Cứu người… bị mất mạng, còn ai dám giúp?
Theo tiến sĩ tâm lý Huỳnh Văn Sơn, hành vi giúp người khác bị vạ lây chỉ là một sự cố nhưng giữa cái an toàn và hiểm nguy, nhiều người đã chọn phương án không quan tâm.
Khi một số người chưa hết ám ảnh vị trí 13 thế giới về vô cảm mà hãng khảo sát quốc tế Gallup công bố đầu tháng 12 thì nhiều người dân TP HCM lại chứng kiến một cảnh tượng đau lòng xảy ra vào những ngày cuối cùng của năm 2012. Nạn nhân là Phạm Đức Linh (27 tuổi, quê tỉnh Long An), sinh viên năm cuối trường đại học Giao thông vận tải TP HCM bị sát hại dã man sáng 25/12 sau khi cứu giúp đôi nam nữ gặp tai nạn giao thông.
Sự việc trớ trêu này khiến nhiều người lo ngại rằng, khi trật tự an ninh ngày càng bị đảo lộn, con người sẽ càng trở nên vô cảm để bảo toàn tính mạng?
2 đối tượng trong nhóm côn đồ hành hung anh Phạm Đức Linh đến chết
“Tôi đọc báo thấy tin này mà rùng mình vì sự dã man, vô nhân tính của nhóm côn đồ kia. Hành động đó cho thấy, chúng đã mất hết tính người, không phân biệt được đâu là thiện, đâu là ác. Thật buồn, sự việc đau lòng này lại xảy ra vào đúng thời điểm cả nước đang háo hức chờ đón năm mới với những điều tốt lành. Nếu những hành vi giết người tương tự còn tái diễn, e rằng người đi đường sẽ ngày càng thờ ơ với người bị nạn vì họ sợ tính mạng bản thân bị đe dọa”, anh Nguyễn Tiến Hưng (Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội) lo ngại.
Đồng quan điểm, chị Trần Hương Giang (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng cho rằng, những người chứng kiến cảnh nam sinh viên bị giết hại sẽ còn bị ám ảnh bởi cảnh tượng đó một thời gian dài. Nguy hại hơn, khi gặp người bị nạn, họ sẽ phải đắn đo, “ngó trước ngó sau” trước khi quyết định cứu giúp.
“Không ít người đã phàn nàn rằng, họ gặp phiền hà khi cứu giúp người gặp nạn, giờ lại có người chết oan thì còn ai giám làm Lục Vân Tiên nữa?”, chị Giang chia sẻ.
Video đang HOT
PGS.TS Huỳnh Văn Sơn
Trao đổi với PV, phó giáo sư – tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, giảng viên trường Đại học Sư phạm TP HCM cũng cho rằng, cái chết của sinh viên Phạm Đức Linh khi giúp đỡ người bị nạn là một trong những sự việc đau lòng.
“Nó minh chứng cho hành vi thiếu tính nhân văn cũng như sự hạn chế về nhận thức hướng đến những giá trị đạo đức, giá trị làm người của một nhóm ít người trong xã hội. Ở một góc độ khác, nó minh chứng cho sự nổi loạn về hành vi, sự thiếu chuẩn mực trong hành xử… Khi con người làm tổn thương hay làm người khác bị mất mát, lại có thể kéo theo những người vô tội hay thậm chí đó là những cá nhân biết tương thân, tương trợ… Hành vi ấy thật đáng lên án!” – tiến sĩ Sơn nói.
Cũng theo ông Sơn, không phải bao giờ hành vi giúp người khác cũng bị vạ lây hay bị tai nạn… Đó chỉ là một sự cố hay một hoàn cảnh thiếu may mắn… Những hành vi nhân ái luôn được tôn vinh, lan tỏa…
“Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng giữa cái thật và giả, giữa cái an toàn và hiểm nguy… nhiều người đã chọn phương án không quan tâm. Đó cũng chính là thái độ cân nhắc tiêu cực của không ít người khi niềm tin về cái thiện, về sự nhân ái của con người có phần bị ảnh hưởng. Cũng chưa thể kết luận đó là sự vô cảm nhưng rõ ràng, con người đã nảy sinh nhu cầu tự vệ một cách chính đáng dù rằng đôi lúc không hoàn toàn hợp lý”, ông Sơn phân tích thêm.
Từ đó, ông Sơn cho rằng, chính nhu cầu tự vệ thôi thúc người ta cứ lờ đi, đừng quan tâm… Nhu cầu ấy xuất phát tự thân bằng nhận thức dần chuyển sang thái độ và khi hành vi, biểu hiện hành vi xuất hiện thì hành động vô cảm dường như đã xác lập.
Theo 24h
Nổ đầu đạn làm 8 người thương vong: Đám giỗ tang thương!
Như đã đưa tin, vụ nổ xảy ra khi mọi người đang ăn đám giỗ ở nhà ông Lê Văn Tím tại ấp Hiếu Trung A, xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm, Vĩnh Long. Sau tiếng nổ lớn phát ra từ bụi trúc, 4 người đã mất mạng, 4 người trọng thương.
Sáng 3/12 Công an đang kiểm tra lại hiện trường vụ nổ đầu đạn
Anh Nguyễn Văn Phương (37 tuổi), ngụ cùng ấp Hiếu Trung A, cho biết, trưa ngày 2/12, gia đình ông Lê Văn Tím tổ chức đám giỗ nên mời bà con hàng xóm đến dự. Trong lúc người lớn đang bày mâm cúng trong nhà thì bọn trẻ qua nhà ông Lê Văn Lợt (sinh năm 1963, em ruột ông Tím) chơi và xảy ra chuyện đau lòng.
