Cựu luật sư của ông Trump “đầu hàng” FBI, nhận tội trước tòa
Michael Cohen, cựu luật sư của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhận tội tại tòa án liên bang Manhattan với những cáo buộc vi phạm các quy định tài chính trong vận động bầu cử.
Michael Cohan đã làm việc trong đội ngũ Trump nhiều năm và vẫn tiếp tục cố vấn cho Tổng thống đến đầu năm nay.
Theo CNN, Cohen thừa nhận mình đã hành động theo chỉ thị từ ứng viên tổng thống nhằm giữ kín các thông tin có thể gây bất lợi cho ứng viên, trong chiến dịch tranh cử năm 2016.
Việc Cohen nhận tội đã chấm dứt quá trình điều tra kéo dài trong nhiều tháng. Cohen vẫn còn là luật sư của ông Trump cho đến hồi đầu năm nay.
Cohen bị cáo buộc 8 tội danh, bao gồm trốn thuế và gian lận ngân hàng, chi tiền cho những phụ nữ tự nhận là có quan hệ tình cảm với ông Trump để yêu cầu họ giữ im lặng. Những vi phạm này xảy ra khi ông Trump đang là ứng viên tổng thống.
Danh tính hai người phụ nữ giấu tên nhận tiền để im lặng được cho là ngôi sao phim người lớn Stephanie Clifford, với nghệ danh là Stormy Daniels và cựu người mẫu Playboy Karen McDougal.
Ông Trump cho đến nay bác bỏ những cáo buộc trên. Cựu luật sư của ông Trump được xác định đã đưa 130.000 USD cho Clifford. Số tiền này được duyệt chi vào mục đích phục vụ chiến dịch tranh cử. Trong khi đó, McDougal nhận được 150.000 USD vào mùa hè năm 2016 để không hé răng về mối quan hệ của mình với ông Trump.
Video đang HOT
Tại phiên tòa, Cohen nói đã bỏ tiền túi ra chi trả cho cho Clifford và sau đó được ứng viên tổng thống trả cho đúng số tiền.
Cohen hiện đang đối mặt với bản án cao nhất lên tới 65 năm tù giam. Phiên tòa tuyên án được ấn định diễn ra vào ngày 12.12. Trong quãng thời gian này, Cohen vẫn có thể được tự do nếu nộp số tiền bảo lãnh lên tới 500.000 USD.
Việc Cohen nhận tội được cho là một đòn giáng mạnh vào đội ngũ của ông Trump. Cohen đã làm việc trong đội ngũ này hơn một thập kỷ, với tư cách là luật sư của Tập đoàn Trump và tiếp tục cố vấn cho Tổng thống Mỹ sau bầu cử.
Cohen từng nói mình sẵn sàng đỡ đạn cho ông Trump, nhưng mối quan hệ với Tổng thống Mỹ đã sa sút kể từ khi FBI lục soát nhà riêng, khách sạn và nơi làm việc của luật sư này.
Kể từ đó, Cohen cảm thấy mình bị cô lập, bị ông Trump xa lánh. Cohen nói mình chỉ còn tin vào gia đình và trên hết là quốc gia, chứ không phải Tổng thống.
Diễn biến này đến sau khi một bồi thẩm đoàn ở Alexandria, bang Virginia cáo buộc ông Paul Manafort với tội danh trốn thuế và gian lận ngân hàng. Manafort chính là cựu quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump.
Theo Danviet
Tổng thống Philippines từ chức nếu con trai nhà độc tài Marcos kế nhiệm
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tái khẳng định ông sẽ từ chức, nhưng với điều kiện con trai của nhà nhà độc tài-cố tổng thống Ferdinand Marcos là người kế nhiệm.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte sẵn sàng từ chức với điều kiện có lãnh đạo kế nhiệm phù hợp REUTERS
Mặc dù nhiệm kỳ bắt đầu vào năm 2016 và kết thúc vào tháng 6.2022, nhưng Tổng thống Philippines trong 2 sự kiện gần đây đều tuyên bố "sẵn sàng từ chức" do quá mệt mỏi vì cuộc chiến chống tham nhũng và ma túy do ông khởi xướng, theo Reuters.
