Cựu nghị sĩ Cộng hòa kêu gọi thành lập đảng mới
William Cohen, cựu thượng nghị sĩ Cộng hòa, chỉ trích các nhà lập pháp cùng đảng ủng hộ Trump lật kèo bầu cử, kêu gọi thành lập chính đảng mới.
Cohen, cựu thượng nghị sĩ Cộng hòa đại diện bang Maine, cựu bộ trưởng quốc phòng dưới thời Bill Clinton, đưa ra lời kêu gọi trên vào đêm giao thừa 31/12/2020, khi tham gia chương trình phỏng vấn của CNN và bình luận về kế hoạch lật kèo bầu cử vào 6/1 mà thượng nghị sĩ Cộng hòa Josh Hawley thông báo sẽ tham gia.
William Cohen, cựu thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa, trong cuộc phỏng vấn hôm 31/12. Ảnh: CNN.
Cohen chỉ trích hành động của Hawley là “đáng xấu hổ”, cảnh báo các đảng viên Cộng hòa đang đi theo người lãnh đạo là Tổng thống Mỹ Donald Trump.
“Chúng ta phải nhớ rằng ông chủ Nhà Trắng hiện nay là một chủ gánh xiếc, cái mà ông ta muốn làm là vung roi một cái và những con voi sẽ nhảy lên ghế”, Cohen nói. “Những gì chúng phải hiểu là ông ta sẽ tiếp tục vung roi dù đang tại nhiệm hay đã mãn nhiệm. Và mỗi lần như vậy, những con voi lại phải nhảy lên ghế và ngồi im đó để làm ông ta và những người ủng hộ hài lòng”.
Cựu bộ trưởng quốc phòng Mỹ cho rằng Trump là một người “không có tâm” và sẽ không bao giờ hài lòng, nên các đảng viên Cộng hòa hiện nay sẽ bị Trump “mua chuộc hoặc cưỡng ép” không tham gia chạy đua trong vòng bầu cử sơ bộ của đảng năm 2024.
Video đang HOT
Thảo luận về tương lai đảng Cộng hòa, Cohen lưu ý về sự chia rẽ rõ rệt giữa các nhà lập pháp trong đảng, nói rằng những người theo chủ trương ôn hòa như Thượng nghị sĩ Mitt Romney và Susan Collins rất khác so với các đồng minh của Trump.
“Có lẽ đã tới lúc thành lập một đảng mới. Một đảng tuân thủ luật pháp nhưng cũng trung thành với người dân đất nước này, những người đã bỏ phiếu cho họ”, Cohen bình luận về những nghị sĩ Cộng hòa dự định thách thức chiến thắng của Joe Biden.
Cohen đưa ra bình luận chỉ vài ngày trước khi quốc hội kiểm phiếu đại cử tri đoàn. Hạ nghị sĩ Denver Riggleman hôm 31/12 cho biết có thể có tới 140 đảng viên Cộng hòa tham gia “lật kèo” bầu cử.
Tại phiên họp quốc hội mang tính thủ tục ngày 6/1, Phó tổng thống Mike Pence, người giữ chức Chủ tịch Thượng viện, sẽ mở kết quả phiếu đại cử tri của từng bang để các thành viên quốc hội xác nhận, sau đó tuyên bố người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.
Trump và các đồng minh đang lên kế hoạch “lật kèo” kết quả bầu cử bằng cách để các nghị sĩ Cộng hòa nộp văn bản kiến nghị phản đối phiếu đại cử tri ở các bang chiến trường bị cáo buộc gian lận. Các đồng minh của Trump tại quốc hội dự định nộp danh sách đại cử tri thay thế, qua đó tuyên bố Trump là người chiến thắng.
Cơ hội thành công cho các đồng minh của Trump là rất nhỏ vì đảng Dân chủ đang kiểm soát Hạ viện, trong khi lãnh đạo phe Cộng hòa ở Thượng viện cũng phản đối kế hoạch “lật kèo” này.
Nghị sĩ Cộng hòa kiện Phó tổng thống Pence
Nhóm nghị sĩ Cộng hòa đệ đơn yêu cầu thẩm phán liên bang tuyên bố Phó tổng thống Pence là người duy nhất có quyền định đoạt phiếu đại cử tri.
Các nguyên đơn, gồm nghị sĩ Texas Louie Gohmert, Kelli Ward và nhiều đảng viên Cộng hòa, ngày 28/12 đệ đơn kiện lên Thẩm phán liên bang Jeremy Kernodle ở Texas. Bị đơn trong đơn kiện này là Phó tổng thống Mike Pence, người sẽ chủ trì phiên họp lưỡng viện quốc hội ngày 6/1 để kiểm phiếu đại cử tri và tuyên bố ứng viên chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.
