Cựu giám đốc ngân hàng đi tù và vụ kiện 10 năm chưa có hồi kết
Trong khi cựu giám đốc ngân hàng đang “yên vị” trong tù, vụ kiện tranh chấp liên quan đến các hợp đồng bảo lãnh do bị án này đặt bút ký vẫn chưa thể đi đến hồi kết.
Trong các ngày 27 và 29/9, TAND quận Nam Từ Liêm, Hà Nội xét xử vụ án tranh chấp hợp đồng bảo lãnh giữa nguyên đơn Công ty cổ phần Đầu tư PV2 và bị đơn Ngân hàng Agribank. Vụ tranh chấp xảy ra cách đây hơn 10 năm và đến nay chưa giải quyết xong. Nguyên nhân bắt nguồn từ vi phạm về tố tụng khi có liên quan đến một vụ án hình sự.
Theo quyết định giám đốc thẩm về vụ án “Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh”, năm 2011, PV2 ký kết hai hợp đồng cung ứng thép cho CTCP Đầu tư Vietsan với giá trị lần lượt là hơn 21 tỉ đồng và 20 tỉ đồng. Cả hai hợp đồng đều có yêu cầu về chứng thư bảo lãnh ngân hàng.
Để đảm bảo thực hiện 2 hợp đồng trên, Vietsan đã cung cấp cho PV2 hai chứng thư bảo lãnh. Việc này nhằm cam kết rằng, trong trường hợp bên được bảo lãnh vi phạm nghĩa vụ thanh toán, phía ngân hàng sẽ đứng ra thanh toán. Chứng thư này do ông Đỗ Đức Hưng, cựu Giám đốc ngân hàng Agribank, chi nhánh Hồng Hà ký.
Thực hiện hợp đồng, PV2 đã giao đủ hàng cho Vietsan, nhưng đến hạn thanh toán, phía Vietsan không trả đủ tiền. Bị Vietsan nợ hơn 25 tỷ đồng (cả nợ gốc và nợ lãi), PV2 đã có văn bản yêu cầu ngân hàng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, nhưng ngân hàng không chấp nhận thanh toán theo đúng hợp đồng bảo lãnh. Do đó, PV2 khởi kiện ngân hàng ra tòa.
Video đang HOT
Vụ án dân sự nói trên đã qua 2 cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm với phán quyết buộc ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, thanh toán cho PV2 tổng số tiền hơn 25 tỷ đồng, gồm cả gốc và lãi. Theo nhận định của tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm, hai hợp đồng bảo lãnh do cựu giám đốc ngân hàng Đỗ Đức Hưng ký đóng dấu đúng thẩm quyền, có hiệu lực pháp luật.
Bản án đã được thi hành, ngân hàng đã trả cho PV2 số tiền như Tòa phán quyết. Nhưng đến 4/2016, Chánh án TAND Cấp cao tại Hà Nội ban hành quyết định giám đốc thẩm hủy cả 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm vì cho rằng vi phạm nghiêm trọng tố tụng.
Theo quyết định giám đốc thẩm, năm 2012, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố ông Đỗ Đức Hưng về tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ, có liên quan đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng. Trong trường hợp này, Tòa án phải tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án “Tranh chấp hợp đồng bảo lãnh” để chờ kết quả giải quyết vụ án hình sự.
Việc tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm không ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án mà vẫn giải quyết vụ án là vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng.
Liên quan đến hành vi sai phạm của cựu Giám đốc Agribank chi nhánh Hồng Hà, tháng 4/2017, TAND Hà Nội tuyên phạt ông Đỗ Đức Hưng mức án 23 năm tù về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động ngân hàng. Bản án này có hiệu lực pháp luật và hiện ông Hưng đang chấp hành hình phạt tù.
Bản án hình sự xác định ông Đỗ Đức Hưng có sai phạm trong việc phát hành 15 chứng thư bảo lãnh cho một số công ty. Nhưng trong số 15 thư bảo lãnh nói trên không có hai chứng thư bảo lãnh PV2 và Vietsan.
Các ngày 27 và 29/9, vụ kiện kinh doanh thương mại giữa PV2 và ngân hàng một lần nữa được TAND quận Nam Từ Liêm, Hà Nội đưa ra xét xử.
Tại phiên tòa, phía PV2 cho rằng các chứng thư được phát hành phù hợp với qui định của pháp luật không nằm trong số 15 chứng thư vi phạm pháp luật và cựu giám đốc ngân hàng có đầy đủ thẩm quyền để ký phát hành nên ngân hàng phải có nghĩa vụ thanh toán tiền cho PV2.
Trong khi đó, phía ngân hàng cho rằng, việc ông Hưng ký các chứng thư là vượt thẩm quyền, trái quy định và không có hiệu lực pháp luật. Phía Ngân hàng trình thêm các quyết định về phân công, phân nhiệm đối với ông Đỗ Đức Hưng.
