Cựu kế toán trưởng công an quận ở Hà Nội giả chữ ký để tham ô tài sản
Ông Phạm Tiến Dũng đã lợi dụng quyền hạn được giao để chiếm đoạt tiền của Công an quận Ba Đình thông qua việc giả chữ ký của trưởng công an quận và phó viện trưởng VKSND quận Ba Đình.
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố, chuyển hồ sơ sang TAND TP Hà Nội nghiên cứu đưa ra xét xử đối với ông Phạm Tiến Dũng (SN 1960, cựu Kế toán trưởng Công an quận Ba Đình, Hà Nội) về tội Tham ô tài sản. Ông Dũng bị truy nã từ năm 1996 đến năm 2023 mới ra đầu thú.
Theo cáo trạng, từ năm 1989, ông Phạm Tiến Dũng được bổ nhiệm chức vụ kế toán trưởng ở Công an quận Ba Đình kiêm Đội phó Đội Hậu cần, chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính kế toán của đơn vị.
Trong thời gian này, do nợ nần nhiều, ông Dũng đã lợi dụng quyền hạn được giao, giả chữ ký của các ông Nguyễn Duy Hồng (khi đó là Trưởng Công an quận Ba Đình), Lê Xuân Yên (khi đó là Phó Trưởng Công an quận Ba Đình), lập hồ sơ giả để rút hơn 843 triệu đồng gửi tại Kho bạc Nhà nước quận Ba Đình và chiếm đoạt số tiền này.
Cụ thể, từ 4/1995- 12/1996, ông Dũng đã làm giả 12 ủy nhiệm chi kèm theo séc với tổng số tiền hơn 543 triệu đồng. Sau đó, ông Dũng đưa ra Kho bạc quận Ba Đình làm thủ tục cắt séc chuyển vào tài khoản để chiếm đoạt. Trong đó, ông Dũng đã ký tên mình tại mục kế toán trưởng và ký giả chữ ký của ông Lê Xuân Yên và ông Nguyễn Duy Hồng.
Để rút được số tiền trên tại Kho bạc Nhà nước quận Ba Đình, bị can đã thông đồng với Vũ Thị Liên (SN 1954), Phí Đức Lực (SN 1959), Nguyễn Văn Dũng (SN 1960) và mượn tài khoản của ông Nguyễn Văn Dũng để chuyển tiền nhằm mục đích hưởng lợi và chiếm đoạt. Bị can đã chi cho 3 người trên hơn 6,5 triệu đồng, còn chiếm đoạt hơn 536 triệu đồng.
Vẫn theo cáo buộc, vào tháng 11/1995, Công an quận Ba Đình thu giữ 300 triệu đồng của Công ty ADC thuộc vụ án Cố ý làm trái nguyên tắc, chính sách, chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng.
Ngày 13/11/1995, bà Nguyễn Thị Bình thụ lý hồ sơ vụ việc đã làm thủ tục chuyển số tiền này vào tài khoản tạm giữ tại Kho bạc quận Ba Đình. Do cần tiền để trả nợ, ông Dũng đã nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền trên.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để rút được tiền tạm giữ phải có văn bản đề nghị của thủ trưởng đơn vị, các quyết định của cơ quan pháp luật có thẩm quyền. Ông Phạm Tiến Dũng đã làm giả 1 bộ hồ sơ gồm công văn của Công an quận Ba Đình gửi Giám đốc kho bạc quận Ba Đình đề nghị xin rút số tiền 300 triệu đồng. Ông Dũng ký giả chữ ký của Phó trưởng Công an quận Lê Xuân Yên trên công văn.
Ngoài ra, bị can còn làm giả quyết định chuyển vụ án số 25, đề ngày 20/4/1996 của VKSND quận Ba Đình ghi nội dung: “Đình chỉ vụ án, chuyển trả 300 triệu đồng cho Công ty ADC”, có chữ ký của ông Trần Đồng, Phó Viện trưởng VKSND quận (bản photo).
Sau khi làm giả hồ sơ, bị can chỉ đạo thủ quỹ của Công an quận là Phạm Thị Diện (SN 1959) đi cùng đến Kho bạc rút số tiền 300 triệu đồng. Cả hai sau khi rút tiền đã không báo cáo lãnh đạo, không vào sổ quỹ đơn vị, không chuyển tiền cho Đội điều tra tội phạm về kinh tế giải quyết, mà chiếm đoạt số tiền trên để trả nợ và chi tiêu cá nhân.
