Cựu giám đốc “nói không” với ký hoàn thiện hồ sơ giúp Trương Mỹ Lan là ai?
Tại phiên tòa xét xử vụ sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Hội đồng xét xử (HĐXX) đã chuyển sang phần hỏi đáp của các luật sư để làm rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của các bị cáo tiếp tay Trương Mỹ Lan gây án.
Đáng chú ý, bị cáo Nguyễn Huỳnh Lan Chi, cựu Giám đốc Phòng Tái thẩm định Ngân hàng SCB có vai trò tiếp tay phạm tội không nhỏ.
Bị cáo Lan cùng các đồng phạm tại phiên tòa sáng 15/3.
Bị cáo Nguyễn Huỳnh Lan Chi, khai nhận: “Bị cáo làm việc tại Ngân hàng SCB từ khi tốt nghiệp ra trường. Đến năm 2018, bị cáo nộp đơn xin nghỉ việc. Để xin thôi việc, bị cáo đã cương quyết không ký bất kỳ hồ sơ nào của Tập đoàn VTP cho đến khi nghỉ việc. Sau khi nghỉ việc, bị cáo có được yêu cầu quay lại ký hồ sơ hoàn thiện nhưng bị cáo đã từ chối. Ngoài hồ sơ của Tập đoàn VTP thì các hồ sơ khác phòng tái thẩm định vẫn xét duyệt, không phải hồ sơ nào của VTP cũng không đủ. Những hồ sơ nào quá thiếu hồ sơ thì bị cáo từ chối. Bị cáo đã nhiều lần tranh cãi gay gắt với Nguyễn Phương Hồng (Giám đốc Ngân hàng SCB Chi nhánh Sài Gòn), có hồ sơ bị cáo từ chối giải ngân nhưng chị Hồng vẫn chỉ đạo chi nhánh giải ngân”.
Theo cáo trạng, bị cáo Chi làm việc tại Ngân hàng SCB (cũ) từ tháng 8/2003. Sau đó, bị cáo Chi tiếp tục công tác tại Ngân hàng SCB (ngân hàng mới, sau hợp nhất) đến ngày 16/8/2018, với nhiều vị trí, chức vụ khác nhau, như: Phó Giám đốc Chi nhánh 20/10, Phó Giám đốc, Phó Giám đốc phụ trách Phòng Tái thẩm định, Giám đốc Phòng Tái thẩm định, Phó Giám đốc Khối Hỗ trợ kinh doanh và khai thác tài sản.
Video đang HOT
Từ ngày 23/12/2015 đến ngày 9/2/2018, bị cáo Chi với các vai trò là Phó Giám đốc phụ trách Phòng Tái thẩm định, Giám đốc Phòng Tái thẩm định, Thành viên Hội đồng Kinh doanh và Đầu tư Hội sở Ngân hàng SCB đã ký 83 tờ trình tái thẩm định, 2 biên bản họp Hội đồng Kinh doanh và Đầu tư đồng ý cho 69 khách hàng là các cá nhân, pháp nhân thuộc hệ sinh thái Tập đoàn VTP, với 83 khoản vay tại Ngân hàng SCB, có dư nợ đến ngày 17/10/2022 là 14.707.907.065.568 đồng nợ gốc, 10.774.662.083.480 đồng nợ lãi, phí (bao gồm nợ lãi, phí đã được bán nợ, cấn trừ nợ), tổng dư nợ là 25.482.569.149.048 đồng. Tổng giá trị tài sản bảo đảm ở hiện tại của các khoản vay mà bị cáo Chi ký các thủ tục hợp thức (theo kết quả định giá của Công ty Hoàng Quân và đánh giá đủ pháp lý của Ngân hàng SCB) là 7.200.211.902.277 đồng.
Bị cáo Chi biết các khoản vay trên là hợp thức hồ sơ, giải ngân, rút tiền để nhóm bị cáo Lan sử dụng trái phương án vay vốn. Hành vi của bị cáo Chi đã giúp sức cho bị cáo Lan rút tiền của Ngân hàng SCB, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền 18.282.357.246.771 đồng (Tổng dư nợ 25.482.569.149.048 đồng, giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản vay 7.200.211.902.277 đồng).
Ngân hàng SCB đề nghị tiếp tục truy tìm, kê biên tài sản của bà Trương Mỹ Lan
Không đồng ý với cách tính thiệt hại của cơ quan tố tụng, đại diện Ngân hàng SCB còn đề nghị HĐXX tiếp tục truy tìm, phong tỏa, kê biên các tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm.
Chiều 14/3, TAND TP.HCM tiếp tục ngày thứ 10 phiên xét xử đối với bà Trương Mỹ Lan (cựu chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát) cùng các bị cáo về những sai phạm tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
HĐXX xét hỏi đối với những người có liên quan và bị hại. Ngân hàng SCB được xác định là bị hại và là người có quyền lợi liên quan tới vụ án.
Bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Trình bày tại tòa, ông Hà Thế Định (Phó Tổng giám đốc Ngân hàng SCB) không đồng tình với xác định số tiền thiệt hại là 498.000 tỷ đồng của CQĐT.
Theo ông Định, thiệt hại mà bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm gây ra cho SCB là 677.000 tỷ đồng tiền gốc và hơn 84.000 tỷ đồng tiền lãi phát sinh tính đến thời điểm mở phiên tòa (ngày 5/3).
Đại diện SCB đề nghị HĐXX giao cho SCB toàn quyền sử dụng, khai thác đối với 1.166 mã tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan dùng bảm bảo cho các khoản vay của hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát, không phân biệt tài sản đó có đủ điều kiện pháp lý đảm bảo hay không.
Đồng thời, phía SCB cũng đề nghị HĐXX tiếp tục truy tìm, phong tỏa, kê biên các tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan và đồng phạm cùng các tổ chức có liên quan còn chưa được kê biên, phong tỏa giao cho SCB để khắc phục hậu quả.
Đại diện Ngân hàng SCB đề nghị tiếp tục truy tìm, kê biên tài sản của bị cáo Trương Mỹ Lan. Ảnh: Nguyễn Huế
Ngân hàng này còn đề nghị HĐXX giao cho SCB được quyền quản lý, sử dụng các tài sản, vật chứng đảm bảo xử lý nợ. Trong trường hợp không tự xử lý được thì yêu cầu cơ quan thi hành án hỗ trợ.
Ngoài ra, đại diện Ngân hàng SCB cũng đề nghị HĐXX xem xét buộc 5 công ty thẩm định giá gồm: Công ty cổ phần thẩm định giá Thiên Phú, Công ty TNHH thẩm định giá MHD, Công ty Tầm nhìn mới, Công ty cổ phần tư vấn dịch vụ bất động sản DATC, Công ty cổ phần thẩm định giá EXIM liên đới bồi thường cho SCB.
Theo cáo buộc, bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm thực hiện nhiều hành vi sai phạm trong các quy định cho vay, gây thiệt hại cho SCB khoảng 498.000 tỷ đồng.
Ngân hàng SCB đề nghị triệt để thu hồi tài sản khắc phục hậu quả Chiều 14/3, HĐXX TAND TP Hồ Chí Minh tiếp tục xét xử "đại án" Vạn Thịnh Phát với phần hỏi bị hại và các tổ chức, cá nhân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Bị hại trong vụ án này là Ngân hàng SCB. Tại tòa, đại diện Ngân hàng SCB, không đồng ý với khoản tiền thiệt hại theo cáo trạng...