Cựu nghị sĩ Mỹ ngồi tù vì quyên tiền cho khủng bố
Mark Deli Siljander – cựu nghị sĩ bang Michigan đồng thời là đại biểu Hoa Kỳ tại Liên Hợp quốc đã nhận bản án ngồi tù 1 năm 1 ngày vì vận động hành lang cho tổ chức từ thiện Hồi giáo đặt tại Missouri bị nghi là tổ chức khủng bố toàn cầu.
Mark Deli Siljander – cựu nghị sĩ bang Michigan (áo vest đen) phải ngồi tù vì vận động hành lang cho tổ chức từ thiện Hồi giáo bị nghi là tổ chức khủng bố toàn cầu
Ông Mark Deli Siljander (60 tuổi) là người thuộc Đảng Cộng hòa, hoạt động chính trị trong Quốc hội Hoa Kỳ từ năm 1981-1987, bị kết tội vào tháng 7/2010 vì vi phạm luật pháp và hoạt động như một nhân viên nước ngoài chưa đăng ký có mối quan hệ công việc với Cơ quan cứu trợ Hồi giáo Mỹ (IARA), đặt tại thành phố Columbia thuộc tiểu bang Missouri, Hoa Kỳ.
Trong bản bảo chữa của chính mình, ông Siljander thừa nhận đã tham gia vận động hành lang từ tháng 3 – 5/ 2004 nhân danh IARA, vì tổ chức này đã bị Uỷ ban tài chính Thượng Viện Hoa Kỳ loại khỏi danh sách tài trợ do bị chính phủ Hoa Kỳ nghi ngờ dính dáng tới tổ chức khủng bố toàn cầu.
IARA đã mất vị trí nhà thầu chính phủ vào năm 1999, khi Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) chấm dứt trợ cấp cho 2 tổ chức tại Cộng hòa Mali, châu Phi. Bên nguyên cho rằng 50.000 USD trong tổng số tiền 75.000 USD mà ông Siljander nhận được từ quỹ cứu trợ bị nghi là trả lại cho USAID sau khi chấm dứt tài trợ cho Cộng hòa Mali.
Trong phiên xử diễn ra vào hôm thứ Năm, con trai của ông Siljander, Mark Jr (20 tuổi) đã nói với thẩm phán quận, bà Nanette Laughrey rằng chính trong thời điểm cha cậu bị luận tội, các thành viên trong gia đình mới có cơ hội được sát cánh bên nhau.
Video đang HOT
Cậu cho biết vì bản cáo trạng của bố mình – một người sùng đạo Cơ-đốc lại có mối quan hệ với các tổ chức khủng bố mà những người bạn của cậu đã không còn thân thiết với cậu nữa.
Bà Nancy – vợ của ông Siljander đã khẩn nài thẩm phán Laughrey xin cho chồng bà được hưởng án treo thay vì ngồi tù. Ông Siljander đã lặng đi sau lời nói của người vợ và nói lời xin lỗi cho việc làm của mình.
Ông nói: “Tôi đã làm việc sai trái. Tôi đã ngược đãi lòng tin của chính mình, quên đi gia đình và bạn bè. Tôi đã khiến nhiều người thất vọng trong đó có bản thân tôi và gia đình tôi”.
Sau thời gian nghỉ giữa phiên xử, thẩm phán Laughrey cho biết bà không có lựa chọn nào khác khi kết án ông Siljander. “Tới phiên tòa sáng nay, tôi nghĩ mình sẽ tuyên án Siljander ngồi tù lâu hơn so với phát quyết cuối cùng được đưa ra”.
Bà thẩm phán nhận định mặc dù hành động của ông Siljander không gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng nó vẫn là mối đe dọa tiềm tàng và đó là lý do ông Siljander phải ngồi tù.
Bốn bị cáo khác cũng đã bị tuyên án trong phiên tòa hôm thứ Tư bao gồm cựu giám đốc điều hành IARA, Mubarak Hamed bị kết án 58 tháng tù vì đã gửi hơn 1 triệu USD tới Iraq thông qua quỹ từ thiện vốn vi phạm luật pháp liên bang. Ông đã nhận tội vào tháng 6/2010 vì chuyển tiền bất hợp pháp và cản trở chính sách miễn thuế của chính phủ với các khoản cứu trợ.
Bản cáo trạng gốc cho rằng quỹ cứu trợ trên đã gửi 130.000 USD để giúp Gulbuddin Hekmatyar – nhân vật bị chính phủ Hoa Kỳ coi là tên khủng bố toàn cầu. Số tiền này được gửi tới các tài khoản ngân hàng tại Peshawar, Pakistan vào năm 2003 và 2004, vốn được cho là khoản tiền quyên góp cho một trại mồ côi do Hekmatyar quản lý.
