Cựu giám đốc Công ty Thủy sản liên quan đại án Agribank Cần Thơ được tại ngoại
Đến nay, tất cả 6 bị can trong vụ án đều được tại ngoại và ông Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân, nguyên Giám đốc Công ty Thủy sản Tây Nam là bị can sau cùng được thay đổi biện pháp ngăn chặn.
Liên quan đến vụ đại án kinh tế xảy ra ở ngân hàng Agribank Cần Thơ, tin mới nhất từ VOV cho biết, Viện trưởng KSND TP Cần Thơ ký quyết định “thay đổi biện pháp ngăn chặn” (cho tại ngoại) đối với bị can Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân, nguyên Giám đốc Công ty Thủy sản Tây Nam.
Ông Nhân bị khởi tố, bắt tạm giam từ ngày 16/6/2016, đến ngày tại ngoại là gần 27 tháng. Như vậy, đến nay, tất cả 6 bị can trong vụ án đều được tại ngoại và ông Nhân là bị can sau cùng.
Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân (thứ 2 từ trái qua, hàng đầu) và các bị cáo có mặt tại phiên tòa sơ thẩm mở lần 2. Ảnh Phạm Hải.
Theo Điều 173 Bộ luật Tố tụng hình sự, thời hạn tạm giam để điều tra tùy theo loại tội phạm. Trong đó, tạm giam dài nhất là tội đặc biệt nghiêm trọng với tổng thời gian không quá 16 tháng (bao gồm cả 3 lần gia hạn).
Trong vụ án về kinh tế thu hút sự quan tâm của dư luận này, Cơ quan An ninh điều tra và VKS đã nhiều lần thay đổi tội danh đối với các bị can.
Từ tháng 5 – 8/2018, TAND TP Cần Thơ đã 2 lần mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án Vi phạm các quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng xảy ra tại Agribank Cần Thơ. Tòa đã có 3 lần trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung nên đến nay vẫn chưa có bản án nào được tuyên.
Lý do toà tiếp tục trả hồ sơ vụ án lần này là nhằm làm rõ những chứng cứ mới chưa được phát hiện trong quá trình điều tra, truy tố.
Theo cáo trạng, các bị cáo cùng bị truy tố về tội Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng, gồm: Lê Thanh Hải, nguyên Giám đốc Agribank Cần Thơ; Trần Huy Liệu, nguyên Phó Giám đốc Agribank Cần Thơ; Bùi Tuấn Anh, nguyên Trưởng Phòng Tín dụng Agribank Cần Thơ; Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân, Giám đốc Công ty Nông thủy sản Tây Nam; Phạm Tường Thi, nguyên Giám đốc Công ty Tân Tiến và Nguyễn Văn Đạt, nguyên nhân viên Công ty Tân Tiến.
Video đang HOT
Lợi dụng các quy định của Luật các tổ chức tín dụng 2010 và các Quyết định của Thủ tướng, Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Quyết định của Agribank Việt Nam…, trong khoảng thời gian từ năm 2012 đến năm 2015, nhóm bị cáo Agribank Cần Thơ đã cấu kết với Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân sử dụng pháp nhân của các công ty “ma” do Nhân thành lập để lập khống hồ sơ vay, nâng khống giá trị tài sản đảm bảo để vay và sử dụng vốn vay sai mục đích gây thiệt hại về tài sản cho Agribank Việt Nam với số tiền hơn 303 tỷ đồng.
Riêng tài sản tại số 12, đường Nguyễn Trãi, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều mà HĐXX yêu cầu điều tra bổ sung, theo cáo trạng, mặc dù biết rõ giá trị thửa đất này mua đấu giá là 104 tỷ đồng, Nhân vẫn thỏa thuận với Liệu, Hải nâng giá trị tài sản lên hơn 231 tỷ đồng, cao hơn 2,23 lần mua đấu giá, để thế chấp vay tiền tại Agribank Cần Thơ.
