Cựu giám đốc IBM có mặt trên máy bay Malaysia bị mất tích
Đó là ông Philip Wood, 50 tuổi, một giám đốc lâu năm tại IBM, đã từng sinh sống tại Bắc Texas trước khi chuyển đến Bắc Kinh.
Theo Yahoo News, ngoài ông Wood, hai công dân mang hộ chiếu Mỹ được liệt kê trong số hành khách trên chuyến bay trên bao gồm: Nicole Meng, 4 tuổi, và Yan Zhang, 2 tuổi.
Ông Philip Wood (Ảnh AP)
Elaine Wood, vợ cũ của ông đã xác nhận mối lo lắng của gia đình họ là có thật trên một nội dung đăng tải trên Facebook của bà vào chiều 9/3.
Facebook của bà có đoạn: “Philip Wood là một người đàn ông tuyệt vời. Mặc dù chúng tôi không còn là một gia đình nữa nhưng ông ấy vẫn rất quan tâm đến tôi và các con. Các con trai của anh ấy và tôi giờ chỉ cầu mong ông ấy bình yên”.
Ngay sau khi nội dung trên được đăng tải, Facebook của bà Elaine đã tràn ngập tin nhắn chia buồn từ bạn bè và gia đình.
Gia đình ông Wood vẫn gặp ông một tuần trước đó khi ông về Texas, James Wood, anh trai của ông chia sẻ ngày 10/3.
“Đây là một khoảnh khắc rất sốc và không thể tưởng tượng được trong đời tôi. Chúng tôi chỉ là một gia đình trong khi còn khoảng 240 gia đình khác cũng đang trong tình trạng như chúng tôi. Trái tim của chúng tôi cũng cùng nhịp đập với họ”, ông James nói.
Bố của ông Wood, ông Aubrey Wood đã nói với đài truyền hình KTVT-TV ở Dallas rằng Đại sứ quán Malaysia ở Mỹ đã liên lạc với ông và thông báo về việc con trai ông có mặt trên chuyến bay xấu số đó. Tuy nhiên, ông James cho biết gia đình cũng không hề có thêm thông tin gì ngoài những gì báo chí đăng tải.
“Chúng tôi đang tụ tập lại với nhau. Chúng tôi có thể làm gì và nói gì được nữa”, ông Aubrey chia sẻ.
Video đang HOT
Craig Dahl, một nhân viên của IBM nghỉ hưu vào năm ngoái, cho biết ông biết ông Wood ít nhất là 25 năm.
“Khi nghe tin dữ, tôi có cảm giác như ai đó đã đấm rất mạnh vào bụng mình. Thật buồn khi nghĩ rằng có thể ông ấy đã thiệt mạng”, ông Dahl nói.
Ông Dahl nói rằng ông Wood đã đến Bắc Kinh khi “IBM trao cho nhân viên của mình cơ hội làm việc ở nước ngoài nếu họ thực sự muốn trải nghiệm thế giới”.
“Ông ấy là mẫu người ưa mạo hiểm và không ngại làm quen với một nền văn hoá xa lạ. Hơn thế nữa, ông ấy dần rất yêu thích nền văn hoá đó. Ông là một người dũng cảm và rất hài hước”, ông Dahl kể lại.
Chuyến bay Kuala Lumpur – Bắc Kinh rất có thể là chuyến bay mà ông Wood thường bay với tư cách là nhân viên của IBM, ông Dahl nói và cho biết ông cảm thấy bị ám ảnh bởi suy nghĩ về những gì bạn mình đã trải qua.
“Tôi có thể tưởng tượng việc mình ngồi trên chiếc máy bay đó và nó chuẩn bị lao xuống biển hoặc bất cứ chuyện gì có thể xảy ra với nó. Tôi có thể tưởng tượng mình ở địa vị của ông ấy vì thế nên điều này khiến tôi rất đau khổ khi biết bạn mình có thể phải trải qua những việc trên. Tôi biết vận may không mỉm cười với ông ấy nhưng đôi lúc những điều thần kỳ vẫn có thể xảy ra và tôi hy vọng người ta có thể tìm kiếm được 1 thứ gì”, ông Dahl nói./.
