Cựu nghị sĩ rời đảng Cộng hòa để phản đối Trump
Mickey Edwards, cựu nghị sĩ Cộng hòa tại Oklahoma, tuyên bố rời đảng vì Cộng hòa đã thành một “giáo phái” dưới sự lãnh đạo của Trump.
Edwards chỉ trích các đảng viên Cộng hòa đã nghi ngờ kết quả bầu cử tổng thống, cũng như những đảng viên đã bỏ phiếu không tán thành trong phiên họp chứng nhận kết quả bỏ phiếu đại cử tri đoàn của quốc hội, sau khi đám đông ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald Trump gây bạo loạn tại Đồi Capitol hôm 6/1.
“Đảng đã trở thành một giáo phái, không còn là một đảng chính trị nữa”, Edwards nói trên kênh News4 của Oklahoma hôm 14/1. “Nó là loại giáo phái mà khi lãnh đạo sẵn sàng làm bất kỳ điều gì, không cần bận tâm điều đó là gì, khủng khiếp như thế nào, họ đều bỏ phiếu tán thành”.
“Họ đã bỏ phiếu nghi ngờ kết quả bầu cử ngay cả khi người ta xông vào tòa nhà quốc hội, cố gắng giết họ và giết một sĩ quan cảnh sát đang cố bảo vệ họ. Vậy mà họ đã làm thế”.
Cựu nghị sĩ đảng Cộng hòa Mickey Edwards. Ảnh: Mickey Edwards
Một cảnh sát quốc hội đã thiệt mạng trong vụ bạo loạn tuần trước. Sau khi cảnh sát giành được quyền kiểm soát tòa nhà, lưỡng đảng tiếp tục họp chứng nhận kết quả bỏ phiếu đại cử tri. Nhiều hạ nghị sĩ Cộng hòa đã bỏ phiếu không tán thành kết quả của Arizona và Pennsylvania.
Edwards từng là nghị sĩ đảng Cộng hòa tại Hạ viện trong 16 năm, từ năm 1977 tới 1993. Ông luôn chỉ trích Trump từ chiến dịch tranh cử năm 2016. Edwards cũng là một trong 30 cựu nghị sĩ đã ký vào thư nói rằng Trump không thích hợp làm tổng thống. Ông cũng ủng hộ Joe Biden trong cuộc đua năm 2020.
Video đang HOT
“Đảng Cộng hòa đã biến mất. Các giá trị, quy tắc, đạo đức lâu nay của đảng đã biến mất”, Edwards nói.
Edwards cho hay đang đăng ký là một cử tri độc lập, không theo đảng nào, nhưng vẫn giữ nhiều quan điểm như một đảng viên Cộng hòa.
Trump 'xẻ đôi' đảng Cộng hòa
Nỗ lực luận tội Trump đẩy các thành viên Cộng hòa đến bờ vực chia rẽ nghiêm trọng, trong bối cảnh đảng này liên tiếp hứng nhiều đòn giáng.
Đảng Cộng hòa dường như chưa bao giờ rơi vào tình cảnh tồi tệ như hiện nay. Sau khi để mất Nhà Trắng, họ tiếp tục đánh mất quyền kiểm soát Thượng viện. Đúng lúc đó, cuộc bạo loạn Đồi Capitol ngày 6/1 nổ ra, kéo theo đó là muôn vàn hệ lụy trút xuống đảng Cộng hòa.
Hàng loạt doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố sẽ cắt tài trợ cho 147 nghị sĩ Cộng hòa đã tham gia vào nỗ lực "lật kèo" bầu cử, trong khi tỷ phú Sheldon Adelson, nhà tài trợ lớn nhất của đảng, qua đời hôm 11/1. Vụ bạo loạn còn thúc đẩy phe Dân chủ tại Hạ viện xúc tiến nỗ lực luận tội Trump trong thời gian ngắn kỷ lục, đẩy các thượng nghị sĩ Cộng hòa vào tình thế khó xử chưa từng thấy.
Tại Thượng viện, nơi chịu trách nhiệm mở phiên tòa xét xử sau khi Hạ viện ngày 13/1 thông qua điều khoản luận tội, Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Mitch McConnell tỏ ra mất kiên nhẫn với Trump hơn bất kỳ người đồng cấp nào ở Hạ viện. McConnell, người từng phản đối nỗ lực của Trump nhằm thách thức chiến thắng của Joe Biden, hôm 12/1 cho biết không loại trừ khả năng "kết tội" Tổng thống.
Nhiều thượng nghị sĩ khác cũng phải bắt đầu chọn bên vào tuần tới, khi tiến trình xem xét bãi nhiệm Trump ở Thượng viện bắt đầu.
Lãnh đạo phe Đa số Thượng viện Mitch McConnell sau phiên họp ở Đồi Capitol hồi tháng 3/2020. Ảnh: AP.
Chia rẽ nội bộ đảng Cộng hòa xuất hiện trong các cuộc tranh luận tại Hạ viện về việc có nên xem xét bãi nhiệm Trump hay không, làm thế nào để bảo vệ Tổng thống, hay đảng Cộng hòa có bị tước vai trò lãnh đạo nếu Tổng thống bị luận tội lần hai, cùng nhiều vấn đề khác.
