Cựu Giám đốc SVB xin lỗi trong phiên điều trần trước Quốc hội
Ông Greg Becker, cựu Giám đốc điều hành của ngân hàng Silicon Valley Bank ( SVB), đã xin lỗi trong phiên điều trần trước Quốc hội về sự sụp đổ của SVB, đồng thời cho rằng lãi suất tăng và yêu cầu rút tiền là nguyên nhân chính dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng này.
Ông Greg Becker. Ảnh: Bloomberg
Các cơ quan quản lý và giám đốc điều hành ngân hàng đã đổ lỗi cho ban lãnh đạo SVB vì đã không quản lý rủi ro lãi suất hoặc đa dạng hóa hoạt động kinh doanh ngoài lĩnh vực công nghệ tập trung cao độ ở khu vực Vịnh San Francisco.
Tuy nhiên, ông Becker cho rằng khó có ngân hàng nào có thể tồn tại sau một đợt rút tiền ồ ạt như vừa qua. Ông cũng bác khẳng định của các cơ quan quản lý rằng SVB đã thất bại trong việc quản lý rủi ro lãi suất. Ông nói thêm rằng cho đến cuối năm 2021, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã chỉ ra rằng lãi suất sẽ vẫn ở mức thấp và lạm phát gia tăng chỉ là nhất thời.
Video đang HOT
Trong một báo cáo vào tháng trước, các giám sát viên của Fed đã thừa nhận không đánh giá đầy đủ các vấn đề tại SVB. Các cơ quan quản lý ngân hàng California đã nhanh chóng đóng cửa SVB vào ngày 10/3 sau khi người gửi tiền rút 42 tỷ USD trong 24 giờ.
Ông Becker, cùng với cựu đồng sáng lập kiêm Chủ tịch của ngân hàng Signature Bank, Scott Shay và cựu Chủ tịch Eric Howell, đều ra điều trần trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện trong ngày 16/5.
Các phiên điều trần sẽ là cơ hội đầu tiên để các nhà lập pháp chất vấn ba nhà lãnh đạo ngân hàng. Một số nhà lập pháp cũng đã khiển trách ông Becker về việc trao tiền thưởng và đặt câu hỏi liệu ông và những người khác có thu được lợi nhuận từ việc bán cổ phiếu trước khi SVB sụp đổ hay không.
Các đơn vị quản lý ngân hàng cũng sẽ tham gia một phiên điều trần riêng trước Hạ viện ngày 16/5. Các nhà lập pháp dự kiến sẽ đặt câu hỏi về sự giám sát của họ đối với những ngân hàng.
Giữa bất ổn và bạo loạn, Tòa án tối cao Pakistan yêu cầu thả cựu Thủ tướng
Hội đồng xét xử của Tòa án Tối cao Pakistan cho rằng việc bắt giữ cựu Thủ tướng Imran Khan với cáo buộc tham nhũng đã không diễn ra đúng pháp luật.
Tòa án Tối cao Pakistan ngày 11/5 đã yêu cầu cơ quan chống tham nhũng của nước này phải trả tự do cho cựu Thủ tướng Imran Khan, hai ngày sau khi ông bị bắt giữ gần cổng Tòa thượng thẩm Islamabad khi tới đó để trình diện liên quan cáo buộc tham nhũng, CNN đưa tin.
Quyết định của tòa án tối cao cũng nhấn mạnh ông Khan sẽ không được phép trở về nhà riêng, mà phải ở lại trụ sở Tòa án Tối cao dưới sự bảo vệ của cảnh sát để đảm bảo an toàn cho đến khi ông xuất hiện tại phiên điều trần tiếp theo ngày 12/5. Một trợ lý của ông Khan đã xác nhận tin này, theo CNN.
Sự kiện ông Khan bị bắt đã châm ngòi các cuộc biểu tình bạo lực ở Pakistan. Trong các ngày 9 và 10/5, hàng chục ngàn người ủng hộ ông Khan và đảng Pakistan Tehreek-e-Insaf (PTI) của ông đã tràn xuống các đường phố trên khắp đất nước rồi phóng hỏa các tòa nhà, xe cộ và chặn đường.
Cảnh sát cho biết, ít nhất 9 người đã thiệt mạng trong các vụ đụng độ. Hàng trăm cảnh sát đã bị thương, trong khi hơn 2.000 người biểu tình bị bắt, chủ yếu ở tỉnh Punjab, nơi ông Khan có một dinh thự riêng đặt tại thủ phủ của tỉnh là thành phố Lahore.
Ông Khan lên nắm quyền năm 2018. Tháng 4/2022, ông trở thành vị Thủ tướng đầu tiên của Pakistan bị lật đổ khi quốc hội nước này bỏ phiếu bất tín nhiệm với lý do ông Khan không thực hiện được cam kết đẩy lùi tham nhũng và đưa nền kinh tế thoát khỏi ảnh hưởng của COVID-19.
Ông Khan gần đây nhiều lần cáo buộc chính phủ hiện tại hợp tác với quân đội để phế truất mình. Ông này cũng chỉ trích chính quyền Pakistan đang tìm cách loại ông khỏi cuộc tổng tuyển cử vào tháng 10 tới.
Cảnh sát Pakistan hồi tháng 3/2023 từng đến khu nhà của ông Khan ở Lahore để thực thi lệnh bắt vì ông không ra hầu tòa liên quan đến cáo buộc tham nhũng. Tuy nhiên, nỗ lực đó không thành công do bị hàng trăm người ủng hộ ông Khan ngăn cản.
FED nhận định hệ thống ngân hàng Mỹ vẫn 'an toàn' bất chấp sự sụp đổ của SVB Thành viên điều hành của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Michelle Bowman ngày 14/4 cho biết hệ thống tài chính và ngân hàng Mỹ vẫn "an toàn" bất chấp sự sụp đổ của 2 ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank hồi tháng trước. Người dân xếp hàng bên ngoài trụ sở ngân hàng Silicon Valley Bank (SVB)...