Các nhà chức trách nhận định Hekmatyar là một nhà lãnh đạo đấu tranh Afghan, tham gia và ủng hộ các hoạt động khủng bố do al-Qaida và Taliban cầm đầu.
Ông Siljander đã nói dối cơ quan FBI về việc được thuê để vận động hành lang cho quỹ từ thiện. Ông đã khai với các nhân viên điều tra rằng khoản tiền nhận được là nhằm ủng hộ để ông viết cuốn sách về Hồi giáo và đạo Cơ-đốc.
Ba người khác cũng bị kết tội trong phiên xử nói trên gồm: Abdel Azim El-Siddig, sinh sống tại Chicago, tiểu bang Illinois, từng là cựu nhân viên thu tiền từ thiện, bị kết án 2 năm tù vì tội thông đồng thuê và che giấu ông Siljander vận động hành lang cho quỹ từ thiện nhằm loại khỏi danh sách nghi ngờ liên quan tới hoạt động khủng bố.
Ali Mohamed Bagegni, người gốc Libya, nhập tịch công dân Mỹ cư trú tại Columbia bị kết án 6 tháng tù vì đóng vai trò lập âm mưu. Bagegni cũng từng là thành viên trong ban giám đốc IARA.
Ahmad Mustafa, một công dân Iraq, đã đăng ký tạm trú lâu dài tại Mỹ, cũng bị kết án 6 tháng tù vì vận chuyển quỹ trái phép vi phạm luật pháp liên bang.
Theo Infonet
Số người thiệt mạng vì lốc xoáy ở Mỹ tăng lên 142
Thống kê mới nhất cho thấy ít nhất 142 người thiệt mạng tại thành phố Jolin, bang Missouri, Mỹ, sau cơn lốc xoáy lớn hôm 22/5. Việc tìm kiếm những người mất tích vẫn đang được tiến hành.
Nằm trong số những người thiệt mạng mới được xác nhận là Will Norton, một thiếu niên đã bị cuốn khỏi chiếc xe Hummer khi cùng cha trên đường từ trường về nhà. AFP dẫn lời người phát ngôn thành phố Joplin, Lynn Onstot, cho hay: "Thật quá đỗi đau buồn, cậu ấy là một học sinh chỉ vừa mới tốt nghiệp. Đây là một trường hợp khiến tất cả chúng ta phải thương cảm."
Rất nhiều người đã giúp đỡ gia đình Norton trong việc tìm kiếm thi thể của cậu, thậm chí một chiếc máy bay nhỏ đã được huy động để rà soát khắp khu vực quanh đó. Một trang mạng xã hội được lập ra để kêu gọi và tập hợp sự giúp đỡ của những người hảo tâm. Những nghĩa cử tương tự cũng được dành cho các gia đình còn chưa rõ tung tích người thân của mình.
Bức hình của một người mất tích được đặt tại một cửa hàng ở Joplin. Ảnh: AFP
Trong khi đó, các đội cứu hộ vẫn đang tiếp tục công việc tìm kiếm những người mất tích, sau một tuần cơn lốc xoáy tàn phá mọi thứ trên quãng đường di chuyển dài 6 km của nó. Cơ quan An toàn Công cộng bang Missouri hôm qua thông báo vẫn còn khoảng 100 người chưa rõ tung tích.
Giới chức bang Missouri đang kiểm tra danh tính của những người mất tích tại các bệnh viện, đồng thời phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động, nhằm xác định xem có ai trong số những người này sử dụng điện thoại sau khi có tên trong danh sách mất tích.
Với ít nhất 142 người chết tính đến thời điểm này, cơn lốc xoáy ở Joplin hôm 22/5 đã trở thành trận lốc xoáy đơn lẻ gây tổn thất về người lớn nhất tại Mỹ, kể từ năm 1950. Cơn gió xoáy với vận tốc lên đến 320 km/h quét qua Joplin trong vòng 24 phút còn khiến hơn 8.000 công trình ở thành phố này bị phá hủy hoặc hư hại.
Vào 17h41 hôm nay theo giờ địa phương, giới chức Joplin sẽ tổ chức phút mặc niệm để tưởng nhớ những nạn nhân, đúng một tuần sau khi thảm họa xảy ra. Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng có kế hoạch tham dự một lễ tưởng niệm trong ngày hôm nay tại trường đại học Nam Missouri ở Joplin.
Theo VNExprss
Hậu quả kinh hoàng của lốc xoáy ở Mỹ Trận lốc xoáy cực mạnh ở thành phố Joplin, bang Missouri, san bằng cả một khu dân cư rộng lớn, đến mức khó mà nhận ra đó từng là một thành phố. Tại thành phố Joplin, khu vực nằm trên đường di chuyển của cơn lốc xoáy gần như bị san phẳng. Ảnh: AP Ở khu vực này của Joplin, không có một...