Trong đơn kiện, nhóm nghị sĩ Cộng hòa yêu cầm thẩm phán Kernodle, một người được Tổng thống Donald Trump bổ nhiệm, tuyên bố rằng Pence là "người có thẩm quyền duy nhất và được tùy ý" quyết định kiểm đếm phiếu đại cử tri nào ở các bang.
Yêu cầu của nhóm nghị sĩ Cộng hòa dường như là bước tiếp theo cho kế hoạch gửi phiếu bầu của nhóm "đại cử tri thay thế" ủng hộ Trump ở các bang chiến trường lên quốc hội để đảo ngược kết quả bầu cử.
Theo các nghị sĩ này, Đạo luật Kiểm phiếu Đại cử tri 1887 cần được tuyên bố là vi hiến vì nó mâu thuẫn với Điều 12 trong Hiến pháp Mỹ. Điều 12 quy định "các cơ chế giải quyết tranh chấp độc quyền", trong đó nói rằng "Phó tổng thống quyết định chứng nhận phiếu đại cử tri nào được kiểm hay không được kiểm của mỗi bang".
Phó tổng thống Mike Pence tại cuộc họp ở Nhà Trắng hôm 24/3. Ảnh: Reuters.
Tuy nhiên, các chuyên gia về luật bầu cử nhanh chóng cho rằng đơn kiện của nhóm nghị sĩ đảng Cộng hòa chỉ là một "nỗ lực vô vọng" nhằm đảo ngược kết quả bầu cử.
"Vụ kiện này sẽ không đi đến đâu", Joshua Geltzer, giám đốc Viện Bảo vệ Hiến pháp thuộc Đại học Georgetown, nhận định. "Một nghị sĩ Mỹ đang tìm cách để Phó tổng thống vượt quyền ý chí của cử tri trong phiên họp toàn thể quốc hội ngày 6/1".
"Nếu Điều 12 trong Hiến pháp bằng cách nào đó trao cho phó tổng thống quyền đơn phương bác bỏ phiếu đại cử tri của một ứng viên để chọn phiếu có lợi cho ứng viên đảng mình (thậm chí là cho chính bản thân họ), các phó tổng thống trước đây đã làm vậy rồi", Steve Vladeck, giáo sư trường Luật Texas, viết.
Phát ngôn viên của Phó tổng thống Pence chưa đưa ra bình luận về thông tin này.
Trước đó, nhóm "đại cử tri" ủng hộ Trump do đảng Cộng hòa đề cử ở những bang chiến trường Biden giành chiến thắng cũng tự bỏ lá phiếu của riêng mình và gửi chúng đến quốc hội. Họ hy vọng rằng Pence sẽ gạt bỏ phiếu đại cử tri được thống đốc bang chứng nhận và kiểm đếm những phiếu "đại cử tri thay thế" này, qua đó trao chiến thắng cho Trump.
Tuy nhiên, các chuyên gia luật bầu cử chỉ ra rằng các "đại cử tri thay thế" mà chiến dịch Trump đề cập chỉ là những "đại cử tri tự xưng" không được luật pháp thừa nhận và sẽ không ảnh hưởng gì tới kết quả bầu cử. Hệ thống bầu cử Mỹ không công nhận đồng thời đại cử tri chính thức và đại cử tri "thay thế".
Tổng thống Trump gần đây liên tục gây áp lực với Pence, đề nghị ông không phê chuẩn kết quả bỏ phiếu của đại cử tri đoàn trong phiên họp lưỡng viện quốc hội ngày 6/1 sắp tới.
Các nguồn tin cho hay Trump đã bày tỏ thắc mắc về việc tại sao Pence, với tư cách Chủ tịch Thượng viện chủ trì cuộc họp ngày 6/1, không thể tự đảo ngược kết quả phiếu đại cử tri và trao chiến thắng cho ông.
Pence và nhiều trợ lý Nhà Trắng đã nỗ lực giải thích với Trump rằng vai trò Chủ tịch Thượng viện của Phó Tổng thống chủ yếu mang tính hình thức và ông không thể nào đơn phương bác bỏ kết quả bỏ phiếu của các đại cử tri.
Trước ngày 6/1, thay vì nhận thua, Trump cùng các đồng minh vẫn thực hiện nhiều kế hoạch nhằm đảo ngược kết quả bầu cử. Tổng thống Mỹ còn cảnh báo sẽ xảy ra cuộc biểu tình "rầm rộ" tại thủ đô Washington vào ngày xác nhận kết quả bầu cử.
Trump có thể thắng Georgia nếu không bài xích phiếu qua thư Tổng thư ký Raffensperger cho rằng việc Trump tố bỏ phiếu qua thư là "gian lận" đã khiến 24.500 cử tri Cộng hòa ở Georgia không tham gia bầu cử. Trong khi Georgia đang tiến hành kiểm lại phiếu, Joe Biden vẫn dẫn trước Tổng thống Donald Trump 13.000 phiếu tại bang chiến trường này và gần như chắc chắn trở thành ứng...