Cho rằng xuất hiện tình tiết mới cần phải được xem xét, thẩm tra kỹ, ngày 29/9 HĐXX đã quyết định tạm hoãn phiên tòa để xem xét, xác minh đánh giá chứng cứ. Ngày mở lại phiên tòa chưa được thông báo.
Hai cán bộ CDC Quảng Trị lãnh án
Ngày 29/9, TAND tỉnh Quảng Trị mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án "Tham ô tài sản" đối với các bị cáo Lê Quang Việt (SN 1980), Đỗ Đình Phi (SN 1982), cùng trú phường 5, TP Đông Hà (Quảng Trị), đều từng là cán bộ Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Trị (CDC Quảng Trị).
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Quảng Trị, vào năm 2020, 2021, để phục vụ công tác xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2 thời điểm COVID-19 diễn biến phức tạp, tỉnh Quảng Trị đã thực hiện công tác mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế. Trên địa bàn tỉnh có 2 đơn vị là Sở Y tế và CDC Quảng Trị mua kit test COVID-19 (xét nghiệm được sử dụng để phát hiện sự tồn tại của virus SARS-CoV-2 trong cơ thể của những người nghi nhiễm, viết tắt là Kit PCR) do Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á (gọi tắt là Công ty Việt Á) sản xuất thông qua Công ty Cổ phần Thiết bị y tế và Dược phẩm Thừa Thiên Huế.
Theo đó, CDC Quảng Trị thực hiện mua sắm theo 11 gói thầu (9 gói chỉ định thầu rút gọn, 2 gói chào hàng cạnh tranh), tổng giá trị theo hợp đồng là 13.368.710.030 đồng. Ngoài ra, CDC Quảng Trị còn tiếp nhận hơn 13 nghìn Kit PCR do các đơn vị, tổ chức khác cấp, tài trợ. Hoạt động xét nghiệm COVID-19 được CDC Quảng Trị bắt đầu triển khai từ ngày 31/3/2020.
Việt và Phi trước vành móng ngựa.
Lê Quang Việt được giao nhiệm vụ phụ trách bộ phận vi sinh của Khoa Xét nghiệm, thực hiện nhiệm vụ phụ trách test, Kit PCR và cùng Đỗ Đình Phi trực tiếp thực hiện công tác xét nghiệm tại CDC Quảng Trị. Giai đoạn đầu, khi triển khai xét nghiệm có một số trường hợp bị lây nhiễm chéo (không cho ra kết quả âm hoặc dương) dẫn đến Kit PCR Việt Á bị hao hụt.
Việt và Phi đã báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo CDC Quảng Trị. Tuy nhiên, lãnh đạo đơn vị không có ý kiến chỉ đạo. Sau đó, cả hai nghĩ ra cách sử dụng phương pháp gộp mẫu (sử dụng 1 test xét nghiệm cho 2 mẫu) để giảm số test cần sử dụng xuống, tuy nhiên phương pháp này chưa đủ bù số Kit PCR Việt Á đã hao hụt trước đó (khoảng 700 test).
Tiếp đó, Việt và Phi sử dụng Kit PCR Alibaba đã hết hạn để xét nghiệm nhằm làm dư Kit test Việt Á để bù vào số hao hụt trước đó. Khi đã bù đủ số lượng hao hụt, các bị cáo tiếp tục sử dụng hai phương pháp trên để làm dư Kit PCR Việt Á, sau đó chiếm đoạt số Kit test này (do Việt trực tiếp quản lý) bằng cách bán lại cho Công ty Việt Á.
Trong đó, ngày 26/1/2021, Việt và Phi chiếm đoạt 1.000 Kit PCR có trị giá 470 triệu đồng; ngày 29/7/2022, Việt và Phi tiếp tục chiếm đoạt 960 Kit PCR và 960 Kit tách chiết có trị giá hơn 481 triệu. Tổng trị giá cả hai chiếm đoạt của CDC Quảng Trị là 951.440.000 đồng, trong đó Việt thu lợi bất chính gần 300 triệu đồng; Phi thu lợi bất chính hơn 193 triệu đồng.
Với hành vi phạm tội nêu trên, HĐXX tuyên bị cáo Lê Quang Việt 8 năm tù, Đỗ Đình Phi 7 năm tù cùng về tội "Tham ô tài sản"
Nữ cựu Giám đốc lĩnh 3 năm tù vì tội "Trốn thuế" Ngày 28/9, TAND TP Hồ Chí Minh đã mở phiên sơ thẩm xét xử vụ án trốn thuế liên quan đến bị cáo Nguyễn Thị Minh Hồng (SN 1972, cựu Giám đốc điều hành trung tâm hành động và liên kết vì môi trường và phát triển - CHANGE). Theo nội dung vụ án, Hoàng Thị Minh Hồng là nhà sáng lập CHANGE....