Cứu người phụ nữ nước ngoài bị tai nạn gãy 10 xương sườn, ‘nát’ gan, lách
Ngày 14/12/2020, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp người bệnh nữ 35 tuổi (Quốc tịch Ukraina), sinh sống và làm việc tại Hà Nội nhập viện do tai nạn giao thông.
Nạn nhân nhập viện với chẩn đoán đa chấn thương, chấn thương ngực kín mức độ nhiều do gãy nhiều xương sườn với 8 xương sườn bên trái và 2 xương sườn bên phải trong đó có xương gãy chọc vào phổi gây tổn thương phổi, gãy xương ức, gãy xương bả vai trái có tổn thương phổi gây xẹp phổi, tràn khí, tràn máu màng phổi.
Nạn nhân đã hồi phục kỳ diệu. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ngày 14/12/2020, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức tiếp nhận trường hợp người bệnh nữ 35 tuổi (Quốc tịch Ukraina), sinh sống và làm việc tại Hà Nội nhập viện do tai nạn giao thông.
Người bệnh vào viện trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc tốt, đau ngực và hạn chế hô hấp. Tại đây, người bệnh đã được các bác sĩ thăm khám và chẩn đoán đa chấn thương, chấn thương ngực kín mức độ nhiều do gãy nhiều xương sườn với 8 xương sườn bên trái và 2 xương sườn bên phải trong đó có xương gãy chọc vào phổi gây tổn thương phổi, gãy xương ức, gãy xương bả vai trái có tổn thương phổi gây xẹp phổi, tràn khí, tràn máu màng phổi.
Người bệnh bị chấn thương gan độ IV và chấn thương lách độ II có chỉ định điều trị bảo tồn. Thời gian đầu khi mới chấn thương, người bệnh có nguy cơ xuất huyết rất cao do đa chấn thương, nguy cơ xuất huyết tại gan thì hai và có thể phải phẫu thuật cấp cứu nên không được dùng chống đông dự phòng huyết khối.
TS Lê Việt Khánh, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết: Người bệnh đã được các bác sĩ dẫn lưu màng phổi 2 bên, chỉ định điều trị bảo tồn không mổ gan và lách. Trong thời gian điều trị từ 14 đến 28/12/2020, người bệnh đau và hạn chế vận động, do còn nguy cơ xuất huyết do chấn thương của gan và lách nên chưa điều trị dự phòng chống đông. Sau 6 ngày, tình trạng huyết động của người bệnh dần ổn định.
Video đang HOT
Tuy nhiên vào ngày 29/12 người bệnh có dấu hiệu đau ngực, ho, khó thở, trên phim chụp cắt lớp vi tính phát hiện có huyết khối động mạch phổi vùng ngoại vi nhánh phân thùy đỉnh thùy trên phổi trái, các vị trí khác của động mạch phổi phải và phổi trái không có huyết khối; tràn dịch màng phổi phải dày 9mm, tràn dịch màng phổi trái dày 23mm; xẹp một phần nhu mô thùy trên và dưới phổi phải và trái sát vùng tràn dịch 2 bên; siêu âm mạch máu chi dưới không phát hiện huyết khối tĩnh mạch sâu.
Các bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chẩn đoán huyết khối động mạch phổi ở thùy trên phổi trái, người bệnh được điều trị heparin trọng lượng phân tử thấp, theo dõi sau tiêm heparin 3 mũi thấy nồng độ D-Dimer giảm dần (5953 g/L), định lượng hoạt tính Anti-Xa chỉ đạt 0,25 UI/mL. Do cân nặng của người bệnh 77kg nên người bệnh được điều trị tăng liều heparin (Gemapaxane loại 60mg/0,6ml x 02 ống/ngày).
Theo dõi nồng độ D-Dimer giảm dần và Anti-Xa đạt 0,68-0,79 UI/mL sau tiêm 4 mũi. Người bệnh không có dấu hiệu xuất huyết và tắc mạch trên lâm sàng, tình trạng người bệnh ổn định, không khó thở. Người bệnh được duy trì liều heparin như trên trong thời gian nằm viện và chuyển sang dùng chống đông đường uống khi ra viện.
TS Lê Việt Khánh cho biết thêm: Tắc mạch do huyết khối ở người bệnh đa chấn thương là một trong những nguyên nhân gây tử vong khi người bệnh hạn chế vận động, tổn thương mạch máu và tăng giải phóng các chất hoạt hóa đông máu từ nơi bị đụng dập vào mạch máu. Hai loại huyết khối thường gặp nhất ở người bệnh chấn thương là huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi.
Hàng năm, tại Việt Nam có hơn 10.000 người chết do tai nạn giao thông, hàng chục nghìn người bị thương phải điều trị tại bệnh viện. Huyết khối tĩnh mạch sâu và thuyên tắc phổi là nguyên nhân gây tử vong muộn sau vài ngày hoặc vài tuần ở người bệnh chấn thương hoặc sau phẫu thuật.
