Cứu khỏi mù cho bệnh nhân bị đạn lạc xuyên vào mắt
Người phụ nữ đang đứng trước nhà thì bị viên đạn bay vào mắt, vừa được bác sĩ ở TP HCM phẫu thuật gắp ra.
Bác sĩ Nguyễn Minh Hảo Hớn, Phó Khoa Mũi Xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, cho biết bệnh nhân 32 tuổi ở Lâm Đồng được đưa vào viện chiều 9/11 do không mở được mắt, thị lực chỉ thấy sáng tối lờ mờ, sưng bầm mắt phải.
Bệnh nhân cho biết hai ngày trước chị đang đứng ở cửa nhà thì bị một viên đạn bắn lạc bay vào mắt phải gây sưng phù, không nhìn rõ. Bệnh nhân đến Bệnh viện Mắt TP HCM khám, bác sĩ thám sát không phát hiện dị vật nên đã khâu tạo hình mi trong và chuyển sang Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM.
Bác sĩ phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân trong đêm. Ảnh: H.H
“Kết quả chụp CT thấy dị vật hình tròn như viên đạn trong xoang sàng bệnh nhân, kèm theo tình trạng vỡ thành trong hốc mắt”, bác sĩ Hớn chia sẻ. Do tình trạng thị lực bệnh nhân quá kém nên bác sĩ quyết định chụp MRI khảo sát thần kinh thị. May mắn thần kinh thị chưa ảnh hưởng nhiều, chỉ bị xuất huyết ở hậu nhãn.
Các bác sĩ quyết định phẫu thuật cấp cứu cho bệnh nhân. Kíp mổ đã nội soi mở các xoang lấy một viên đạn chì ra khỏi mắt, sau đó dẫn lưu máu tụ trong xoang. 4 ngày sau mổ, bệnh nhân có thể mở được mắt, thị lực dần hồi phục.
“Bệnh nhân rất may mắn, nếu viên đạn đi sâu thêm một chút nữa sẽ chui vào xoang bướm sẽ hủy dây thần kinh thị dẫn đến mù vĩnh viễn, thậm chí tử vong nếu bị đứt động mạch cảnh”, bác sĩ Hớn phân tích.
Video đang HOT
Bệnh nhân hồi phục thị lực tốt sau mổ. Ảnh: Lê Phương.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Vinh, Phó Giám đốc Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM cho biết tình trạng chèn ép, phù nề trực tiếp dây thần kinh thị nếu để lâu không xử lý kịp thời có thể làm hoại tử dây thần kinh thị. Lúc đó bệnh nhân có khả năng mù vĩnh viễn.
Công an địa phương đang điều tra nguồn xuất phát của viên đạn lạc này.
Lê Phương
Theo VNE
Suýt chết do ngộ độc khí CO từ bếp than tổ ong
Anh Vũ Viết Lợi, 48 tuổi, được đưa vào Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) trong tình trạng hôn mê, chân tay cứng đơ, suy hô hấp, trụy mạch.
Ngày 11/11, anh Lợi được người nhà phát hiện hôn mê ở phòng nghỉ, miệng sùi bọt, toàn thân co giật. Trong phòng đặt một bếp than tổ ong cùng ấm sắc thuốc nam. Anh được đưa vào cấp cứu tại Trung tâm y tế TP Cẩm Phả sau đó chuyển đến sang Bệnh viện Bãi Cháy.
Kết quả chụp CT cho thấy bệnh nhân có dấu hiệu phù não. Các sĩ xác định bị ngộ độc khí CO từ bếp than tổ ong.
Bệnh nhân được điều trị hồi sức tích cực. Ảnh: Mạc Thảo
Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy, lập tức hồi sức cấp cứu cho bệnh nhân, hỗ trợ máy thở. Một ngày sau anh Lợi thở lại được bình thường. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị oxy cao áp để phân giải, đào thải khí CO ra khỏi cơ thể, kết hợp tập luyện phục hồi chức năng.
Anh Lợi kể đang sắc thuốc bằng bếp than tổ ong bên ngoài phòng thì trời mưa nên đưa bếp vào trong phòng và đóng kín cửa đi ngủ. "Nằm được một lúc tôi cảm thấy khó chịu, khó thở nhưng tay chân vô lực, không kêu lên nổi, sau đó lịm dần", bệnh nhân miêu tả.
Bác sĩ Nguyễn Văn Khởi, khoa Hồi sức tích cực Chống độc, Bệnh viện Bãi Cháy, cho biết CO là khí không màu, không mùi vị nên rất khó phát hiện. Khi hít phải, CO nhanh chóng ngấm vào máu và làm mất oxy trong máu, nạn nhân có triệu chứng đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, đau ngực. Ngộ độc khí CO khiến tế bào não bị tổn thương dẫn đến thoát dịch, phù nề não. Nạn nhân không được điều trị kịp thời sẽ bị mất ý thức, hôn mê sâu, sống thực vật cả đời, thậm chí tử vong. Nhiều bệnh nhân ngạt khí CO được cứu sống thì mắc các di chứng như suy giảm trí nhớ, giảm tập trung, liệt cơ mặt, vận động bất thường, đi đứng khó khăn, tay chân cứng và run, liệt nửa người.
Điều trị oxy cao áp để đào thải khí CO ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Ảnh: Mạc Thảo
Mùa đông đến, nhiều người vẫn có thói quen đặt bếp than tổ ong trong nhà hay phòng kín để sưởi ấm. Điều này là rất nguy hiểm bởi nguy cơ ngộ độc khí CO.
Bác sĩ khuyến cáo:
- Không đốt than, củi để sưởi ấm hoặc nấu nướng trong không gian kín.
- Người già và trẻ em sức đề kháng kém cần tránh xa bếp than tổ ong. Khí CO từ bếp than sẽ làm suy hô hấp nhanh, nguy cơ tử vong cao.
- Khi phát hiện người bị ngạt khí CO, nhanh chóng mở hết tất cả cửa để không khí tràn vào nhà. Đưa nạn nhân ra khỏi nơi có khí độc và chuyển đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời. Trong quá trình đưa đến cơ sở y tế, nếu nạn nhân thở yếu, bất tỉnh thì phải tiến hành hô hấp nhân tạo.
Thúy Quỳnh
Theo VNE
Ca mắc ung thư phổi trẻ nhất 15 tuổi tử vong sau 2 năm điều trị PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K cho biết, trung bình một năm tại Việt Nam ghi nhận khoảng 24 nghìn ca mắc mới ung thư phổi và có đến hơn 20 nghìn ca tử vong. Số mắc mới - tử vong gần như tương đương bởi đây là căn bệnh phổ biến nhưng khó phát hiện sớm. 2/3 bệnh...