Cựu Đại sứ Việt Nam: Thụy Sỹ ‘nhỏ’ nhưng ‘có võ’
Thụy Sỹ, một đất nước nhỏ bé, ít tài nguyên nhưng với ý chí, nghị lực và tình yêu cuộc sống, con người nơi đây đã biến 41.285 km2 thành mảnh đất đáng sống, rạng ngời và cuốn hút.
Đứng ở bất cứ một góc nào ở Thụy Sỹ đều có thể chụp được những bức hình đẹp đến ngỡ ngàng.
Nhân dịp Phó Tổng thống, Bộ trưởng Ngoại giao Thụy Sỹ Ignazio Cassis thăm chính thức Việt Nam, ông Nguyễn Thế Phiệt, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Sỹ đã chia sẻ với TG&VN những cảm nhận về đất nước và con người vùng đất này.
Thưa Đại sứ, điều gì ở đất nước và con người Thụy Sỹ lôi cuốn nhất?
Tôi đã từng đi qua nhiều quốc gia từ châu Á đến châu Âu và mỗi nơi đều mang đến cho tôi những cảm xúc, những rung động đặc biệt. Nếu như mảnh đất châu Á, châu Phi sở hữu nét đẹp cổ kính với nhiều nền văn minh lâu đời như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập thì phương Tây xa xôi lại nổi danh với những thành phố giàu có, xanh mướt, trù phú và giàu di tích lịch sử.
Phải nói châu Âu rất đẹp, các nước đều đẹp cả, mỗi nước đều có một vẻ đẹp riêng. Nhưng không biết vì sao đất nước Thụy Sỹ bé nhỏ lại thu hút tôi nhiều đến vậy.
Diện tích của Thụy Sỹ không rộng lớn, dân số cũng không đông. Theo số liệu chính thức nước này đưa ra vào hồi tháng 4/2021 thì diện tích chỉ là 41.285 km2 với dân số 8.720.630 người.
Nếu so với Việt Nam, diện tích của Thụy Sỹ chỉ bằng 12,8% diện tích Việt Nam nên tôi hay ví von là chỉ bằng 1/10 Việt Nam thôi. Hơn nữa, Thụy Sỹ còn nằm giữa ba nước lớn cả về dân số lẫn diện tích là Đức, Pháp và Italy.
Chính bởi sự bất lợi về mặt tự nhiên đó mà con người Thụy Sỹ cần cù, chịu khó vô cùng, họ cùng nhau gây dựng nên một đất nước trù phú, xinh đẹp và có lẽ đây chính là câu trả lời rằng vì sao Thụy Sỹ lại chinh phục được trái tim tôi.
Phải nói, ai đã qua Thụy Sỹ khi vào mùa Hè thì đều phải thừa nhận rằng đất nước này là một thiên đường trên Trái đất. Dù ở đâu bạn cũng có thể chụp ảnh được và mỗi bức ảnh lại là một tuyệt tác, hài hòa giữa con người và phong cảnh thiên nhiên, giữa những cánh đồng xanh mướt trong thung lũng được bao quanh bởi những ngọn đồi.
Vào mùa Hè, đứng ở một góc thủ đô Bern, hướng về phía Italy hoặc Pháp mà vẫn có thể chụp được những ngọn núi phủ đầy băng tuyết.
Bí kíp nào để Thụy Sỹ, dù là một quốc gia nhỏ bé có thể phát triển mạnh mẽ như ngày hôm nay, thưa Đại sứ?
Xuyên suốt chiều dài lịch sử, từ Thế chiến I đến Thế chiến II, dù nằm giữa 3 quốc gia lớn, Thụy Sỹ vẫn giữ được thế trung lập và tồn tại, phát triển tốt đẹp. Và điều đó đều có lý do cả.
Quan trọng nhất chính là yếu tố con người. Ở nhiều nước khác, những tuyệt tác đơn thuần là do thiên nhiên, trải qua những biến động của thiên nhiên và thời gian mà hình thành. Nhưng ở Thụy Sỹ, đi từ cửa khẩu biên giới Đức hướng về phía Pháp ở Geneva vào mùa Hè, bạn sẽ thấy những tuyệt tác do con người tạo ra.