Theo Trần Khánh
VOV
Khốc liệt thị trường smartphone giá rẻ
Một loạt hệ điều hành mới đang tìm kiếm cơ hội trong thị trường smartphone giá rẻ, trong đó nổi lên Firefox OS. Đây được coi là đối thủ sẽ thách thức Android trong thời gian tới.
ảnh minh họa
Firefox OS thách thức Android
Hệ điều hành mới dành cho smartphone - Firefox OS hứa hẹn sẽ thách thức Android tại Hội nghị MWC sẽ diễn ra vào tuần tới ở Tây Ban Nha.
Theo các nhà phân tích, Mozilla, Canonical và Jolla vẫn đang nhắm tới đối thủ Android, trong khi Tizen được Intel và Samsung phát triển lại đối mặt với một tương lai không mấy sáng sủa.
Năm ngoái, loạt điện thoại được trình diễn đều hoạt động trên 4 hệ điều hành trên. Kể từ đó, những chiếc điện thoại đầu tiên hoạt động trên hệ điều hành Firefox và Sailfish (do công ty Jolla gồm các nhân viên của Nokia tạo ra) đã bán ra thị trường. Trong khi Canonical và Tizen lại tỏ ra chậm trễ trong cuộc đua này.
Hệ điều hành Firefox của Mozilla đã thành công nhất, nhưng chỉ khoảng 390 nghìn điện thoại Firefox bán ra hồi năm ngoái, theo IDC. Con số này được dự đoán sẽ tăng lên 2,5 triệu chiếc vào năm nay. Con số này sẽ đưa nền tảng Firefox chiếm 0,2% trong tổng số thị trường smartphone, IDC cho biết.
Để Firefox OS trở thành ứng cử viên sáng giá, chúng cần được nhận diện thương hiệu nhiều hơn, nhận được sự ủng hộ từ nhiều nhà mạng hơn cũng như các sản phẩm phải cải thiện nhiều hơn về cả phần cứng và phần mềm. Những thay đổi này hứa hẹn sẽ có trong sự kiện quan trọng của ngành công nghệ sẽ diễn ra vào tuần tới. ZTE cho biết, họ sẽ ra mắt smartphone Firefox có tên Open C tại đây.
"Tôi tin rằng Firefox có thể có một cơ hội, bởi vì Mozilla đã thống nhất chiến lược phát triển sản phẩm cho phân khúc bình dân, nơi mà họ vẫn còn cơ hội. Thị trường này không đông đúc như phân khúc cao cấp", Malik Saadi , Giám đốc điều hành của ABI Research cho biết .
Cơ hội cho các "chiến binh" còn lại
Hệ điều hành Tizen đã không có nhiều tiến bộ kể từ năm ngoái. Trong khi Tizen đang làm việc rất tốt về kỹ thuật trên các smartphone cấp thương mại, nhưng các hệ sinh thái ứng dụng và dịch vụ không đủ mạnh để đưa ra một sản phẩm.
Samsung không muốn bình luận về việc họ có đưa smartphone Tizen tới MWC hay không?
"Có vẻ như có một mối quan hệ tốt hơn giữa Google và Samsung khi Google bán lại mảng kinh doanh điện thoại Motorola và các bằng sáng chế cho Lenovo. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Tizen sẽ không có cơ hội phát triển", Ben Wood, Giám đốc nghiên cứu của CCS Insight nhận định.
"Android ngốn khá nhiều bộ nhớ và nguồn pin của thiết bị. Vì vậy, một hệ điều hành hoạt động hiệu quả hơn sẽ thu hút được các nhà cung cấp vì chúng sẽ giảm thiểu được chi phí đầu vào và giải quyết được phần lớn nhược điểm về tuổi thọ pin của thiết bị", Wood khẳng định.
Một tin đồn gần đây cho rằng, Samsung có kế hoạch sử dụng Tizen cho đồng hồ thông minh thế hệ mới - Galaxy Gear. Nếu đúng thế thì Tizen sẽ không phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt như trong phân khúc smartphone. Đây là cách thú vị để Samsung giữ Tizen tồn tại.
