Cựu giám đốc tình báo Đức: TQ sắp thống trị thế giới, cần loại Huawei khỏi châu Âu
Trung Quốc sắp “thống trị thế giới”, Đức và cả châu Âu phải cảnh giác với “mối nguy hiểm từ Bắc Kinh”, cựu giám đốc tình báo Đức nhận xét.
Cựu giám đốc tình báo Đức lo ngại về “mối nguy hiểm” từ Trung Quốc (ảnh: Xinhua)
Gerhard Schindler – cựu Giám đốc cơ quan tình báo Đức – cho rằng, những năm gần đây, Trung Quốc đã “rất khéo léo” mở rộng tầm ảnh hưởng ra thế giới, đặc biệt là châu Âu, châu Á và châu Phi.
Theo ông Schindler, công nghệ gián điệp của Trung Quốc ngày càng hiện đại và Đức có thể “không phát hiện những âm mưu thâm độc”.
“Phải loại Huawei khỏi mạng di động 5G của Đức và châu Âu để chúng ta bớt phụ thuộc và Trung Quốc. Những lo ngại của Mỹ về Huawei là hoàn toàn có cơ sở”, ông Schindler nói.
Trước sự kêu gọi của Mỹ, một số nước châu Âu như Anh đã hạn chế sự xuất hiện của Huawei trong mạng lưới viễn thông, công nghệ. Tuy nhiên, Đức chưa làm điều tương tự dù ngày càng tỏ ra khắt khe hơn với Bắc Kinh.
“Huawei có thể tạo ra lỗ hổng an ninh và chúng ta không thể biết họ có thể làm gì, đang xây dựng cái gì. Cứ tưởng tượng mà xem, nếu cho Huawei phát triển 5G cho Đức, một ngày nào đó Trung Quốc sẽ nói với chúng ta rằng: ‘Bạn có muốn tôi tắt mạng di động trên cả nước không hả?’”, ông Schindler nói.
Video đang HOT
Tập đoàn Huawei luôn bác bỏ mọi cáo buộc gián điệp từ Mỹ và một số nước đồng minh.
Châu Âu là một trong những khu vực có sự hiện diện đáng kể của Huawei. Deutsche Telekom – nhà cung cấp viễn thông lớn nhất châu Âu – đang sử dụng linh kiện của Huawei cho các hệ thống mạng mà hãng này đặt tại Áo, Croatia, Czech, Đức, Hà Lan và Ba Lan.
Theo ông Schindler, trong mối quan hệ quốc tế hiện nay, việc Đức có phụ thuộc kinh tế ở mức nào đó với Trung Quốc là “không thể tránh khỏi”. Ngành công nghiệp ô tô Đức mỗi năm bán hơn 250.000 xe cho Trung Quốc.
Ông Schindler cho rằng Trung Quốc có “âm mưu bá quyền” (ảnh: Daily Mail)
Năm ngoái, thương mại Đức – Trung đạt hơn 200 tỷ USD. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Đức.
Tuy nhiên, ông Schindler cho rằng, Đức nên sớm giảm phụ thuộc vào Trung Quốc và đừng nên chỉ nhìn mọi thứ qua “lăng kính kinh tế”.
Đức hiện có 3 nhà mạng sử dụng công nghệ của Huawei và cho rằng, nếu phải tháo bỏ các thiết bị của Huawei, chi phí sẽ cực kỳ tốn kém.
Theo ông Schindler, những hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông là dấu hiệu cho thấy “mưu đồ bá quyền” của nước này. Ông Schindler cũng bày tỏ thất vọng khi Thủ tướng Merkel của Đức không cứng rắn hơn với Trung Quốc về vấn đề thương mại và Hong Kong.
Trong bài phát biểu mới nhất nhân kỷ niệm sự tham gia của quân tình nguyện Trung Quốc vào chiến tranh Triều Tiên, ông Tập Cận Bình nhấn mạnh rằng, Bắc Kinh không bao giờ tìm kiếm bá quyền hay bành trướng.
“Mọi hành động bá quyền và bắt nạt sẽ không mang lại hiệu quả dù ở bất cứ đâu. Chúng chỉ dẫn đến ngõ cụt”, ông Tập nói.