Đó là những cánh đồng lúa mì phẳng lì ngọn, không có một ngọn nào trồi lên giữa một màn xanh mướt hay những cánh đồng hoa hướng dương, hoa cải vàng rộ khắp một vùng. Và xen lẫn đâu đó nổi lên một ngôi nhà cổ có nóc mang đậm dáng vóc đặc trưng của Thụy Sỹ.
Video đang HOT
Tôi nói điều đó để thể hiện một điều, từ một nước rất nghèo, tài nguyên thiên nhiên không có gì ngoài nguồn nước, do sự chăm chỉ, cần cù, thông minh và đôi bàn tay khéo léo của người dân, cùng với sự lãnh đạo tài tình của đất nước qua nhiều thế hệ, Thụy Sỹ đã trở thành một nước giàu có, thịnh vượng, phát triển cao.
Thu nhập bình quân đầu người của Thụy Sỹ xếp vào loại đứng đầu trên thế giới (GDP đầu người năm 2018 là 86.430 USD, năm 2019 là 85.300 và năm 2020 là 86.602 USD).
Đất nước Thụy Sỹ chỉ từng “nghèo” như thế thôi còn con người Thụy Sỹ chưa từng “nghèo”!
Đất nước Thụy Sỹ từng “nghèo” nhưng còn người Thụy Sỹ chưa từng “nghèo”.
Trong Đại sứ, cái “giàu” của người Thụy Sỹ được thể hiện như thế nào?
Đa ngôn ngữ
Nói người Thụy Sỹ được trời phú cho một đức tính cần cù, thông minh, nhanh nhẹn. Do nằm giữa 3 nước lớn, nên ngôn ngữ chính thức của họ là tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Italy, trong đó tiếng Đức chiếm khoảng trên 70%, tiếng Pháp trên 20% và tiếng Italy khoảng 5%, và còn một thứ tiếng có khoảng trên 5.000 người nói là tiếng Romansch. Chính vì vậy, mọi thứ chữ in trên 1 sản phẩm phải in đủ 4 thứ tiếng. Nếu là sản phẩm nhập ngoại, thì điều đó là bắt buộc.
Và phải nói rằng người Thụy Sỹ thông minh, tư duy khúc chiết vì có lẽ không công chức hay cán bộ ngoại giao nào không nói được ít nhất 2 thứ tiếng hoặc Pháp và Đức hoặc Pháp và Italy cùng với tiếng Anh.
Chắc ai từng tiếp xúc với người Thụy Sỹ, không còn ngạc nhiên gì khi họ đứng nói chuyện trong một nhóm người, lúc thì họ giao tiếp bằng tiếng Anh, ngoảnh sang trái phải đã thấy họ nói tiếng Đức, Pháp, Italy.
Theo Hiến pháp Thụy Sỹ, mỗi năm sẽ có một Tổng thống mới trong Hội đồng quốc gia 6 người là các Bộ trưởng. Mỗi lần nhậm chức, các Cơ quan đại diện ở thủ đô Bern được mời đến dự. Khi phát biểu, ngài Tổng thống sẽ phát biểu bằng 3 thứ tiếng là Đức, Pháp, Italy và sau đó là tiếng Anh.
Giàu trí tuệ
Có lúc tôi cũng tò mò, xem lại một cuốn sách về Thụy Sỹ, xem có nhiều người được giải thưởng Nobel không, thật bất ngờ, từ năm 1913, đất nước này đã có người được giải thưởng Nobel về Hóa học đó là Alfred Werner. Đến nay, họ đã có được 24 nhà khoa học được giải thưởng Nobel trong các lĩnh vực như Hóa học, Văn học, Hòa bình, Vật lý và Thuốc chữa bệnh.
Chăm chỉ
Người Thụy Sỹ rất chăm chỉ. Du khách nước ngoài khi đi trên đường, nhìn vào những ngôi nhà, họ không thể không bị cuốn hút vào những ngôi nhà cổ hay hiện đại với những cửa sổ nào cũng trồng đầy hoa, đủ loại màu sắc.