Tuần này Ubuntu của Canonical và Sailfish - "chiến binh" mới trong cuộc đua hệ điều hành smartphone, sẽ "ra đòn" đâu tiên. Jolla cho biết, phiên bản đầu tiên hoạt động trên nền tảng này đã sẵn sàng và Canonical công bố rằng, công ty Tây Ban Nha - BQ và Meizu (Trung Quốc) sẽ ra mắt smartphone đầu tiên hoạt động trên hệ điều hành Ubuntu trong năm nay.
Mục tiêu của Canonical là biến Ubuntu thành hệ điều hành lớn thứ ba hiện nay, tức là đè bẹp cả Windows Phone và BlackBerry OS, nhà sáng lập Mark Shuttleworth quả quyết. Để đạt được mục đích này, Canonical và các đối tác sẽ xuất xưởng 9 triệu điện thoại mỗi quý và nếu Windows Phone tiếp tục tăng trưởng với cùng tỷ lệ như vậy, thì họ sẽ phải bán ra khoảng 13 triệu trong quý 4 năm tới.
Những phiên bản đầu tiên của BQ và Meizu sẽ được trưng bày tại MWC diễn ra vào đầu tuần tới.
Trong khi người hâm mộ Ubuntu sẽ phải chờ đợi lâu hơn để có được smartphone hoạt động trên nền tảng này, thì Jolla đã bắt đầu bán smartphone đầu tiên hoạt động trên Sailfish từ năm ngoái. Các thiết bị này đi kèm với phiên bản thử nghiệm của hệ điều hành và nay nền tảng này đã có sẵn phiến bản thương mại.
Jolla tin rằng, sản phẩm của họ mang lại lựa chọn thực sự khả thi cho tất cả người dùng smartphone. Công ty sẽ tiếp tục cung cấp các bản cập nhật hệ điều hành hàng tháng để cải thiện nhiều hơn về hiệu suất hoạt động.
Hôm qua (21/2), công ty cũng công bố mối quan hệ với nhà phát triển game - Rovio và hãng bảo mật F-Secure. Rovio đang phát triển vỏ thông minh Angry Birds với nội dung độc quyền. Trong khi đó, F-Secure sẽ mang tới cho người dùng khả năng truy cập tới các dịch vụ lưu trữ Younited, mà công ty khẳng định là giải pháp thay thế an toán hơn so với Dropbox và oneDrive của Microsoft.
Smartphone của Jolla đã có sẵn để đặt hàng trực tuyến với giá 550USD. Sản phẩm đã bán ra tất cả các quốc gia ở Châu Âu, Thụy Sĩ và Na uy. Công ty hy vọng sẽ sớm bán ra ở Nga, Ấn Độ và Hồng Kông. Trong tương lai gần, công ty sẽ cài đặt Sailfish trên các thiết bị hiện đang hoạt động trên Android, theo Jolla.
Lợi thế của Canonical và Jolla là công ty nhỏ với chi phí hoạt động thấp, không giống như những gã khổng lồ Samsung và Apple, do đó họ không phải bán hàng chục triệu sản phẩm mới có được lợi nhuận.
Đây là thị trường với hơn 1 tỷ điện thoại bán ra trong năm ngoái và để họ bán được vài triệu điện thoại mỗi quý, đặc biệt đối với một công ty như Jolla, sẽ là một thành công vang dội. Nhưng Wood không cho rằng, bất cứ ứng cử viên nào trong số họ sẽ trở thành hệ điều hành quy mô lớn tiếp theo.
Theo VNE
Chủ tịch Beats xác nhận vẫn sẽ có những sản phẩm của HTC tích hợp Beats Audio Sau khi HTC bán toàn bộ 25% cổ phần mà hãng sở hữu tại Beats, nhiều người cho rằng các sản phẩm tiếp theo của hãng sẽ không được tích hợp công nghệ âm thanh Beats Audio, tuy nhiên chủ tịch của Beats là ông Luke Wood đã bác bỏ điều này. Trao đổi với trang Stuff, Luke Wood cho biết: "Hãng đã...