Tuy nhiên, Tổng thống Duterte sau đó lại khẳng định hiện tại chưa thể từ chức bởi vì theo hiến pháp, ông sẽ phải chuyển giao quyền lực cho Phó tổng thống Leni Robredo.
Trong cuộc bầu cử Phó tổng thống hồi năm 2016, ông Ferdinand Marcos Jr - con trai của nhà cố độc tài Marcos - bị đánh bại trước đối thủ là bà Robredo. Tuy nhiên, Phó tổng thống Robredo - lãnh đạo đảng đối lập - không phải là người Tổng thống Duterte ưu ái. Ông Duterte còn chỉ trích bà Robredo không phù hợp cho chức vụ này và yêu cầu Tòa án Tối cao xem xét lại kết quả bầu cử.
Tòa án Tối cao đã ra lệnh tái xem xét kết quả bầu cử Phó tổng thống, bắt đầu vào tháng 4, nhưng tiến trình này có thể kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, bà Robredo khẳng định bà giành chiến thắng một cách công bằng.
Người phát ngôn Harry Roque của Tổng thống Philippines xác nhận tuyên bố "sẵn sàng từ chức" của ông Duterte là sự thật với điều kiện có lãnh đạo phù hợp kế nhiệm. Theo người phát ngôn Roque, ông Marcos là một trong số những ứng viên Tổng thống Duterte lựa chọn để thay thế.
"Nếu Tòa án Tối cao ra phán quyết về kết quả bầu cử và ông Marcos trở thành Phó tổng thống, khi đó Tổng thống Duterte sẽ thực hiện tuyên bố từ chức", ông Roque nói trong buổi họp báo ngày 16.8.
Ông Ferdinand Marcos Jr - con trai của nhà cố độc tài Marcos - trong chiến dịch tranh cử hồi năm 2016 REUTERS
Phản ứng trước thông tin trên, ông Marcos bày tỏ sự biết ơn vì Tổng thống đặt niềm tin vào mình. "Tuy nhiên, tôi kêu gọi Tổng thống Duterte nên hoàn tất nhiệm kỳ bởi vì nhân dân cần sự lãnh đạo của ông để phát triển đất nước", ông Marcos lưu ý.
Hồi năm 2016, Tổng thống Duterte đối mặt với làn sóng biểu tình gay gắt sau khi ông cho phép an táng thi hài cố tổng thống Ferdinand Marcos tại nghĩa trang anh hùng ở thủ đô Manila. Bất chấp mọi phản đối, việc này đã được thực hiện vào ngày 18.11.2016.
Ông Ferdinand Marcos làm tổng thống Philippines từ năm 1965 tới năm 1986. Vào năm 1972, ông tuyên bố thiết quân luật và cai trị đất nước theo chính thể độc tài. Chính quyền các đời tổng thống sau này cáo buộc chính quyền thời ông Ferdinand Marcos giết chết và tra tấn hàng ngàn người bất đồng chính kiến.
Trong thời gian cầm quyền, ông Ferdinand Marcos cũng bị cáo buộc đã cùng gia đình và những người thân cận biển thủ hơn 10 tỉ USD. Năm 1986, ông cùng vợ con trốn qua Hawaii (Mỹ). Ông Ferdinand Marcos qua đời ở Hawaii vào năm 1989. Gia đình giữ thi hài ông trong lồng kính tại thị trấn Ilocos Norte (Philippines) suốt thời gian qua.
Theo TNO
Cuộc xuống đường đòi trừng trị những kẻ biến thái quay lén Một cuộc biểu tình lớn đã diễn ra tại Seoul hôm 4/8/2018 đòi hỏi chính quyền Hàn Quốc mạnh tay hơn đối với những người quay lén dưới váy phụ nữ. Sự kiện này đã thu hút con số kỷ lục phụ nữ tham dự là 70.000 người, theo các nhà tổ chức. Như vậy mặc dù trời nóng đến trên 37C, đã...