Các yếu tố nguy cơ được công bố bao gồm đa chấn thương, chấn thương cột sống có liệt nửa người, tổn thương mạch máu, hạn chế vận động. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác như béo phì, hút thuốc, sử dụng thuốc tránh thai hoặc hormon thay thế, thiếu yếu tố V Leiden bẩm sinh cũng tăng nguy cơ huyết khối.
Đặc biệt người bệnh có dấu hiệu tăng đông khi làm xét nghiệm đàn hồi đồ cục máu tăng gấp đôi tỷ lệ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu so với người bệnh không có dấu hiệu tăng đông. Biện pháp dự phòng huyết khối được sử dụng thường xuyên với liều chống đông phù hợp, băng chun áp lực, vận động sớm.
Chẩn đoán sớm dựa vào chụp cắt lớp, siêu âm mạch máu ở người bệnh có D-Dimer cao và điều trị huyết khối bằng thuốc chống đông, can thiệp mạch hoặc phẫu thuật lấy huyết khối hay thuốc tiêu sợi huyết tùy từng trường hợp cụ thể.
Nặn mụn từ lần này sang lần khác, một người bị biến chứng viêm phổi kép, xẹp cả 2 bên phổi
Việc nặn mụn có thể gây nhiễm trùng là chuyện có lẽ ai cũng biết, nhưng rất nhiều người lại chẳng hề nương tay, vẫn cứ nặn như thường.
Bởi thế mới có chuyện một người cũng vì lý do này mà bị viêm phổi nghiêm trọng, suýt nữa thì mất đi cả mạng sống của mình.
Các bác sĩ đã nhắc nhở rất nhiều lần rằng không nên nặn mụn, nhất là trên mặt, thế nhưng nhiều người vẫn không kiềm chế được và vẫn cứ "ra tay" như thường.
Mới đây, một người ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) cũng đã suýt chết vì nặn mụn ở cằm mình.
Người này, có họ là Chen, đã bị sốt và sưng quanh vùng miệng ngay sau khi anh ta tự nặn mụn. Cứ tưởng chỉ nhiễm trùng tại chỗ, ai ngờ sự viêm nhiễm này lan tới cả hai bên phổi của Chen và anh thấy rất khó thở, theo truyền thông địa phương.
Chen nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Các bác sĩ ở một bệnh viện tại thành phố Thường Châu cho biết, bệnh nhân này nhập viện trong tình trạng nguy kịch, bị chẩn đoán viêm phổi kép nên đã được đưa ngay vào khoa Chăm sóc Tích cực, tưởng không qua khỏi. Sau đó, anh này phải nằm viện một tháng thì tình hình mới ổn định trở lại.
Sự việc được kênh truyền hình Giang Tô đưa tin, như một lời cảnh báo về việc mọi người không nghe lời bác sĩ và cứ nặn mụn trên mặt, đặc biệt là lại còn không rửa tay trước đó.
Người nhà của Chen.
Người nhà của anh Chen nói: "Anh ấy chỉ bị một cái mụn ở cằm, ai cũng bảo là đừng động vào rồi, nhưng lần nào anh ấy cũng nặn. Trước đây anh ấy cũng từng làm vậy, thật không ngờ lần này lại nghiêm trọng như thế".
Bác sĩ Zhu, người điều trị cho Chen, cho biết: "Tình trạng nhiễm trùng ở miệng đã lan tới phổi, gây ra viêm phổi kép, khiến cả hai bên phổi bệnh nhân đều bị xẹp".
Các bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng, không ai nên tự nặn mụn ở vùng "Tam giác Tử thần" trên mặt. Đó là vùng tam giác kéo dài từ điểm giữa hai lông mày, chéo xuống hai bên khóe miệng, chính là khu vực cũng hay bị mụn.
Các bác sĩ đều phản đối việc nặn mụn trên mặt. Ảnh minh họa: Pexels/ Andrea Piacquadio.
Bác sĩ Zhu nhắc nhở: "Điều đầu tiên là tránh dùng tay bẩn để nặn mụn. Và ngay khi vùng da xung quanh đó bị đỏ, sưng hoặc đau, hoặc bệnh nhân bị sốt, thì phải đến gặp bác sĩ ngay". Những tình trạng nhiễm trùng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới giảm thị lực, viêm màng não...
Chen hiện đã đỡ nhưng vẫn đang phải ở bệnh viện theo dõi.
Lưu ý đảm bảo an toàn trong sử dụng bình gas Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân (BN) cấp cứu trong tình trạng chấn thương nặng do tai nạn nổ bình gas. Bình gas mini phát nổ có thể gây chấn thương nghiêm trọng - ẢNH MINH HOẠ Đó là trường hợp nam thanh niên T.V.C (18 tuổi, ở TP.Sông Công, tỉnh Thái Nguyên) bị đa...