Nghị sĩ Cộng hòa Jim Jordan của bang Ohio, một lãnh đạo nhóm bảo vệ Trump, chỉ trích nghị sĩ Liz Cheney của bang Wyoming, một đối thủ tiềm năng trong tương lai của McCarthy cho vị trí lãnh đạo đảng Cộng hòa ở Hạ viện, sai lầm khi ủng hộ xem xét bãi nhiệm Trump, đồng thời cho rằng bà nên từ chức lãnh đạo hội nghị đảng Cộng hòa ở Hạ viện.
"Tôi sẽ không đi đâu cả", Cheney phản bác. "Quốc gia của chúng ta đang đối mặt với cuộc khủng hoảng hiến pháp chưa từng có tiền lệ kể từ Nội chiến. Đó là điều chúng ta cần phải quan tâm".
Đảng Cộng hòa tại bang Arizona cũng chuẩn bị bỏ phiếu về việc có nên khiển trách Thống đốc Doug Ducey, cựu thượng nghị sĩ Jeff Flake và Cindy McCain, vợ của cố thượng nghị sĩ John McCain, vì thiếu trung thành với Trump.
Tuy nhiên, căng thẳng trong nội bộ đảng Cộng hòa có thể thấy rõ nhất ở Thượng viện, nơi phải ra quyết định kết tội Trump hay không, sau đó là cuộc bỏ phiếu về việc cấm Trump tái tranh cử và loại bỏ vai trò của ông trong đảng.
Trong khi một số thành viên Cộng hòa cho rằng lãnh đạo McConnell đã "bật đèn xanh" cho các thành viên khác trong đảng về việc luận tội Trump, không ít đảng viên Cộng hòa khác cảnh báo bất kỳ nỗ lực nào nhằm loại Trump khỏi đảng đều có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cho nước Mỹ và cả chính đảng Cộng hòa.
"Hàng triệu người ủng hộ Tổng thống Trump và chương trình nghị sự của ông ấy không nên bị coi là xấu xa chỉ vì hành động hèn hạ của một đám đông nổi loạn", thượng nghị sĩ Lindsey Graham hôm 13/1 tuyên bố.
Tổng thống Donald Trump tại sự kiện vận động cho đảng Cộng hòa ở Valdosta, bang Georgia hồi tháng 12/2020. Ảnh: AFP.
Khảo sát của Wall Street Journal tại hơn 20 văn phòng thượng nghị sĩ của đảng Cộng hòa cho thấy chỉ có 5 người hoàn toàn phản đối luận tội Trump, khiến nhóm bảo vệ Trump rơi vào thế yếu. Thượng nghị sĩ Marco Rubio nói rằng xem xét bãi nhiệm Trump "chỉ giống như đổ dầu vào lửa" và "có nguy cơ khiến Trump trở thành người bị xử oan".
Khoảng 12 thượng nghị sĩ từ chối trả lời về vấn đề này. Trong đó, thượng nghị sĩ Chuck Grassley của bang Iowa hồi đầu tuần này nói với Des Moines Register rằng ngay cả khi Trump không bị xem xét bãi nhiệm, "có rất ít cơ hội để ông ấy có thể tiếp tục lãnh đạo đảng Cộng hòa".
Nhiều thành viên Cộng hòa kiên quyết ủng hộ Trump có thể đối mặt nhiều rắc rối về tài chính trong tương lai, khi một số nhà tài trợ từ chối ủng hộ họ. Điều này có thể ảnh hưởng tới McCarthy, người đã vươn lên vị trí lãnh đạo nhờ lòng trung thành với Trump và khả năng gây quỹ tốt. Nó cũng có thể gây khó khăn cho thượng nghị sĩ Rick Scott của bang Florida, người hiện là chủ tịch ủy ban tranh cử của đảng Cộng hòa tại Thượng viện và là người phản đối xác nhận chiến thắng của Biden.
Chris Hartline, phát ngôn viên của Ủy ban Thượng nghị viện Quốc gia đảng Cộng hòa, không cho rằng việc gây quỹ của đảng sẽ bị ảnh hưởng. "Chúng tôi không bận tâm tới những điều vô nghĩa mà các nhà tư vấn nói, bởi họ hoàn toàn không biết mình đang nói về cái gì", ông nói.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng chia rẽ nội bộ đảng Cộng hòa là điều không thể che giấu. "Trong khi Biden chuẩn bị tuyên thệ, ông ấy dẫn dắt một đảng vẫn khá đoàn kết, dù từng thể hiện nhiều khác biệt về tư tưởng. Còn về phía đảng Cộng hòa, mọi thứ hoàn toàn khác. Chính đảng Trump thống trị suốt 4 năm qua giờ đây đang bị xẻ làm đôi, với Trump ở chính giữa", bình luận viên David Lauter của LATimes nhận định.
Đảng Cộng hòa giằng xé vì Trump Nhiều thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa nhận định Trump đã có hành động xứng đáng bị luận tội, nhưng thừa nhận ảnh hưởng của ông vẫn rất lớn. Nhiều thành viên đảng Cộng hòa tuyên bố Tổng thống Donald Trump xứng đáng bị luận tội vì phát biểu của mình dẫn đến vụ bạo loạn Đồi Capitol hôm 6/1. Nhưng để ít...