Cựu Ngoại trưởng Algeria làm đặc phái viên quốc tế về Syria
Nhà ngoại giao Algeria Lakhdar Brahimi khẳng định sẽ vẫn theo đuổi các nỗ lực ngoại giao
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon ngày 17/8 xác nhận, nhà ngoại giao kỳ cựu Algeria Lakhdar Brahimi đã chính thức đồng ý đảm nhận vai trò đặc phái viên quốc tế về vấn đề Syria, khi mà cuộc xung đột kéo dài hơn 17 tháng ở Syria đã biến thành một cuộc nội chiến.
Đặc phái viên quốc tế mới về vấn đề Syria – cựu Ngoại trưởng Algeria Lakhdar Brahimi (Ảnh: AFP)
Ông Ban Ki-moon cũng kêu gọi sự đoàn kết của cộng đồng quốc tế hỗ trợ ông Brahimi hoàn thành sứ mệnh của mình.
Ông Eduardo del Buey, Người phát ngôn Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc cho biết: “Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đánh giá cao quyết định của cựu Ngoại trưởng Algeria sẵn sàng cống hiến tài năng và kinh nghiệm của mình để đảm trách nhiệm vụ quan trọng này. Trên cương vị mới, ông Brahimi sẽ rất cần và chắc chắn sẽ rất mong nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ, rõ ràng và đoàn kết của cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.
Cùng ngày, phát biểu với báo chí, ông Brahimi khẳng định sẽ vẫn theo đuổi các nỗ lực ngoại giao cho dù cuộc xung đột kéo dài 17 tháng qua tại Syria đang ngày càng trầm trọng hơn. Theo ông, việc bàn về giải pháp quân sự cũng đồng nghĩa với thừa nhận nỗ lực ngoại giao thất bại.
Quyết định bổ nhiệm ông Brahimi vào cương vị phái viên quốc tế một lần nữa mang lại hy vọng cuộc khủng hoảng tại Syria sẽ có cơ hội chấm dứt. Bởi ông Brahimi, 78 tuổi, là một nhà ngoại giao kỳ cựu, từng giữ chức cựu Ngoại trưởng Algeria trong giai đoạn 1991-1993, sau đó trở thành đặc phái viên của Liên Hợp Quốc về vấn đề Iraq, Afghanistan, Haiiti và Nam Phi.
Tuy nhiên, sứ mệnh của ông Brahimi sẽ gặp nhiều khó khăn bởi tới nay, các cường quốc vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng tại Syria và đây cũng chính là lý do khiến cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan ngày 2/8 vừa qua quyết định từ bỏ sứ mệnh của mình.
Video đang HOT
Theo ông Kofi Annan, ông đã không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình bởi thiếu sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế và những bất đồng trong Hội đồng Bảo an càng làm cho vấn đề Syria trở nên bế tắc.
Và ngay ngày 17/8, một hội nghị của nhóm hành động quốc tế về Syria do Nga chủ trì đã không thể diễn ra mà nguyên nhân chính cũng là do sự chia rẽ giữa các cường quốc.
Trong bối cảnh cộng đồng quốc tế vẫn chưa thể đi tới thống nhất, thì tại Syria, giao tranh vẫn diễn ra ác liệt. Theo Tổ chức Theo dõi nhân quyền Syria, đụng độ giữa quân đội chính phủ và lực lượng đối lập đã nổ ra tại khu vực gần sân bay quân sự Maze, ở vùng ngoại ô phía Tây thủ đô Damascus.
Điều này cho thấy, căng thẳng vẫn tiếp diễn tại thủ đô Damascus dù chính quyền Syria khẳng định đã “quét sạch các tay súng khủng bố” ra khỏi thành phố. Bạo lực cũng xảy ra tại nhiều khu phố ở phía Nam thủ đô và riêng trong ngày 17/8 đã làm 72 người chết, trong đó 43 người là dân thường.
Tại trung tâm kinh tế Aleppo, quân đội chính phủ và lực lượng đối lập vẫn trong thế giằng co quyết liệt nhằm giành quyền kiểm soát thành phố chiến lược nằm cách thủ đô Damascus hơn 300 km về phía Bắc và gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ./.
Theo VOV
Dân phòng đụng độ cảnh sát
Lực lượng dân phòng Algeria hôm qua đổ ra đường thành phố Algiers để biểu tình, đòi tăng lương cùng các chế độ phúc lợi xã hội khác.
Cảnh sát chống bạo động đối mặt với một nhóm dân phòng trong cuộc biểu tình ở Algiers ngày 9/7/2012. Khoảng 12.000 dân phòng tập trung tại Thủ đô Algeria để đòi chính phủ tăng phúc lợi.
Một dân phòng tỏ vẻ hăm họa cảnh sát chống bạo động.
Cảnh sát chống bạo động sử dụng vòi rồng để giải tán đám đông dân phòng tham gia biểu tình.
Nhiều dân phòng mặc thường phục bị cảnh sát chống bạo động trấn áp thẳng tay.
Lực lượng dân phòng hô vang khẩu hiệu đòi tăng lương và phúc lợi. Dân phòng Algeria được thành lập năm 1994 từ các ngôi làng khắp đất nước và có nhiệm vụ chống lại các nhóm Hồi giáo cực đoan.
Một người biểu tình bị thương khi tham gia biểu tình. Lực lượng dân phòng Algeria có khoảng 93.000 người. Họ biểu tình đòi có thu nhập ngang bằng cảnh sát và binh lính quân đội.
Một dân phòng dùng đá ném vào cảnh sát chống bạo động.
Cảnh sát chống bạo động đụng độ với dân phòng.
Một dân phòng cầm đá tấn công nhóm cảnh sát chống bạo động được vũ trang đầy đủ.
Người đàn ông cầm quốc kỳ Algeria khi tham gia biểu tình. Hồi tháng 3 năm ngoái, khoảng 10.000 dân phòng cũng đổ ra đường thành phố Algiers để đòi hỏi những nhu cầu tương tự.
Theo Infonet
Algeria đi tiên phong về số nữ chính trị gia trong quốc hội Algeria đã trở thành quốc gia Hồi giáo đi tiên phong về việc có số lượng nhà làm luật nữ nhiều nhất trong các nước Hồi giáo vốn trọng nam khinh nữ. Reuters ngày 13.6 dẫn số liệu thống kê cho biết: có 146 nữ đại biểu đắc cử vào Quốc hội Algeria hồi tháng 5.2012. Trước đó Algeria chỉ có 31 phụ...