Zelda ra đời cho đến nay.
Shadowmere (The Elder Scrolls IV: Oblivion)
Trong một thế giới rộng lớn như Cyrodiil, có một con ngựa tốt cũng quan trọng chẳng khác gì có một món vũ khí tốt hay bộ áo giáp tốt. Shadowmere là một con ngựa mà bất cứ ai cũng mong muốn được sở hữu. Với bộ lông bên ngoài màu tím đen và đôi mắt đỏ rực, đó là một trong những con ngựa độc đáo nhất, không phải chỉ trong The Elder Scrolls mà còn cả trong thế giới game.
Không chỉ vậy, Shadowmere còn là con ngựa chạy nhanh nhất trong Oblivion, nó có thể trèo lên những đoạn đường dốc mà bình thường người chơi không thể trèo lên được. Đặc biệt ở chỗ, Shadowmere gần như là một con ngựa bất tử khi không cuộc giao tranh nào có thể giết chết được nó, nếu như lượng máu giảm xuống 0 thì Shadowmere sẽ bất tỉnh để rồi hồi phục lại nhanh chóng. Chỉ có rơi từ đỉnh núi cao mới có thể giết chết được con ngựa này.
Có một bug khá độc đáo đối với Shadowmere, đó là nó có thể mang bao nhiêu vật phẩm cũng được. Chỉ cần tấn công nó đến khi lượng máu giảm về 0 là có thể đặt vật phẩm vào được, muốn lấy vật phẩm ra cũng chỉ cần làm tương tự.
Agro (Shadow of the Colossus)
Nếu như cho rằng ngựa trong thế giới game chỉ đóng vai trò là thú cưỡi, phương tiện di chuyển đi lại thì đó là một sai lầm lớn. Ít nhất có một chú ngựa đóng vai trò quyết định đến 50% gameplay, đó là Agro - chiến mã của Wander trong Shadow of the Colossus. Tốc độ vũ bão của Agro rất có ích đối với Wander, chẳng hạn như bảo vệ anh khỏi nguy hiểm kề cận (trong các trận đánh với Basaran và Dirge) hoặc đuổi theo một kẻ thù nhanh nhẹn khác (Phalanx là một điển hình).
Chỉ có duy nhất một lần Wander không thể đi cùng Agro, đó là trước lúc tìm được colossus cuối cùng, Wander bắt buộc phải đi qua một cây cầu gãy và không thể nào làm được. Nhờ sự giúp đỡ của Argo, anh mới có thể nhảy sang được bên kia, nhưng chính Agro cũng bị rơi xuống vực (Agro kịp thời hất Wander ra trước khi cây cầu sập hoàn toàn).
Ở đoạn phim cuối cùng của game, sau khi cây cầu dẫn đến vùng đất cấm bị sụp đổ, Mono - cô gái được Wander đưa tới ngôi đền cuối cùng cũng tỉnh lại. Agro cũng xuất hiện, lúc này bị thương ở chân sau. Không ai biết liệu Mono có nhận ra chú ngựa này không, tuy nhiên cô vẫn đi theo Agro ra sau ngôi đền và gặp lại Wander, trong bộ dạng của một đứa trẻ sơ sinh với cặp sừng trên đầu, đúng với số phận đã được tiên đoán trước của mình.
Argo từng bị nhầm về giới tính.
Ít người biết rằng trước đây còn có một cuộc tranh luận về giới tính của Agro do hầu hết mọi người đều tin đó là ngựa đực vì một đoạn text trong phần hướng dẫn điều khiển game. Cuối cùng, Fumito Ueda, cha đẻ của Ico và Shadow of the Colossus lên tiếng xác nhận rằng Argo thực ra là ngựa cái.
Ruin (Darksiders)
Khi mới nhìn thấy War lần đầu cưỡi trên lưng Ruin, chắc chắn ai cũng sẽ phải thốt lên: "Trời ơi, gã này có con ngựa trông tuyệt quá". Chắc chắn không còn cặp bài trùng nào trong thế giới game hợp nhau hơn cặp này, vì đã có chiến tranh (War) là phải có suy tàn (Ruin). Điều đáng tiếc là ban đầu War chưa sở hữu Ruin ngay được vì trước đó thuộc về chúa quỷ ở Ashlands, sau khi đã sở hữu Ruin, tay kị mã này có thể triệu hồi Ruin bất cứ khi nào hắn muốn. Con ngựa ma này có thể xuất hiện và biến mất nhanh chóng, giúp War thực hiện combo hiệu quả hơn hẳn.
Tốc độ khủng khiếp của Ruin cũng khiến các đòn đánh cận chiến của War mạnh hơn hẳn so với lúc đi bộ. Ngoài ra, Ruin còn có thể hỗ trợ War trong các cú nhảy mà bình thường không thể làm được. Thậm chí, khi rơi từ trên cao xuống, chỉ cần triệu hồi là Ruin sẽ xuất hiện ngay lập tức, cứu War thoát khỏi cái chết tưởng như không thể tránh được. Một con ngựa tuyệt vời như vậy là thứ mà bất cứ kị sĩ nào cũng muốn được sở hữu.
Theo VNE
Game Trung Quốc dần tiến đánh thị trường phương Tây Thị trường phương Tây đặt ra nhiều yêu cầu khắt khe hơn với bất cứ game nào đến từ nước ngoài. Bất cứ ai có dịp đến Hồng Kông hay Đài Loan (Trung Quốc) cũng sẽ thấy rằng ngày càng có nhiều game được dịch sang tiếng Trung để phục vụ cho người Trung Quốc. Dù là tiếng Anh sang tiếng Trung hay...