Hành vi của các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại về tài sản đặc biệt lớn cho Agribank Việt Nam. Theo nội dung cáo trạng, các bị cáo trong vụ án bị truy tố theo khoản 3, Điều 179 của Bộ luật Hình sự năm 1999 với khung hình phạt tù cao nhất đến 20 năm.
Bảo Khánh (T/h)
Theo antt.vn
Vụ án tại Agribank Cần Thơ: Bị can Đạt Nhân được cho gia đình bảo lĩnh
Xét thấy không cần thiết phải tạm giam khi chờ định giá trị tài sản thế chấp nên VKS đã ra quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với Đạt Nhân.
Ngày 6/9, Công an Cần Thơ cho biết đã làm thủ tục cho bị can Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân, giám đốc Công ty Tây Nam được tại ngoại, trở về nhà.
Thủ tục tại ngoại thực hiện theo quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp ngăn chặn của Viện KSND TP Cần Thơ.
Trước đó, gia đình của bị can Nhân liên tục có đơn xin bảo lĩnh cho Nhân được tại ngoại nhưng vì vụ án đang trong quá trình điều tra, xét xử nên yêu cầu bảo lĩnh bị từ chối. Nay, quá trình điều tra kết thúc, chỉ còn chờ hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự định giá trị tài sản thế chấp nhằm làm cơ sở để xét xử vụ án nên VKSND đã chấp thuận cho gia đình bảo lĩnh Nhân về, kèm theo cam kết chấp hành đúng qui định của pháp luật, cụ thể là điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Bị can Đạt Nhân đã được gia đình bảo lĩnh cho tại ngoại. Ảnh: Phương Nguyên
Điều 121 ghi rõ:
Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.
Ca nhân la ngươi đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định va có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải co 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giây cam đoan co xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.
Trong giây cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhân bao linh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.
Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.
Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.
Để được VKS chấp thuận cho bảo lĩnh, gia đình và bị can Nhân đã ký vào giấy cam đoan chấp hành theo qui định của pháp luật. Bị can Nhân bị bắt tạm giam từ tháng 6/2016 cho đến nay.
Như Báo Gia đình Việt Nam đã thông tin, liên quan đến vụ án kinh tế xảy ra tại Agribank Cần Thơ, các bị cáo Lê Thanh Hải (nguyên giám đốc Agribank Cần Thơ), Trần Huy Liệu (nguyên PGĐ Agribank Cần Thơ), Bùi Tuấn Anh (nguyên trưởng phòng Tín dụng Agribank Cần Thơ), Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân (giám đốc Công ty TNHH MTV Nông thủy sản Tây Nam), Phạm Tường Thi (nguyên giám đốc Công ty Tân Tiến) và Nguyễn Văn Đạt (nguyên nhân viên Công ty Tân Tiến) bị truy tố về tội "Vi phạm qui định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng".
VKSND TP Cần Thơ khẳng định hành vi của các bị cáo trong vụ án này là nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại về tài sản đặc biệt lớn cho Agribank Việt Nam, xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế của Nhà nước. Chính vì vậy VKS truy tố các bị cáo được qui định tại khoản 3, Điều 179 của Bộ luật Hình sự năm 1999 với khung hình phạt tù lên đến 20 năm.
Hiện nay chỉ còn chờ định giá trị tài sản thế chấp làm cơ sở xét xử, không còn dính tới quá trình điều tra nên VKSND Cần Thơ cho gia đình bảo lĩnh Đạt Nhân về. Ảnh: Phương Nguyên
Hồ sơ cho thấy từ năm 2006 đến 2013, bị cáo Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân đã lập 7 doanh nghiệp đăng ký ngành nghề khác nhau và chỉ định nhân viên của mình đứng tên các công ty, doanh nghiệp và Nhân là người đứng ra chỉ đạo, thống nhất mọi hoạt động của các công ty này. Mục đích lập ra nhiều công ty để vay vốn ngân hàng rồi sử dụng số tiền vay sai mục đích, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại về tài sản cho Agribank số tiền hơn 303 tỉ đồng...
