Cựu ngoại trưởng đảng Cộng hòa sẽ bầu cho bà Clinton
Do nhiều người cho biết sẽ không bầu cho Donald Trump, trang Politico đưa tin các nghị sĩ đảng Cộng hòa đang áp dụng chiến lược mới là tập trung chiếm đa số ở Thượng viện và Hạ viện để tạo thế đối trọng với tân Tổng thống Hillary Clinton.
Tình hình tương tự xảy ra cách đây 20 năm. Đảng Cộng hòa nhận thấy ứng cử viên Bob Dole khó bề chiến thắng tổng thống mãn nhiệm Bill Clinton nên tập trung kiểm soát Quốc hội và đã thành công. Khác với lần trước, lần này do quan hệ giữa Trump với đảng Cộng hòa không mấy suôn sẻ nên các nghị sĩ đảng Cộng hòa giữ khoảng cách với Trump.
Trong khi đó, phát biểu tại Long Island ngày 26-10, cựu Ngoại trưởng Colin Powell (ảnh) thuộc đảng Cộng hòa nhưng lại tuyên bố sẽ bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton.
Trả lời báo Newsday, ông nhận xét: “Ngày nào ông ta cũng sỉ nhục Mỹ ít nhất một lần. Ông ấy sỉ nhục người Mỹ gốc La tinh. Ông ấy sỉ nhục người Mỹ gốc Phi. Ông ấy sỉ nhục phụ nữ. Ông ấy sỉ nhục đảng của mình. Ông ấy sỉ nhục các đồng minh của chúng ta trên khắp thế giới. Ông ấy sỉ nhục cả cựu chiến binh”. Ông gọi bà Hillary Clinton là bạn già và khen ngợi: “Bà ấy thông minh, bà ấy có đầy đủ khả năng. Bà ấy đã từng là một ngoại trưởng giỏi”.
Theo nghiên cứu của Media Research Center, 91% chương trình do ba kênh truyền hình ABC, CBS và NBC thực hiện từ ngày 29-7 đến 20-10 không có lợi cho Donald Trump. Các kênh này dành 440 phút nói bất lợi cho Trump trong khi chỉ có 185 phút bất lợi cho bà Clinton.
(Theo Pháp Luật)
Cuộc chiến sinh tử của Clinton và Trump tại các bang chiến trường
Cả ông Trump và bà Clinton đang ráo riết vận động tại các bang chiến trường, nơi hứa hẹn một sự đối đầu kịch tính đến phút chót trong cuộc đua vào Nhà Trắng.
Video đang HOT
Ngày 8/11 tới, hơn 120 triệu cử tri Mỹ sẽ tham gia cuộc bỏ phiếu quyết định xem ai trong hai ứng viên là Hillary Clionton của đảng Dân chủ và Donald Trump của đảng Cộng hòa sẽ trở thành tổng thống thứ 45 của nước Mỹ.
Trong lịch sử bầu cử tổng thống Mỹ, ngoài những bang thể hiện rõ xu thế bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa (bang đỏ) hay đảng Dân chủ (bang xanh), còn không ít bang mà sự chênh lệch về tỷ lệ ủng hộ giữa hai bên là không mấy cách biệt và thay đổi theo từng mùa bầu cử.
Chính trị Mỹ gọi đây là những bang chiến trường (battleground states hay swing states), đóng vai trò quyết định đối với kết quả bầu cử cuối cùng, nơi cả cựu ngoại trưởng Mỹ và tỷ phú bất động sản đang dồn tất cả nguồn lực và chiến thuật nhằm giành sự ủng hộ từ những lá phiếu còn đang do dự.
Bình luận viên Barnay Henderson của Telegraph nhận định các bang chiến trường trong mùa bầu cử năm nay bao gồm 11 bang, Florida, Ohio, Pennsylvania, Wisconsin, New Hampshire, Minnesota, Iowa, Michigan, Nevada, Colorado và Bắc Carolina, có thể được phân chia làm ba nhóm, theo mức độ quan trọng và đặc điểm tính chất của từng bang.
Đặc biệt quan trọng
Trong những kỳ bầu cử gần đây, tất cả ứng viên giành thắng lợi ở hai bang chiến trường chủ chốt, có số lượng đại cử tri nhiều thứ 3 và thứ 7 là Florida và Ohio đều trở thành tân tổng thống Mỹ.
