Cựu giày vàng thừa nhận đã sai khi từ chối cả Real, Barca lẫn MU
Cựu tuyển thủ Nam Tư được đánh giá rất cao và nhận lời mời từ Real Madrid, Barcelona hay Man United song từ chối tất cả.
Pancev tới Inter
Năm 1991 chứng kiến Darko Pancev tỏa sáng rực rỡ. Ông là chủ công của Sao đỏ Belgrade giành cú đúp tại giải VĐQG Nam Tư và cúp C1. Pancev ghi tới 40 bàn sau 43 trận trên mọi đấu trường, giành được Chiếc giày vàng châu Âu và đứng thứ 2 trong cuộc bầu chọn Quả bóng vàng cùng năm, đứng sau Jean-Pierre Papin.
Darko Pancev thất bại trong màu áo Inter
Trước và sau đó, Pancev nhận được rất nhiều lời mời. Sau cùng, ông chọn tới Inter Milan năm 1992 khi 27 tuổi. Nhưng đó không phải quyết định đúng đắn khi Pancev vật lộn ở sân San Siro và bị đẩy sang VfB Leipzig theo dạng cho mượn vào năm 1993 trước khi tới hẳn Fortuna Dusseldorf vào năm 1995.
Quyết định sai lầm
Nhìn lại quá khứ, Pancev cảm thấy nuối tiếc khi chọn Inter thay vì một số CLB lớn nhất châu Âu. Người đàn ông 54 tuổi nói với Goal: “Sai lầm lớn nhất của tôi là gia nhập Inter.”
“Tôi đã đi đến một đội có bầu không khí tồi tệ, một đội chơi phòng thủ và như một người xa lạ. Họ nhìn tôi bằng ánh mắt khác và tôi nghĩ rằng đã không nhận đủ sự hỗ trợ để dễ dàng thích nghi.”
“Nhưng sai lầm là của tôi bởi vì tôi đã có thể đến các đội như Real Madrid, Barcelona hoặc Manchester United, những nơi đã để ý tôi trong suốt một thời gian dài.”
Pancev – người khoác áo Macedonia ở cấp độ quốc tế sau khi Nam Tư tan rã cho biết báo chí Ý không giúp gì cho ông khi ở Inter. “Đúng vậy”, ông nói khi được hỏi liệu truyền thông xứ mỳ ống có quá gay gắt với mình hay không.
Video đang HOT
“Họ không tốt đẹp chút nào. Nhưng xin nhắc lại một lần nữa, các nhà báo trước tiên sẽ bảo vệ Inter thay vì tôi. Và tôi là nạn nhân của toàn bộ các phe cánh tại đó.”
Ý An
Ngày này năm xưa - Nỗi đau lớn nhất lịch sử Man Utd
Lịch sử bóng đá đã chứng kiến nhiều thảm họa hàng không nhưng có lẽ, không thảm kịch nào được nhớ đến nhiều như sự kiện diễn ra ở Munich năm 1958.
Ngày mùng 6 tháng 2 năm 1958 trở thành ngày đen tối nhất trong lịch sử Man Utd, đó là thảm họa Munich, tai nạn máy bay khiến 23 con người, bao gồm 8 cầu thủ và 3 thành viên của đội bóng phải vĩnh viễn ra đi.
Sau thảm họa máy bay Munich, những gì còn lại chỉ là đống tro tàn.
Trong chuyến bay trở về sau trận đấu với Sao Đỏ Belgrade tại Cúp Châu Âu, chiếc máy bay cất cánh tại sân bay Munich đã gặp phải tai nạn thương tâm khiến 21 người có mặt trên máy bay tử nạn ngay lập tức. Số còn lại, trong đó có phi cơ trưởng Kenneth Rayment qua đời một vài tuần sau đó, cầu thủ Duncan Edwards cũng ra đi sau 15 ngày. Bi kịch này là một phần không thể xóa nhòa trong lịch sử của Man Utd.
Các cầu thủ: Roger Byrne (28 tuổi), Eddie Colman (21), Mark Jones (24), David Pegg (22), Tommy Taylor (26), Geoff Bent (25), Liam Whelan (22) và Duncan Edwards (21), tất cả đều qua đời sau tai nạn này. Ngoài ra còn có thư ký Walter Crickmer, giảng viên Tom Curry và huấn luyện viên Bert Whalley.
Trên chuyến bay đó còn có 8 nhà báo thể thao thiệt mạng bao gồm Alf Clarke, Tom Jackson, Don Davies, George Fellows, Archie Ledbrook, Eric Thompson, Henry Rose, và Frank Swift - cựu cầu thủ của Manchester City.
Man Utd sẽ nhớ mãi đến ngày này.
Bobby Charlton là một trong những thành viên còn sống sót sau vụ thảm họa máy bay Munich 1958. Sau những ngày tháng khó khăn đó ông đã trưởng thành, trở thành trụ cột giúp ĐT Anh vô địch World Cup lần đầu năm 1966 và Manchester Utd vô địch Cup C1 Châu Âu lần đầu năm 1968.
Mỗi năm, đúng vào ngày này, Manchester United lại tổ chức lễ tưởng niệm để nhớ về một kí ức đau buồn của mình. Còn những người hâm mộ Quỷ đỏ đọc lại bài thơ, và nghe nhạc phẩm Những Đóa Hoa Thành Manchester:
"Ngày hôm ấy, tuyết rơi trên đường băng Munich
Trời lạnh căm trong giá buốt thê lương
8 con người thôi vĩnh viễn bất hồi hương
Ra đi mãi, ôi 8 vì tinh tú
Những cầu thủ với tài năng thiên phú
Những bông hoa kiêu hãnh Manchester
Trên chuyến bay trở về từ Belgrade
Các chàng trai của thế hệ Matt Busby
Như gia đình, đâu biết sắp chia ly
Vui thắng trận, đâu hay mầm tử biệt
Trên khoang lái, viên phi công dũng liệt
Dày dặn phi trường: cơ trưởng James Thain
3 lần bay, 2 phải ngược trở về
Và lần cuối đi vào trong cõi chết
Lần cuối ấy bi thương màu tang tóc
Chiếc phi cơ mãi không bao giờ bay
Vì nỗi nào, khi ấy có ai hay
Chệch đường băng, máy bay lật tung vỡ
Trong hoang tàn, lửa bừng lên cháy rỡ
Về phương xa, 8 cầu thủ mệnh vong..."
Theo TTVN
Bình thường đẹp trai, đáng yêu là thế nhưng không ai ngờ khi chụp bộ ảnh "manly", Son Heung-min lại khiến dân tình chao đảo đến vậy Lúc này, nhiều fan đang gợi ý Son Heung-min theo nghiệp người mẫu sau khi rời xa sân cỏ. Từ trước đến nay, chúng ta vốn chỉ quen với hình ảnh một anh chàng Son Heung-min, lúc nào cũng nở nụ cười đáng yêu mỗi khi gặp các fan hâm mộ. Tuy nhiên, mới đây, anh chàng tiền đạo 27 tuổi đã quyết...