Đến ngày 12/8/1996, khi VKSND Tối cao có công văn gửi Công an quận Ba Đình về việc xử lý vật chứng là số tiền 300 triệu đồng trong vụ án, lúc này sự việc mới được phát hiện. Khi đó, ông Phạm Tiến Dũng bỏ trốn, bị truy nã. Tới ngày 20/12/2023, bị can ra đầu thú và khai nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Quá trình điều tra, các bị can Phí Đức Lực, Vũ Thị Liên, Nguyễn Văn Dũng đã nộp hết số tiền hưởng lợi là hơn 6,5 triệu đồng. Còn lại số tiền hơn 836 triệu đồng, ông Phạm Tiến Dũng chiếm đoạt của Công an quận Ba Đình đến nay chưa khắc phục.
Do ông Phạm Tiến Dũng bỏ trốn nên 4 bị can: Phí Đức Lực, Vũ Thị Liên, Nguyễn Văn Dũng và Phạm Thị Diện đã được Cơ quan tố tụng tạm đình chỉ điều tra ở nội dung có liên quan đến bị can Dũng. Đến nay, do hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự nên 4 bị can nói trên không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bắt đầu tuyên án bị cáo Trương Mỹ Lan: Buộc tội tham ô là có căn cứ
Theo HĐXX, căn cứ vào các tài liệu chứng cứ và quá trình thẩm tra tại phiên tòa, có đủ cơ sở xác định các bị cáo đã phạm tội như cáo trạng truy tố.
Sau hơn một tháng xét xử và nghị án kéo dài, sáng nay (11/4), TAND TP.HCM đã tuyên án đối với bị cáo Trương Mỹ Lan và các đồng phạm.
Quang cảnh phiên tòa sáng 11/4. Ảnh: Nguyễn Huế
Theo HĐXX, căn cứ vào các tài liệu chứng cứ và quá trình thẩm tra tại phiên tòa, có đủ cơ sở xác định các bị cáo đã phạm tội như cáo trạng đã truy tố.
Đối với 5 bị cáo đang bỏ trốn, trước khi mở phiên tòa, HĐXX đã có thông báo kêu gọi bị cáo ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật. Tuy nhiên, các bị cáo vẫn không ra trình diện. Với việc vắng mặt này, các bị cáo đã từ bỏ quyền tự bào chữa của mình. Việc xét xử vắng mặt các bị cáo là phù hợp pháp luật, các luật sư bào chữa cho bị cáo không có ý kiến về quyết định này.
Bị cáo Nguyễn Thị Phương Loan (thành viên HĐQT SCB) và bị cáo Lưu Quốc Thắng (nguyên Trưởng Ban kiểm soát SCB) vì lý do sức khỏe không đảm bảo, đang phải điều trị nên có đơn xin xét xử vắng mặt. HĐXX xét thấy lời khai của các bị cáo tại cơ quan điều tra đầy đủ, có căn cứ. Sự vắng mặt của các bị cáo không ảnh hưởng đến quá trình xét xử nên HĐXX đồng ý cho các bị cáo được xét xử vắng mặt.
Buộc tội tham ô với các bị cáo là có căn cứ
Quá trình điều tra và tại phiên tòa, các bị cáo đã thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng đã truy tố.
Theo HĐXX, sau khi hợp nhất 3 ngân hàng TMCP Sài Gòn (cũ), TMCP Việt Nam Tín Nghĩa và TMCP Đệ Nhất thành Ngân hàng SCB, bị cáo Trương Mỹ Lan đã thâu tóm số lượng lớn cổ phần của SCB - tính đến tháng 10/2022 là 91,5%.
Vì vậy, HĐXX không chấp nhận quan điểm bào chữa của bị cáo Lan và các luật sư cho rằng bản thân bị cáo Lan chỉ nắm giữ 5% cổ phần và 2 con gái mỗi người 5%. Việc bị cáo khai đứng tên cổ phần giúp người thân và bạn bè là không có căn cứ, HĐXX không chấp nhận.