Đặc biệt, có thể nói kết quả bỏ phiếu ở Ohio phản ánh rõ nét nhất kết quả bầu cử trên toàn quốc trong suốt 5 thập kỷ qua, bởi kể từ năm 1960 mọi ứng cử viên chiến thắng tại Ohio đều giành thắng lợi chung cuộc,
Do đó, không mấy ngạc nhiên khi cả ông Trump và bà Clinton tập trung phần lớn thời gian và nguồn lực vào hai bang này.
Lãnh địa không thể mất của Trump
Ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong một cuộc mít tinh ở bang Florida. Ảnh: ABC News
Do những thay đổi về sắc tộc và cộng đồng dân cư, cùng với việc tỷ phú Trump không mấy được yêu thích, một số bang vốn được đánh giá là pháo đài của đảng Cộng hòa đang có xu hướng ngả về phe Dân chủ trong kỳ bầu cử năm nay.
Năm 2008 ông Obama trở thành ứng viên đảng Dân chủ đầu tiên, sau cựu Tổng thống Jimmy Carter, giành thắng lợi ở bang Bắc Carolina. Sau đó, ứng viên Mitt Romney giành lại ưu thế cho phe Cộng hòa vào năm 2012. Hiện, tiểu bang phía nam nước Mỹ này dường như đang chứng kiến một cuộc đua quyết liệt giữa ông Trump và bà Clinton.
Ứng viên đảng Dân chủ cũng được cho là đang tự tin tấn công vào những bang cứ địa của đảng Cộng hòa trong suốt hai thập kỷ qua như Arizona, Georgia và Missouri.
Đây là những bang mà tỷ phú Trump bắt buộc phải giành thắng lợi nếu không muốn bị loại sớm khỏi cuộc đua, bởi trên thực tế ông trùm bất động sản không có đủ khả năng lật ngược tình thế ở các bang chiến địa còn lại.
Lợi thế cho bà Clinton
Sở dĩ ông Obama có thể giành đa số phiếu đại cử tri trong cả hai kỳ bầu cử 2008 và 2012, là bởi chiến dịch tranh cử của ông đã tích cực vận động tại hai bang chiến địa Iowa và Pennsylvania.
Trong suốt hai nhiệm kỳ tại Nhà Trắng, ông cũng góp công lớn vào việc đưa các tiểu bang có sự đa dạng về sắc tộc như Colorado và Nevada ngày càng xích lại gần đảng Dân chủ.
Đương kim Tổng thống Mỹ cũng sử dụng uy tín của mình đối với cử tri ở vùng ngoại thành để xoay chuyển tình thế tại các tiểu bang như Virginia và Bắc Carolina.
Tận dụng những lợi thế này, bà Clinton đang nỗ lực vận động thu hút cử trị tại hai bang Colorado, Pennsylvania và Virginia, trong khi tình hình ở Iowa và Nevada vẫn đang ở trạng thái cân bằng.
Cựu Ngoại trưởng hiện cũng gặp nhiều khó khăn hơn dự kiến ở tiểu bang New Hampshire, nơi đảng Dân chủ từng thắng trong tất cả cuộc bầu cử gần đây, ngoại trừ năm 2000.
"Mặc dù kết quả thăm dò gần đây đều nghiêng về bà Clinton, lịch sử các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cho thấy vai trò quan trọng của các bang chiến trường, thậm chí có thể tạo ra những bất ngờ ở thời điểm cuối cùng của cuộc đua", bình luận viên Blandine Le Cain của Figaro nhận định.
Ví trí 11 bang chiến trường (màu nâu) trên bản đồ bầu cử tổng thống Mỹ 2016. Đồ họa: 270 to win
Theo Vnexpress
Nghi vấn Clinton lỡ tiết lộ bí mật vũ khí hạt nhân Mỹ Mạng xã hội Mỹ sau phiên tranh luận tổng thống tối 19/10 bỗng dậy sóng vì nghi vấn bà Clinton lỡ miệng tiết lộ thông tin mật về kho vũ khí hạt nhân quốc gia. Ứng viên tổng thống Mỹ đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ảnh: Reuters "Có khoảng 4 phút tính từ thời điểm mệnh lệnh được đưa ra tới lúc người...