Tôi nghĩ chỉ có ở Thụy Sỹ, người ta mới chăm chút cho ngôi nhà của họ đẹp như vậy, có thể ở nước khác, bạn chỉ thấy lác đác đâu đó, nhưng nếu ở Thụy Sỹ, trừ mùa tuyết, còn lại, đây là xứ sở của hoa đủ màu sắc
Ý thức bản sắc riêng
Có lẽ người Thụy Sỹ rất ý thức được bản sắc riêng. Nhà nào cũng treo cờ Thụy Sỹ trong suốt ngày trong năm.
Sống khoa học
Người Thụy Sỹ làm việc rất khoa học, luôn chuẩn bị kỹ càng, không đặt khách vào thế bị động hoặc bất lợi. Chính phủ, Quốc hội hay bộ, ngành nào khi mời đoàn ngoại giao đi tham quan hay tham gia sự kiện nào đó, họ bao giờ cũng mời trước 5 hoặc 6 tháng, và chốt lại ngày cuối cùng khoảng 3 tháng để cho đại diện các nước chuẩn bị, nên đa số được các đại diện tham gia đông đủ.
Đặc biệt là Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ không bao giờ quên mời các đại diện đi tham quan những nơi có cảnh đẹp của Thụy Sỹ, những khu kinh tế hay những khu công nghiệp có thế mạnh.
Đất nước này vốn diện tích nhỏ, nên mỗi lần đi chỉ trong một ngày, nhưng đều gây ấn tượng tốt cho đoàn ngoại giao.
Có một “thương hiệu ” nào của Thụy Sỹ mà Đại sứ ấn tượng?
Nhắc đến Thụy Sỹ, người ta sẽ nhớ ngay đến đồng hồ, đó là thương hiệu của đất nước này trên thế giới. Và đồng hồ cũng kết nối rất nhiều tình yêu đến với Thụy Sỹ.
Bởi lẽ, những người mê đồng hồ không ai không muốn một ngày nào họ được sở hữu một chiếc đồng hồ cao cấp Patek Philippe, Rolex, Omega hoặc phải chăng hơn là Longine, Tissot… và nhiều hãng khác nữa.
Hãng đồng hồ Patek Philippe có cái giá trị khoảng 50 tỷ đồng, trong chiếc đồng hồ người ta đếm được có tới 1.200 phụ kiện tinh vi và chính xác và không đơn thuần chỉ có cấu tạo bằng sắt, vàng, thép mà nó còn kết hợp đủ các nguyên tố, thành phần hóa học khác.
Thật kỳ diệu, chỉ có những bàn tay vàng, với những sự cần cù, thông minh cao độ mới có thể sản xuất được những đồ trang sức mà trước đây chỉ có vua chúa mới có khả năng sở hữu được.
Nhưng cũng chẳng cần nhiều tiền, nếu bạn muốn chọn loại đồng hồ tốt, có giá trị, bạn cũng có thể có được, nhưng phải là may mắn hoặc sống lâu ở Thụy Sỹ.
Khi tôi còn công tác ở đây, tôi được nghe nói, hàng năm, Liên đoàn đồng hồ Thụy Sỹ tổ chức thi các loại đồng hồ, họ đưa các đồng hồ của các hãng vào các lò có áp suất, nhiệt độ nào đó để chứng tỏ sức bền vật liệu, sự ăn mòn của kim loại, sự chính xác nhất định, và đồng hồ nào được nhất năm đó sẽ được cấp giấy chứng nhận.
Và nghe đâu đồng hồ hãng Tissot đứng đầu, giá ở đó khá rẻ, chỉ 1.000 USD nhưng nếu bạn muốn mua, phải đăng ký 1 năm mới có hàng. Vì thời gian chẳng còn nhiều ở Thụy Sỹ nên tôi đành ngậm ngùi tiếc mất cơ hội.
Như vậy để nói rằng, một đất nước, họ chẳng có tài nguyên gì nhưng với sự cần cù, thông minh, ý chí và nghị lực, tình yêu cuộc sống, họ đã biến đất nước của họ từ núi đồi thành những mảnh đất phì nhiêu, màu mỡ, xanh tươi và đầy sắc hoa.
Vẻ đẹp Thụy Sỹ, đất nước con người Thụy Sỹ luôn rạng ngời như thế và sẽ ấn tượng mãi cho đến tận sau này.