Gặp chúng tôi tại bệnh viện, cháu Nguyễn Minh Trường (12 tuổi) đang nằm cấp cứu, sợ hãi kể lại: "Trước nhà ông Lợt có bụi trúc im mát nên tụi cháu lại đó chơi và thấy một đầu đạn trong bụi trúc nên bạn Hải Đăng lật đầu đạn lên, và nó bị nổ...".
Cháu Nguyễn Minh Trường đang cấp cứu tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong tình trạng rất nặng
Đầu đạn phát nổ đã khiến cháu Nguyễn Hải Đăng (SN 2001), Nguyễn Thị Như Ngọc (SN 2008) - cùng ngụ ngụ ấp Vĩnh Hưng, xã Thới Hòa, huyện Trà Ôn cháu Phạm Đăng Khoa (SN 2005), cháu Lê Minh Thành (SN 2006) - ngụ xã Hiếu Nghĩa, huyện Vũng Liêm, tử vong tại chỗ. Bốn người khác bị thương gồm cha con anh Huỳnh Thanh Tâm (36 tuổi) và cháu Huỳnh Nhật Duy (6 tuổi) cháu Nguyễn Minh Trường (12 tuổi) và anh Ngô Ngọc Phương (SN 1970), cùng ngụ xã Hiếu Nghĩa.
Hiện tại cháu Nguyễn Minh Trường đang được điều trị tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ trong tình trạng nguy kịch. Bác sĩ Nguyễn Quang Tiến, Trưởng khoa ngoại bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ, cho biết, cháu Trường nhập viện với vết thương ở ngực phải do hỏa khí khiến màng phổi bị tràn dịch, tràn khí dẫn đến suy hô hấp phải đặt nội khí quản. Hiện tại trong phổi của bệnh nhi còn nhiều mảnh kim loại, bệnh viện đã làm hội chẩn với bệnh viện tuyến trên, tiếp tục làm các xét nghiệm, tiên lượng bệnh xấu. Dự định chiều nay phải chuyển cháu Trường lên bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.
Cùng nằm điều trị với Trường là bé Huỳnh Nhật Duy. Cháu Duy cũng bị mảnh đạn trong vụ nổ văng trúng phần cẳng tay. Cha của Duy bị mảnh đạn văng vào cánh tay, đang được điều trị tại khoa ngoại chấn thương Bệnh viện đa khoa TP Cần Thơ.
Anh Ngô Ngọc Phương, một nạn nhân trong vụ đầu đạn nổ đang nằm điều trị tại bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho biết, anh bị trúng đạn khi đang trên đường đi cắt cỏ về, khi đó anh ở cách hiện trường khoảng 15m.
Nhớ lại vụ nổ kinh hoàng, bà Đoàn Thị Tưởng, nhà đối diện bụi trúc, kể: "Lúc nghe tiếng nổ lớn, mọi người tưởng là nổ bình gas hay bình điện nên chạy ra xem. Khói bay mù mịt, cả chục đứa nhỏ nằm la liệt, đứa gần quả bom nhất thì thân thể một nơi, cánh tay một nơi. Mọi người la thét thảm thiết vừa chạy cấp cứu những người còn sống vừa lo gom phần xương, thịt".
Sáng nay 3/12, chúng tôi trở lại hiện trường vụ nổ, cả 4 cháu nhỏ đều được chôn cất ngay trong đêm nhưng cảnh tang thương còn hiển hiện ở khắp xóm làng. Ông Nguyễn Văn Chuộng có 2 con là Nguyễn Hải Đăng và Nguyễn Thị Như Ngọc đều mất mạng trong vụ tai nạn, nói trong nước mắt: "Bữa đó đám giỗ bên nhà ngoại nên vợ chồng tôi chở 2 con về chơi. Đến trưa tôi về nhà tắm rửa, cho heo ăn thì hay tin 2 con bị nạn, nào ngờ khi đến nơi thì thấy 2 con đều chết không toàn thây".
Hai cháu nhỏ mất mạng vì tai nạn quá thương tâm
Sáng cùng ngày, chúng tôi cũng cố gắng liên hệ với ông Lê Văn Lợt để tìm hiểu hiểu ngọn nguồn của viên đạn cối này nhưng do ông Lợt đang làm việc với cơ quan chức năng nên không thể gặp phóng viên. Theo thông tin ban đầu, cách đây hơn chục năm, trong lúc đào kênh ở gần nhà, ông Lê Văn Lợt phát hiện viên đạn cối, liền đem về bỏ ở bụi trúc trước nhà. Trưa ngày 2/12, các cháu qua chơi, di chuyển viên đạn nên xảy ra sự việc thương tâm.
Vụ tai nạn chưa từng có khuấy động cả một vùng quê
Ông Phan Văn Sơn - Phó Chủ tịch xã Hiếu Nghĩa - cho biết: "Ngay sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã tổ chức thăm hỏi các gia đình nạn nhân. Sáng 3/12, UBND xã đã vận động, hỗ trợ mỗi gia đình có người thiệt mạng 1 triệu đồng".
Theo Dantri
Trâu húc chết người giữa lòng thị xã Ngày 23/9, một vụ mất mạng hết sức hi hữu đã xảy ra trên tuyến đường Trần Hưng Đạo, đoạn thuộc khóm 1, phường An Thạnh, thị xã Hồng Ngự (tỉnh Đồng Tháp). Nạn nhân là cụ bà Đặng Thị Sừng (77 tuổi) đã bị trâu đâm chết ngay tại khu vực nội ô. Theo người nhà nạn nhân, khi nắng sớm vừa...