Trung Quốc soạn thảo kế hoạch 5 năm mới
Kế hoạch 5 năm tiếp theo đang được Trung Quốc xây dựng với mục tiêu tăng tự chủ, giảm sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ .
Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc sẽ đặt ra mục tiêu chính trị và kinh tế cho giai đoạn 2021-2025, phản ánh sự thay đổi chính sách của Bắc Kinh trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ đang ở thế đối đầu căng thẳng về nhiều vấn đề, cũng như xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh toàn cầu, theo các nhà nghiên cứu đang tham gia chuẩn bị kế hoạch trên.
Phiên bản hoàn chỉnh của kế hoạch này chỉ được công bố vào tháng 3/2021, nhưng các phân tích sơ bộ cho thấy Trung Quốc sẽ đẩy mạnh tự chủ trong phát triển bằng cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ và nguồn xuất khẩu từ Mỹ.
Ông Tập đi qua các đại biểu trong phiên khai mạc kỳ họp quốc hội Trung Quốc hôm 21/5. Ảnh: AFP.
Cùng lúc đó, Bắc Kinh vẫn sẽ duy trì khuôn khổ chính sách "mở cửa và tái cơ cấu" nhằm duy trì vai trò trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt là với các nước châu Á và châu Âu, đồng thời giảm thiểu tác hại của "nguy cơ tách rời" ngày càng lớn với Washington.
Ý tưởng này được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ủng hộ trong cuộc họp Bộ Chính trị, theo đó Bắc Kinh sẽ áp dụng mô hình phát triển mới "bao gồm cả hệ thống kinh tế nội địa quy mô lớn và mạng lưới kinh tế quốc tế", thay vì dựa hoàn toàn vào thị trường nước ngoài.
Trung Quốc sẽ không từ bỏ thị trường nước ngoài, nhưng sẽ chuyển dịch ngành sản xuất nội địa để đáp ứng nhu cầu khổng lồ trong nước. Điều này được củng cố bởi bản thảo "Hướng về phía Tây" vừa được công bố, trong đó hứa hẹn khoản đầu tư vào những dự án công nghiệp ở các tỉnh miền trung và miền tây, nhằm giảm bớt thiệt hại mà những tỉnh phía đông Trung Quốc hứng chịu do Covid-19.
Công nghệ cũng là một trong những lĩnh vực then chốt được kỳ vọng sẽ có đột phá trong kế hoạch 5 năm tiếp theo của Trung Quốc. Việc Washington nhắm vào tập đoàn Huawei và hạn chế xuất khẩu công nghệ cao cho Bắc Kinh khiến nước này tìm mọi cách giảm sự phụ thuộc vào công nghệ ngoại nhập.
Các kế hoạch 5 năm của Trung Quốc từ năm 1981 đến nay đều ưu tiên phát triển kinh tế, đồng thời mở rộng ra những mục tiêu bảo vệ môi trường và an sinh xã hội. Nó là nền tảng cho hàng trăm kế hoạch 5 năm cấp tỉnh, thành phố và ngành công nghiệp, bảo đảm sự đồng nhất về phát triển trên khắp cả nước.
Trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Đổi mới và Phát triển Quốc gia (NDRC) của Trung Quốc đã đặt ra 25 mục tiêu tăng trưởng, trong đó 13 mục tiêu buộc phải hoàn thành như giảm đói nghèo và bảo đảm diện tích canh tác tối thiểu.
Đánh giá giữa kỳ vào năm 2018 cho thấy 4 mục tiêu bị chậm so với kế hoạch, trong đó có ngân sách phát triển và nghiên cứu công nghệ, cũng như chất lượng nước.
Đại dịch Covid-19 cũng đe dọa mục tiêu quan trọng nhất là tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế từ năm 2010 đến 2020, khiến nền kinh tế Trung Quốc suy giảm 6,8% trong quý 1/2020 và chấm dứt mọi hy vọng đạt mức tăng thu nhập bình quân đầu người tối thiểu là 6,5% trong năm nay.
Cuộc 'thử lửa' bà C.Lagarde tại ECB Thời gian qua có thể coi là cuộc "thử lửa" đầu tiên của bà Christine Lagarde trong vai trò Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) khi năm đầu tiên trong nhiệm kỳ của bà hoàn toàn bị đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 chi phối. Đây cũng là thời điểm cần hành động quyết liệt để duy trì...