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Các tổ chức tín dụng, việc quyết định các vấn đề của ngân hàng khi được trên 65% cổ đông chấp thuận thông qua đại hội đồng cổ đông. Mặc dù không nắm giữ các chức vụ tại SCB nhưng bị cáo Lan gián tiếp sở hữu trên 91% cổ phần nên có quyền chi phối, quyết định các vấn đề của ngân hàng này. Do đó, bị cáo Lan thỏa mãn là chủ thể của tội "Tham ô tài sản".
Bị cáo Trương Mỹ Lan tại tòa sáng 11/4. Ảnh: Nguyễn Huế
Vì vậy, HĐXX không chấp nhận quan điểm bào chữa của các luật sư cho rằng bị cáo Lan không cấu thành tội tham ô tài sản.
Lợi dụng vai trò là cổ đông gần như tuyệt đối của SCB, bị cáo Lan đã chỉ đạo các bị cáo Bùi Anh Dũng, Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung, Võ Tấn Hoàng Văn... rút tiền ra khỏi ngân hàng để phục vụ mục đích của mình. Vì vậy, VKSND tối cao truy tố các bị cáo tội "Tham ô tài sản" là có căn cứ.
Do có sự thay đổi về chính sách pháp luật nên đối với hành vi của các bị cáo sau ngày 1/1/2018, chuỗi hành vi phạm tội của các bị cáo đã thỏa mãn các dấu hiệu của tội "Tham ô tài sản". Do đó, VKSND tối cao truy tố về tội là "Tham ô tài sản" là đúng quy định của pháp luật.
Về vấn đề định giá để xác định thiệt hại của vụ án, theo HĐXX, trong vụ án này không cần bắt buộc xác định thiệt hại phải thông qua hội đồng định giá trong tố tụng hình sự.
HĐXX cho biết nếu xác định thiệt hại theo cách lấy giá trị tài sản đảm bảo trừ đi dư nợ của các khoản vay thì sẽ gây bất lợi cho các bị cáo, số tiền quy buộc trách nhiệm cho từng bị cáo sẽ bị tăng lên. Bởi, nếu theo cách tính đó thì giá trị tài sản đảm bảo sẽ không được cấn trừ cho các khoản vay khác, nên cách xác định thiệt hại theo cáo trạng truy tố của VKS là áp dụng nguyên tắc có lợi cho các bị cáo (đối trừ giá trị tài sản đảm bảo trên tổng dư nợ).
Đối với vấn đề lệch 20 mã tài sản đảm bảo, HĐXX cho biết có 20 mã tài sản là trùng lặp giữa các giai đoạn nên các mã tài sản theo xác định của VKS là chính xác.
Tất cả thành viên đoàn thanh tra đều nhận lợi ích vật chất từ SCB
Đối với các thành viên trong đoàn thanh tra, mặc dù kết quả thanh tra tại ngân hàng SCB là rất xấu nhưng bị cáo Nguyễn Văn Hưng và Đỗ Thị Nhàn đã chỉ đạo các bị cáo cấp dưới bỏ ngoài số liệu phân loại nợ xấu nhóm 4, nhóm 5 đối với ba dự án: Mũi Đèn Đỏ, Dự án 6A, Dự án Royal Garden, với tổng dư nợ 37.900 tỉ đồng.
Bị cáo Đỗ Thị Nhàn tại tòa sáng 11/4. Ảnh: Nguyễn Huế
Với thực trạng tài chính của ngân hàng SCB, qua kết quả thanh tra có đề xuất đủ điều kiện đưa SCB vào kiểm soát đặc biệt. Tuy nhiên, khi trình lên Nguyễn Văn Hưng đã chỉ đạo bỏ nội dung này ra khỏi báo cáo của NHNN để báo cáo Chính phủ.
Theo HĐXX, trong và sau khi thanh tra, tất cả các thành viên trong đoàn thanh tra đều nhận lợi ích vật chất từ ngân hàng SCB, với số tiền nhận từ 40 triệu đồng đến 390.00 USD.
Tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho một số bị cáo trong vụ Vạn Thịnh Phát Theo VKS, sau khi bị bắt, nhiều bị cáo trong vụ án Vạn Thịnh Phát đã tự nguyện khắc phục hậu quả và từng có nhiều đóng góp cho cộng đồng, xã hội nên đây là căn cứ để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Ngày 7/3, phiên xét xử bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm tiếp tục phần...