Cựu Ngoại trưởng Mỹ hối tiếc vì Washington không đưa Nga gia nhập NATO
Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã bày tỏ sự “hối tiếc” về việc nước này đã không cố gắng đưa Nga trở thành một thành viên của NATO.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ James Baker trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CNN cho rằng, chính sách đối ngoại hiện nay của Mỹ với Nga không hiệu quả.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ, James Baker.
Cựu Ngoại trưởng Mỹ đã tỏ ra hối hận vì Mỹ đã làm hỏng mối quan hệ với Nga bằng “Kế hoạch Marshall” và Chiến tranh lạnh. Theo ông, 15 năm trước Mỹ lẽ ra nên mời Nga gia nhập NATO và lôi kéo Moscow trở thành đồng minh như cách đã làm với Đức và Nhật Bản.
“Sau Chiến tranh Lạnh và sự sụp đổ của Liên Xô, lẽ ra chúng ta và các đồng minh ở Tây Âu nên tìm cách đưa Nga gia nhập NATO, đưa Nga vào một liên minh chính trị và đồng thời là liên minh an ninh với mình”, ông Baker nói.
Video đang HOT
Theo ông, lẽ ra Mỹ “không nên sử dụng Kế hoạch Marshall để đối phó với Nga và thay vào đó phải sử dụng cách như đã làm với Đức và Nhật Bản sau Thế chiến II để đưa họ vào liên minh, biến họ trở thành bạn của mình”.
Mỹ đã có 15 năm quan hệ rất tốt với Nga dưới chính quyền của Yeltsin và Putin. Nhưng giờ đây Mỹ đang đưa mối quan hệ này trở lại tình trạng của 40 năm trước.
Trong cuộc phỏng vấn với CNN, ông Baker cũng kêu gọi các bên liên quan dừng “cắt Ukraine thành từng mảnh” bởi chính sách như vậy không có lợi cho cả Mỹ và Nga.
James Addison Baker, 85 tuổi, từng giữ chức vụ Chánh Văn phòng Nhà Trắng trong nhiệm kỳ đầu tiên của của Tổng thống Ronald Reagan, Bộ trưởng Ngân khố Mỹ từ năm 1985 đến năm 1988 trong nhiệm kỳ thứ hai của chính quyền Reagan, và là Ngoại trưởng dưới thời tổng thống George H. W. Bush. Ông là người sáng lập nên Viện James Baker.
Theo Giáo Dục
Mỹ thất bại trong việc tính kế hạ uy tín nước Nga
Cuộc đối đầu của Nga và Mỹ đã bớt căng thẳng trong thời gian gần đây, từ khi cuộc khủng hoảng tại Ukraine bắt đầu có những dấu hiệu ổn định trở lại nhờ thỏa thuận Minsk. Tuy nhiên, mới đây một số quan chức Washington tiếp tục tìm cách hạ uy tín Nga với đề nghị FIFA ngừng ngay việc tổ chức World Cup 2018 tại quốc gia này.
Nga sẽ là nước chủ nhà của World Cup 2018.
Liên đoàn Bóng đá Thế giới FIFA đã từ chối lời kêu gọi của một nhóm bao gồm 13 thượng nghị sĩ Mỹ, yêu cầu tổ chức này hủy bỏ tư cách chủ nhà của Nga trong giải bóng đá lớn nhất hành tinh diễn ra vào năm 2018. Đồng thời, các quan chức mỹ đề nghị FIFA nhanh chóng tìm kiếm một quốc gia thích hợp và di chuyển World Cup 2018 ra khỏi Nga.
Trong bức thư được gửi đi vào hôm thứ Ba, sau đó được công bố vào ngày thứ Tư, các nhà lập pháp của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa Mỹ nói rằng, họ "khuyến khích", Liên đoàn Bóng đá Thế giới thay đổi nước chủ nhà đăng cai World Cup 2018. Họ nhận định việc cho phép Nga tổ chức một sự kiện thể thao lớn sẽ làm tăng uy tín của Tổng thống Nga trong công chúng thế giới.
Phát ngôn viên của FIFA Delia Fischer cho biết, các quan chức của tổ chức này đã thảo luận và từ chối một cuộc gọi đến Moscow để lấy lại quyền đăng cai mà họ đã trao cho Nga vào năm 2010. Họ khẳng định Nga sẽ tiếp tục tổ chức World Cup 2016 cho dù một số nước đe dọa không tham gia, vấn đề chính trị không được ảnh hưởng đến các lĩnh vực thể thao.
"Lịch sử đến nay cho thấy, việc dùng các sự kiện thể thao để tẩy chay hay cô lập một quốc gia chưa bao giờ mang lại hiệu quả, hay giải quyết các bất đồng giữa các nước," phát ngôn viên khẳng định trong một email gửi đến tạp chí Associated Press.
Bà Fischer nói thêm: "World Cup có thể là chất xúc tác mạnh mẽ cho một cuộc đối thoại mang tính xây dựng giữa người dân với chính phủ, và giữa các quốc gia với nhau. Điều này góp phần mang lại sự phát triển cho một xã hội tích cực."
"Chúng tôi tin rằng giải bóng đá lớn nhất hành tinh là một sự kiện lành mạnh và FIFA khẳng định World Cup 2018 sẽ tiếp tục diễn ra tại Nga," báo chí địa phương dẫn lời bà cho biết.
Chủ tịch FIFA Sepp Blatter cũng lên tiếng phản đối các lời kêu gọi tẩy chay World Cup ở Nga. Ông cho rằng bóng đá là "một biểu tượng của sự đoàn kết" và các quan chức Mỹ không nên khiến nó liên quan đến chính trị.
"Bóng đá cần phải đoàn kết và nhiều môn thể thao khác cũng như vậy, các nước không nên có ý định tẩy chay bóng đá vì lý do chính trị. Tẩy chay chưa bao giờ có hiệu quả," ông Blatter nói trong Đại hội lần thứ 39 của UEFA ở Vienna.
Trước đó, Ukraine cũng từng lớn tiếng kêu gọi các quốc gia khác không nên cử đội bóng của mình tham dự World Cup nếu nó diễn ra tại Nga, với lý do Moscow đã gây ra cuộc khủng hoảng chính trị cho quốc gia này. Moscow đã bác bỏ các cáo buộc và tuyên bố World Cup 2016 sẽ là một trong những giải vô địch bóng đá thế giới hoành tráng nhất trong lịch sử.
Theo Một Thế Giới
Ai thắng trong "cuộc chiến cấm vận"? Đã một năm kể từ khi các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) có hiệu lực ngày 17-3-2014, kéo theo một lệnh trừng phạt đáp trả của Moscow. Dù cả hai bên đều chịu thiệt hại trong "cuộc chiến cấm vận" nhưng kết quả của nó không bao giờ được như phương Tây mong đợi. Cuộc chiến cấm vận kéo...