Theo đó, vào năm 2010, vì mục đích đầu tư bất động sản nhưng không có vốn nên bị cáo Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân cùng đồng phạm và cán bộ Agribank Cần Thơ là Lê Thanh Hải, Trần Huy Liệu bàn bạc, thống nhất lợi dụng quy định của Luật Tổ chức tín dụng 2010, Quyết định 63/2010 của Thủ tướng, Quyết định 1627/2001 của Ngân hàng Nhà nước... thực hiện cấp tín dụng trái pháp luật, cho vay không bảo đảm các quy định về an toàn tín dụng nhằm mua bán bất động sản để chia lợi ích.
Từ năm 2012 đến 2015, bị cáo Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân cùng đồng phạm thống nhất sử dụng các pháp nhân là Công ty Nông thủy sản Tây Nam, Công ty Đồng Bằng Xanh, Công ty Nam Bộ Cửu Long lập khống hồ sơ vay, nâng khống giá trị tài sản đảm bảo để vay và sử dụng vốn vay sai mục đích. Bên cạnh đó, chỉ với một tài sản là siêu thị Citimart vừa trúng đấu giá 104 tỷ đồng, chưa có giấy tờ hợp pháp thì Nhân đã bàn với bị cáo Hải, Liệu để giải ngân nhiều lần với số tiền rất lớn. Nhiều máy móc thiết bị, tài sản thế chấp ngân hàng đều được nâng khống giá trị lên gấp nhiều lần để được vay số tiền khổng lồ.
Số tiền vay được từ gói vay hỗ trợ lãi suất 0%, bị cáo Đạt Nhân đã dùng vào việc trả nợ cho mẹ ruột 10 tỉ đồng, gửi tiết kiệm ngược lại cho Agribank Cần Thơ gần 150 tỉ đồng để lấy lãi gần 1 tỉ đồng, mua miếng đất trên đường Nguyễn Trãi gần 60 tỉ đồng, chi xài cá nhân trên 21 tỉ đồng, trả nợ gốc và lãi cho các các khoản vay trên 92 tỉ đồng... Trong gói vay hỗ trợ lãi suất, các cán bộ ngân hàng đã ký duyệt hỗ trợ lãi suất cho bị cáo Nhân 49 lần với số tiền gần 62 tỉ đồng. Toàn bộ số tiền lãi hỗ trợ lãi suất này được Agribank Cần Thơ "đẩy" hoạch toán vào tài khoản phải thu của Bộ Tài chính.
Để toàn quyền sử dụng số tiền từ ngân hàng, che đậy, làm mất dấu dòng tiền, bị cáo Nhân đã thuê nhân viên làm giám đốc, lập ra nhiều công ty và chỉ đạo cấp dưới làm tổng thầu cung cấp máy móc, thiết bị. Khi bị công an phát hiện ra sai phạm, bị cáo Đạt Nhân đã chỉ đạo cấp dưới lập ra nhiều chứng từ khống bổ sung, một mặt tiêu hủy tài liệu, vật chứng để đối phó cơ quan điều tra.
Theo giadinhvietnam
Vụ án "vi phạm quy định cho vay" tại Agribank Cần Thơ: Thanh tra Chính phủ kết luận khác cơ quan điều tra Báo Lao Động ngày 15.5.2018 đăng bài viết "Vụ án "vi phạm quy định cho vay" tại Agribank Cần Thơ: Vì sao định giá tài sản... rẻ như bèo?" đặt vấn đề Cơ quan an ninh điều tra (ANĐT), Công an TP. Cần Thơ định giá tài sản để xác định mức độ thiệt hại trong vụ án quá rẻ, nên TAND TP....