‘Cứu’ doanh nghiệp cần khẩn trương quyết liệt
Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đang khiến cộng đồng doanh nghiệp (DN) suy giảm cả về số lượng và tăng trưởng, cần sự “giải cứu” khẩn trương, quyết liệt của Chính phủ, các Bộ, ngành liên quan.
Quý I/2020, xuất khẩu thủy sản giảm mạnh do bị ảnh hưởng COVID-19. Ảnh: Vũ Sinh-TTXVN.
Hàng chục nghìn doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), dịch COVID-19 khiến số DN thành lập mới quý I/2020 chững lại. Tính chung, cả nước có 29.700 DN đăng ký thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký là 351.400 tỷ đồng, tăng 4,4% về số DN, giảm 6,4% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước. Tính cả số vốn đăng ký tăng thêm của các DN là 552.419 tỷ đồng (giảm 23,5%), tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế quý I/2020 đạt khoảng 903.788 tỷ đồng, giảm 17,7%. Dịch bệnh là nguyên nhân trực tiếp khiến DN e ngại trong việc đầu tư thêm vốn sản xuất kinh doanh và chưa có phương án tối ưu nhất.
Bên cạnh đó, quý I/2020 có gần 34.900 DN rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ năm trước), gồm: 18.600 DN tạm thời đóng cửa, tăng 26%; 12.200 DN ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 20,6%; 4.100 DN hoàn tất thủ tục giải thể, giảm 0,02%. Các chuyên gia kinh tế dự báo, tăng trưởng GDP quý II/2020 của Việt Nam chỉ đạt khoảng 2% so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu.
“Nếu dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, thì gần 30% số DN chỉ có thể duy trì hoạt động được không quá 3 tháng; 50% DN chỉ trụ được nửa năm; trên 75% số DN thì báo sẽ phải thu hẹp quy mô lao động và có tới gần 10% số DN phải giảm quy mô lao động tới 50% so với hiện nay. Chỉ có chưa đầy 1% số DN gia tăng lao động. Hệ lụy của xu hướng này sẽ là hàng triệu lao động sẽ có nguy cơ mất việc làm trong những tháng tới đây…”, TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định.
Chính sách “giải cứu” gấp
Video đang HOT
Theo ông Vũ Tiến Lộc, ứng phó với dịch COVID-19, trên 60% DN đã áp dụng phương thức làm việc linh hoạt về thời gian cho một bộ phận lao động, 46% DN không cắt giảm lao động, nhưng giảm giờ làm, 42% DN tranh thủ thời gian dịch bệnh để đào tại lại nhân lực…
Còn Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam Đặng Hồng Anh cho hay: DN cần tồn tại qua khủng hoảng, bởi nếu mất thanh khoản, mất vốn là mất hết. Thêm vào đó, DN cần tối kỵ sử dụng các khoản vay ngân hàng ngắn hạn để duy trì thanh khoản và dòng tiền hiện nay. Các khoản vay nên dùng để phục hồi kinh doanh sau khi khủng hoảng kết thúc.
Chuyên gia kinh tế, TS Vũ Đình Ánh cho rằng: Áp lực lớn nhất của DN đang là gánh nặng tài chính với ngân sách, ngân hàng, nên rất cần sự tiếp sức của Chính phủ. Các giải pháp tài khoá như giãn, hoãn, giảm thuế sẽ giúp DN giảm gánh nặng nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước.
Qua tìm hiểu, gói tín dụng 285.000 tỷ đồng với lãi suất thấp có thể không tác động nhiều tới các ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp. DN hiện không có nhu cầu vay mới, do sản xuất kinh doanh đã suy giảm đáng kể. Lo ngại nhất là nghĩa vụ tài chính khi các khoản vay đến hạn, nhất là vay ngân hàng. Vì vậy, thời điểm này, DN cần được giãn, hoãn các nghĩa vụ tài chính liên quan đến trả nợ gốc, lãi vay đối với các khoản nợ cũ, chứ không phải giảm lãi suất cho hợp đồng tín dụng mới.
Về thực tế này, ông Vũ Tiến Lộc đề xuất thêm: Trừ một số ngành/lĩnh vực hạn chế phải tạm thời đóng cửa, cần khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất lưu thông tiến hành bình thường với điều kiện tuân thủ đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, để DN có thể tự cứu mình, duy trì sản xuất kinh doanh, bảo đảm công ăn việc làm cho người lao động, bảo đảm an sinh xã hội và bớt đi gánh nặng trợ cấp của Nhà nước trong bối cảnh ngân sách còn eo hẹp hiện nay.
“Đề nghị Chính phủ bổ sung và công bố ngay danh mục hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phù hợp với điều kiện phòng chống dịch bệnh COVID-19, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và lưu thông các hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống nhân dân, ngay cả trường hợp cần siết chặt hơn các biện pháp cách ly, phong tỏa. Mặt khác, các doanh nghiệp đang sản xuất và kinh doanh theo chuỗi, nên tất cả các khâu của quá trình sản xuất, phân phối đều liên quan, cần được bảo đảm đồng bộ, không thể cứng nhắc chỉ cho phép sản xuất kinh doanh sản phẩm, dịch vụ cuối cùng”, ông Vũ Tiến Lộc cho hay.
Về chính sách tài khóa, lãnh đạo VCCI đề nghị cho thực hiện ngay việc tạm hoãn nộp các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân của người lao động, bảo hiểm xã hội, phí công đoàn… trong khi chờ chính sách cụ thể, vì quá trình hướng dẫn thực hiện các giải pháp theo Chỉ thị của Thủ tướng và các Bộ, ngành đang chậm. Các chính sách này cần được áp dụng với hệ thống các ngân hàng thương mại vì ngân hàng cũng là doanh nghiệp.
Minh Phương
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...