Cựu Giám đốc tình báo Hàn Quốc ngồi tù 3 năm vì can thiệp bầu cử
Tòa án phúc thẩm Hàn Quốc hôm qua 9/2 đã tuyên án phạt 3 năm tù đối với cựu Giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia (NIS) vì tội cố ý can thiệp cuộc bầu cử tổng thống năm 2012.
Cựu giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia (NIS) Won Sei Hoon. (Ảnh: The Nation)
Tờ Daily Mail đưa tin, cựu Giám đốc NIS Won Sei Hoon (64 tuổi) hồi tháng 9 năm ngoái đã bị kết tội dựa trên cương vị của mình, can thiệp phi pháp vào các quy trình chính trị.
Năm 2012, các điệp viên NIS dưới quyền ông Won đã tiến hành chiến dịch bôi nhọ một ứng cử viên đảng đối lập trên mạng Internet. TheoDaily Mail, ứng cử viên này đã bị Tổng thống Park Geun Hye đánh bại trong cuộc bầu cử với một tỷ lệ sát sao.
Năm ngoái, một tòa án sơ thẩm đã phạt ông Won 2 năm 6 tháng tù treo vì cho rằng dù cựu Giám đốc NIS đã có hành động vi phạm pháp luật nhưng không có đủ bằng chứng cho thấy ông có ý đồ tìm cách can thiệp kết quả cuộc bầu cử Tổng thống.
Video đang HOT
Đến phiên phúc thẩm, tòa án cấp cao Seoul ngày 9/2 khẳng định ông Won đã cố ý can thiệp vào cuộc bầu cử và quyết định phạt tù 3 năm.
“Hoàn toàn công bằng khi nói rằng ông Won đã cố tình can thiệp vào cuộc bầu cử”, hãng thông tấn Yonhap dẫn lời thẩm phán Kim Sang Hwan nhấn mạnh.
Trước khi bị đưa ra khỏi phòng xét xử, cựu giám đốc NIS tuyên bố ông ta chỉ hành động “vì sự an toàn của người dân và đất nước Hàn Quốc”.
Cơ quan tiền thân của NIS có nhiều tai tiếng trong thập niên 1980, đến khi đổi tên thành Cơ quan tình báo Hàn Quốc (NIS), cơ quan này tiếp tục gặp nhiều bê bối. Gần đây nhất là vụ ngụy tạo các tài liệu giả trong vụ điều tra một cựu quan chức chính quyền Seoul, người đã trốn từ Triều Tiên sang Hàn Quốc vào năm 2004.
Cựu Giám đốc NIS Nam Jae Joon, người kế nhiệm ông Won, hồi tháng 4 năm ngoái đã phải công khai xin lỗi sau vụ việc trên. Ông Nam cam kết sẽ cải tổ toàn bộ cơ quan NIS nhưng chưa thực hiện được thì ông đã bị thay thế bằng Giám đốc hiện tại Lee Byung Kee chỉ một tháng sau đó.
Thoa Phạm
Theo Dantri/Daily Mail
Báo Thái Lan: Hãy coi chừng nhà thầu Trung Quốc
Trong một bài xã luận công bố hôm qua (13.01), nhật báo Thái Lan The Nation nêu bật hai trường hợp Việt Nam và Myanmar để kêu gọi chính quyền cảnh giác với các đề án phát triển của Trung Quốc.
Thủ tướng Thái Prayuth Chan-ocha (trái) và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại cuộc gặp thượng đỉnh Tiểu vùng Mêkông 20.12.2014
Trước đó, ngày 19.12.2014, bên lề hội nghị Thượng đỉnh Tiểu vùng Mêkông, hai Thủ tướng Trung Quốc và Thái Lan đã ký thỏa thuận theo đó Bắc Kinh sẽ đầu tư trên 10 tỷ USD nhằm xây dựng hai tuyến đường sắt tại Thái Lan. Chính quyền Bangkok dĩ nhiên đã rất hài lòng trước "món quà" này của Bắc Kinh.
Song, với hai bài học từ Việt Nam và Myanmar, tờ báo thuộc loại có uy tín nhất tại Thái Lan này cho rằng dự án đường sắt do Trung Quốc tài trợ sẽ mang lại nhiều thuận lợi cho Thái Lan nhưng cũng hàm chứa nhiều hiểm nguy mà chính quyền của Thủ tướng Prayut Chan-o-cha cần rút kinh nghiệm.
Theo The Nation, nhờ Trung Quốc giúp đỡ trong việc phát triển hạ tầng cơ sở không phải là một điều sai lầm, nhưng nước chủ nhà phải có một chiến lược mạnh về đầu tư và phát triển nếu muốn các đề án hợp tác thành công. Các nước trong khu vực đã có nhiều kinh nghiệm trong việc làm ăn với các nhà thầu Trung Quốc, và không phải lúc nào cũng có kết quả tốt.
Tờ báo Thái Lan trước hết nêu lên trường hợp của Việt Nam, vừa nổi cộm lên với sự kiện đích thân Bộ trưởng Bộ Giao Thông Việt Nam Đinh La Thăng, công khai chỉ trích đại diện một nhà thầu Trung Quốc về các tai nạn liên tiếp xảy ra trên công trường xây dựng đường sắt ở Hà Nội.
Báo The Nation ghi nhận hai chi tiết: Một, đề án xây dựng tuyến xe lửa nội thành Hà Nội với tín dụng ưu đãi từ chính phủ Trung Quốc, và do Trung Quốc làm chủ thầu, đã liên tục gặp chậm trễ, khiến vốn đầu tư bị đội lên mức 300 triệu USD. Hai, tuyên bố của ông Thăng trước thái độ vô trách nhiệm của nhà thầu Trung Quốc, cảnh cáo là không nên viện cớ Việt Nam vay vốn của Trung Quốc mà không chịu thay đổi cung cách làm việc vì: "Chúng tôi không thể đánh đổi tính mạng của người Việt Nam để lấy những khoản vay".
Về trường hợp Myanmar, nhật báo Thái Lan nhắc lại sự kiện một phụ nữ 56 tuổi bị bắn chết và một số người khác bị thương trong cuộc biểu tình chống mỏ đồng do một tập đoàn Trung Quốc khai thác. Đây là một tranh chấp kéo dài từ lâu giữa cư dân địa phương và tập đoàn Trung Quốc, nhưng chính quyền Myanmar đã tỏ ra bất lực trong việc giải quyết.
Cư dân tại khu mỏ đồng Letpadaung ở Monywa rất phẫn uất trước việc hàng ngàn mẫu đất của họ bị trưng dụng cho mỏ đồng. Vào tháng 11.2012, hơn 100 người, trong đó có đến 67 nhà sư, bị thương khi cảnh sát giải tán thô bạo một cuộc biểu tình phản đối.
Đối với The Nation, một trong những điểm cần cảnh giác là sự kiện các nhà thầu Trung Quốc, công cũng như tư, đã tham gia vào nhiều đề án phát triển quốc tế từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, cách hành xử của các công ty Trung Quốc về mặt xã hội và môi trường lại không được quốc tế chấp nhận.
Theo Nam Anh/RFI
Lao Động
Thủ tướng Thái hứng đòn pháp lý chí tử Những thách thức pháp lý mới nhất chống lại Thủ tướng tạm quyền Yingluck Shinawatra có thể khiến bà bị bãi chức và toàn bộ nội các hiện thời cũng phải ra đi, báo The Nation đưa tin. Tòa án Hiến pháp Thái Lan hôm 2/4 đã bỏ phiếu nhất trí xử lý đơn kiện chống lại Thủ tướng Yingluck về cáo buộc...