Cứu người đàn ông té xe, bị vật sắc nhọn đâm thủng cổ
Người đàn ông đi xe máy bị té ngã và bị vật sắc nhọn đâm thủng cổ gây đứt mạch máu…
Ảnh minh họa
Ngày 6.10, Khoa Phẫu thuật tim mạch – lồng ngực, Bệnh viện (BV) đa khoa Xuyên Á TP.HCM, cho biết các bác sĩ đã phẫu thuật cứu sống bệnh nhân sốc mất máu, đe doạ tính mạng do vết thương mạch máu vùng cổ.
Bệnh nhân T.T (42 tuổi, ngụ H.Củ Chi, TP.HCM) bị tai nạn té ngã xe máy và bị vật sắc nhọn đâm thủng cổ trái. Vết thương phun máu thành tia. Bệnh nhân T. được sơ cứu cầm máu tạm ở cơ sở y tế gần hiện trường tai nạn và nhanh chóng chuyển đến BV Xuyên Á trong tình trạng sốc mất máu, hốt hoảng, vết thương cổ trái đã băng ép nhưng đang tiếp tục rỉ máu…
Bệnh nhân nhanh chóng được đưa vào phòng mổ vừa mổ cấp cứu, vừa hồi sức.
Video đang HOT
Kết quả phẫu thuật cho thấy vật sắc nhọn đâm xuyên từ trước ra sau, vào trong và xuống dưới cổ trái gây đứt đôi đoạn đầu động mạch đốt sống trái (đây là một trong các động mạch đi lên não) và máu đang phun thành tia mạnh.
Ngoài ra, vết thương làm rách bán phần rễ thần kinh cổ 7 bên trái (C7 – một rễ trong thành phần đám rối thần kinh cánh tay) và làm đứt 1 phần mỏm ngang của đốt sống cổ 7.
Các bác sĩ nhanh chóng khâu cầm máu động mạch đốt sống và cầm máu các khối cơ vùng cổ đang chảy máu, khâu phục hồi rễ thần kinh cổ, khâu phục hồi cơ vùng cổ trái bị tổn thương.
Hiện bệnh nhân vẫn đang còn được hồi sức.
Theo các bác sĩ, tổn thương mạch máu vùng cổ mà có chảy máu ra ngoài, nếu không biết cách sơ cứu, không được phẫu thuật cầm máu và xử trí tổn thương kịp thì chắc chắn nạn nhân sẽ nhanh chóng tử vong.
Trong sơ cứu, băng ép là kỹ thuật cơ bản nhất để cầm máu và quyết định tiên lượng sống cho nạn nhân. Có thể dùng vật liệu sẵn có như bông, khăn, vải sạch…. Tuy nhiên, nếu băng ép không đúng cách lại làm tắc đường thở và làm cản trở dòng máu lên não khiến nạn nhân không thở được và gia tăng nguy cơ thiếu máu não.
Nhanh nhất là đưa tay của nạn nhân (đối diện bên tổn thương) qua đầu để làm đối trọng (như một thanh nẹp) rồi băng ép chặt lại vết thương ở cổ phía bên kia. Như vậy vừa có thể băng ép cầm máu cứu tính mạng nạn nhân, vừa có thể giúp nạn nhân thở được, không làm cản trở dòng máu bên không tổn thương lên nuôi não.
Ngoài ra, cũng có thể băng ép vết thương ở cổ choàng qua vùng nách đối diện của nạn nhân, sau đó nhanh chóng vận chuyển nạn nhân đến ngay bệnh viện có khoa phẫu thuật mạch máu gần nhất.
Theo thanhnien
Báo động đỏ cứu bệnh nhân nguy cơ chết trên bàn mổ
Nam bệnh nhân quê Đồng Nai bị máy cưa cắt ngang bụng, ngưng tim trên đường vào phòng mổ cấp cứu.
Bệnh nhân 43 tuổi được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức cấp cứu sáng 1/10 trong tình trạng mạch không bắt được, huyết áp không đo được, thở ngáp cá. Vết thương toác thành bụng từ rốn đến giữa đùi trái.
Bác sĩ nhận định bệnh nhân bị sốc mất máu nguy kịch nên nhanh chóng lập ba đường truyền, xả dịch, giảm đau, kích hoạt báo động đỏ nội viện và chuyển bệnh nhân vào phòng mổ. Trên đường chuyển vào phòng mổ cấp cứu, bệnh nhân ngưng tim ngưng thở, được hồi sinh tim phổi tích cực ngay trên băng ca.
Bệnh nhân vừa được hồi sức vừa phẫu thuật khẩn cấp. Kíp mổ xác định bệnh nhân bị đứt động mạch 8 cm, rách tĩnh mạch chậu 6 cm, đứt đại tràng, thủng hồi tràng. Vết thương mạch máu phức tạp, bệnh nhân nguy cơ tử vong ngay trên bàn mổ. Bệnh viện Đa khoa Khu vực Thủ Đức kích hoạt báo động đỏ liên viện đến Bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Bệnh nhân được theo dõi sát sau mổ. Ảnh bệnh viện cung cấp.
Kíp bác sĩ từ Bệnh viện Gia Định mang theo những dụng cụ mảnh ghép động mạch lập tức đến phòng mổ bệnh viện Thủ Đức để cùng phối hợp cứu bệnh nhân. Trải qua 6 giờ mổ căng thẳng, các bác sĩ hoàn thành xử lý các vết thương. Bệnh nhân được truyền 13 đơn vị hồng cầu lắng, 8 đơn vị huyết tương tươi.
Hiện tri giác bệnh nhân có dấu hiệu phục hồi, mạch, huyết áp ổn định, đồng tử hai bên có phản xạ ánh sáng, tiểu tốt, không phát hiện hẹp hay tắc mạch chi dưới. Qua nguy kịch nhưng tiên lượng bệnh nhân còn nặng, có nguy cơ tắc mạch, xuất huyết, tổn thương đa cơ quan sau ngưng tim ngưng thở, nhiễm trùng nhiễm độc. Bệnh nhân đang được bác sĩ hai viện phối hợp theo dõi sát.
Quy trình báo động đỏ được triển khai tại Bệnh viện Nhi đồng 1 cách đây 9 năm, cứu sống nhiều trường hợp thập tử nhất sinh. Báo động đỏ cho phép bác sĩ bỏ qua các giai đoạn như hội chẩn, xét nghiệm, siêu âm... mà chuyển thẳng từ phòng cấp cứu lên phòng mổ. Từ hiệu quả báo động đỏ nội viện, Sở Y tế TP HCM từ năm 2016 đã triển khai quy trình "báo động đỏ liên viện", nhiều bệnh viện trên địa bàn phối hợp cứu sống những bệnh nhân tưởng chừng không qua khỏi.
Lê Phương
Theo Vnexpress
Nạn nhân bị đứt đôi gan sau va chạm giao thông Sau va chạm giao thông, nạn nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng tỉnh táo nhưng nhanh chóng vào sốc. Tiến hành phẫu thuật cấp cứu, các bác sĩ phát hiện gan trái của bệnh nhân gần như đã đứt lìa. Trưa 2/10 nam thanh niên T.H.L. (20 tuổi, ngụ phường Bình Thọ, quận Thủ Đức) khi đang tham gia giao...