Cựu lãnh đạo hãng hàng không nghi MH370 bị Mỹ bắn hạ
Một nhân vật hàng đầu trong giới hàng không cho rằng chiếc máy bay MH370 của hãng Malaysia Airlines đã bị quân đội Mỹ cho phát nổ trên bầu trời, vì lo ngại nó bị cướp để sử dụng cho mục đích khủng bố.
Chiếc Boeing 777-200ER cùng loại với chiếc mất tích mang số hiệu MH370 của Malaysia Airlines. Ảnh: Register
Theo cựu lãnh đạo hãng hàng không người Pháp Marc Dugain, chiếc máy bay phản lực bị bắn rơi gần một căn cứ quân sự Mỹ trên hòn đảo Diego Garcia của Anh, sau khi phải chuyển hướng bay đến khu vực này vì bị cướp quyền kiểm soát hệ thống máy tính.
Theo IBTimes, Ông Dugain suy đoán rằng binh lính tại căn cứ của Mỹ ở Ấn Độ Dương sợ rằng chiếc phi cơ sẽ bị sử dụng như trong vụ khủng bố 11/9, do vậy, họ đã bắn hạ máy bay.
Ông cho rằng sự xuất hiện bất ngờ của chiếc máy bay trong khu vực có thể là kết quả của một đám cháy trên phi cơ hoặc nó bị cướp quyền quyển soát và phải chuyển hướng đến hòn đảo nói trên.
Ông Dugain là cựu giám đốc điều hành hãng Proteus Airlines, hiện không còn hoạt động. Ông cho biết cư dân của đảo Maldives, gần Diego Garcia nói với ông rằng họ đã nhìn thấy MH370 bay ở độ cao thấp.
Video đang HOT
Một ngư dân kể lại rằng “chiếc máy bay khổng lồ, với vạch màu đỏ và xanh trên nền trắng” đã bay trên đầu người này, ngay sau khi MH370 biến mất vào ngày 8/3. Ngoài ra, một bình cứu hỏa rỗng từ chiếc máy bay mất tích đã được cư dân trên hòn đảo Baarah gần đó vớt từ dưới biển, ông Dugain nói với Paris Match.
Nếu luận điểm của ông Dugain là đúng, nó sẽ làm suy yếu một giả thiết phổ biến rằng tất cả mọi người trên máy bay MH370 đã chết ngạt trước khi nó rơi xuống biển.
Ông Dugain nói với một đài phát thanh rằng ông được một nguồn tin tình báo cảnh báo không điều tra số phận của MH370. Người này đã nói về “rủi ro” và khuyên ông “hãy để cho thời gian xử lý”.
Chiếc phi cơ MH370 của hãng Malaysia Airlines biến mất hồi tháng ba với 239 người trên chuyến bay. Hàng chục quốc gia đã tham gia chiến dịch tìm kiếm khổng lồ nhưng vẫn chưa tìm thấy mảnh vỡ nào của máy bay.
Sự kiện MH370 mất tích trở thành một trong những bí ẩn lớn nhất của ngành hàng không hiện đại. Nó kéo theo một loạt phỏng đoán, như bị khủng bố không tặc hay thậm chí bị người ngoài hành tinh bắt cóc.
Australia và Malaysia hồi tháng 9 khởi động giai đoạn tìm kiếm mới, tập trung vào vòng cung hẹp dài ở nam Ấn Độ Dương, nơi chiếc máy bay phát đi tín hiệu vệ tinh cuối cùng. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn trì trệ do vấn đề về thiết bị.
Phương Vũ
Theo VNE
Hà Lan điều tra khả năng MH17 bị máy bay khác bắn hạ
Các nhà điều tra Hà Lan cho rằng máy bay MH17 của Malaysia có thể bị một máy bay khác bắn trên không trung, bên cạnh khả năng lớn là MH17 bị trúng tên lửa đất đối không, làm toàn bộ hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Hiện trường máy bay MH17 rơi ở Ukraine
Chính phủ Nga từ lâu đã khẳng định họ có hình ảnh radar chứng minh chiếc Boeing 777 của hãng hàng không Malaysia bị một máy bay quân sự của Ukraine bay ở gần đó bắn hạ. Tuy nhiên, giới chức phương tây chưa bao giờ chấp nhận giả thuyết này.
Trong cuộc phỏng vấn được tạp chí tin tức Đức Der Spiegel đăng tải vào ngày hôm qua 27/10, công tố Fred Westerbeke cho biết Hà Lan sẽ yêu cầu Nga cung cấp thông tin khiến họ khẳng định rằng có máy bay Ukraine bay gần máy bay MH17.
"Dựa vào thông tin có được, khả năng lớn nhất là máy bay bị bắn hạ bởi một tên lửa đất đối không, nhưng chúng tôi cũng không làm ngơ trước khả năng khác", báo Đức dẫn lời ông Westerbeke cho hay.
"Chúng tôi đang chuẩn bị yêu cầu Mátxcơva cung cấp thông tin...trong đó có dữ liệu radar mà Nga muốn chứng minh có một máy bay quân sự Ukraine ở gần đó", ông cho biết thêm.
Vài ngày sau vụ rơi máy bay MH17 vào 17/7, Mỹ cho biết có bằng chứng chứng tỏ MH17 bị trúng tên lửa đất đối không do lực lượng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraine bắn.
Một báo cáo sơ bộ do Cơ quan an toàn Hà Lan, cơ quan điều tra vụ MH17, đã liệt kê một loạt máy bay chở khách ở trong cùng tầm bay với MH17 khi đó. Tuy nhiên không có máy bay quân sự nào có khả năng bắn hạ máy bay của Malaysia.
Máy bay MH17 đã đâm xuống miền đông Ukraine vào ngày 17/7 vừa qua, làm toàn bộ 298 người trên máy bay thiệt mạng. Trong số đó hơn 2/3 là người Hà Lan.
Giới chức Hà Lan dẫn đầu cuộc điều tra quốc tế về MH17 đang bị người nhà các nạn nhân và các nghị sỹ chỉ trích kịch liệt trong những tuần qua, do không có tiến triển trong việc xác định thủ phạm gây ra thảm họa.
Trung Anh
Theo Dantri
Đức cảnh báo IS có thể bắn hạ máy bay chở khách Tình báo Đức tin rằng các tay súng của nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) ở miền bắc Iraq đang sở hữu các vũ khí phòng không vốn có thể bắn hạ các máy chở khách, báo chí Đức đưa tin. Các tay súng của nhóm phiến quân IS trên đường phố Iraq. Cơ quan tình báo liên bang BND đã...