UNESCO công nhận di sản thế giới với 3 thành phố nghỉ dưỡng của Séc
Ủy ban Di sản Thế giới liên chính phủ đã công bố quyết định công nhận di sản thế giới với 3 thành phố nghỉ dưỡng của Séc tại phiên họp thứ 44, ngày 24/7 ở Phúc Châu, Trung Quốc.
Thành phố nghỉ dưỡng Karlovy Vary, Cộng hòa Séc.
Theo phóng viên TTXVN tại Praha, ngày 24/7, Bộ Văn hóa Séc thông báo 3 thành phố nghỉ dưỡng của Séc bao gồm Karlovy Vary, Maríanské Lázně và Frantikovy Lázně, trong số 11 thành phố nghỉ dưỡng ở Châu Âu đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới.
Ủy ban Di sản Thế giới liên chính phủ đã công bố quyết định tại phiên họp thứ 44, ngày 24/7 ở Phúc Châu, Trung Quốc. Do đại dịch toàn cầu, các cuộc đàm phán diễn ra trực tuyến từ ngày 16 đến ngày 31/7.
Ngoài tam giác nghỉ dưỡng ở Tây Bohemia, Cộng hòa Séc, 8 thành phố nghỉ dưỡng khác đã được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới của UNESCO gồm Baden-Baden, Bad Ems và Bad Kissingen (Đức), Spa (Bỉ), Vichy (Pháp), Montecatini Terme (Italy), Baden gần Vienna (Áo) và Thành phố Bath (Anh).
Tất cả 11 thành phố nghỉ dưỡng cùng đại diện cho một hạng mục trong Danh sách Di sản Thế giới , trong đó di tích của Cộng hòa Séc có trong danh sách này đã tăng lên 15.
Bỉ, Pháp, Italy, Đức, Áo, Vương quốc Anh và Cộng hòa Séc cùng chuẩn bị đề cử cho các thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng của châu Âu là Di sản Thế giới tại trang web của UNESCO, đơn vị tài trợ và điều phối dự án.
Đề cử đã được đăng ký trình Hội đồng Di tích và Di tích Quốc tế ICOMOS, tổ chức liên quan đến việc bảo vệ các di sản văn hóa trên khắp thế giới. Khi đánh giá, ICOMOS đặc biệt nhấn mạnh hai tiêu chí: kiến trúc đặc biệt của các thành phố nghỉ dưỡng và hoạt động lưu trú, bao gồm các liệu pháp và liệu trình dưỡng sinh.
Thành phố nghỉ dưỡng Karlovy Vary, Cộng hòa Séc.
Các thành phố nghỉ dưỡng nổi tiếng của châu Âu, hầu hết được tạo ra xung quanh các suối khoáng tự nhiên, là minh chứng cho nhu cầu nghỉ dưỡng ở châu Âu, đặc biệt phát triển mạnh từ đầu thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20.
Một tính năng đặc trưng của nhu cầu này là sự kết hợp của các liệu pháp và trị liệu trong nhà và ngoài trời với nhiều cơ hội dành cho nghỉ ngơi, với đặc trưng của các thành phố nghỉ dưỡng cùng với kiến trúc tiêu biểu.
Tổ hợp nghỉ dưỡng bao gồm suối nước nóng, nhà hàng, quán bar, nhà hát... và các cơ sở văn hóa khác được tích hợp với cảnh quan suối khoáng, công viên, vườn cây, lối đi dạo và sân thể thao.
Cảnh quan xung quanh được sử dụng cho các hoạt động thể chất như một phần của liệu pháp y tế, để thư giãn và giải trí. Các thành phố nghỉ dưỡng là những nơi duy nhất ở châu Âu khác biệt về văn hóa với các đô thị lớn và trở thành nguồn cảm hứng về trí tuệ, nghệ thuật, xã hội và chính trị.
Vẻ đẹp các di sản thế giới vừa được UNESCO công nhận UNESCO công bố các di sản thế giới mới, sau một năm trì hoãn vì đại dịch Covid-19. Sau một năm trì hoãn vì đại dịch Covid-19, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc (UNESCO) đã thông qua bỏ phiếu, bổ sung 34 điểm đến vào danh sách Di sản thế giới. Các điểm đến phải đáp ứng...