Cựu đại sứ Mỹ tại LHQ: Ông Biden cần giữ lại 3 di sản đối ngoại của Tổng thống Trump
Cựu Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc (LHQ) Nikki Haley cho rằng Tổng thống đắc cử Joe Biden cần “ưu tiên duy trì ba lĩnh vực quan trọng” trong chính sách đối ngoại của Washington sau khi ông nhậm chức.
Đại sứ Mỹ tại LHQ Nikki Haley. Ảnh: CBS News
Theo đài Sputnik, trong một bài bình luận đăng trên báo Washington Post, cựu Đại sứ Harley nhận định việc ông Biden hủy bỏ hầu hết chính sách dưới thời của Tổng thống đương nhiệm Donald Trump sẽ là “một sai lầm” vì điều đó có thể “gây nguy hiểm cho an toàn và lợi ích của nước Mỹ”.
Điều đầu tiên, bà Haley khuyên Tổng thống đắc cử Joe Biden nên duy trì chính sách liên quan đến Trung Quốc mà chính quyền Tổng thống Trump đang theo đuổi. Bà chỉ ra Trung Quốc là “mối đe dọa toàn cầu nghiêm trọng nhất mà Mỹ đối mặt”.
Video đang HOT
“Trung Quốc lợi dụng sự cởi mở của Mỹ để tăng cường sức mạnh của mình. Con đường đúng đắn là cần hạn chế hơn nữa sự tiếp cận của Trung Quốc đối với các công ty, viễn thông và trường đại học của chúng ta…, đồng thời tăng cường thêm sức mạnh quân đội, kinh tế và ngoại giao”, cựu Đại sứ Haley tuyên bố.
Cuộc chiến thương mại về thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đã ảnh hưởng tới nhiều công ty công nghệ Trung Quốc, bao gồm Huawei, ZTE và ByteDance chủ sở hữu TikTok. Washington đã áp đặt một loạt các biện pháp trừng phạt đối với các công ty này và viện dẫn các rủi ro an ninh quốc gia.
Bên cạnh đó, bà Haley cũng kêu gọi ông Biden không giảm bớt sức ép của Mỹ lên Venezuela. Bà Haley khẳng định: “Ở Mỹ Latinh, cũng như những nơi khác, ông Biden sẽ làm tốt việc đứng lên chống lại kẻ thù và ủng hộ các giá trị của nước Mỹ”.
Cuối cùng, cựu Đại sứ Mỹ tại LHQ hối thúc ông Biden “khuyến khích tiến trình hòa bình giữa các quốc gia Arab và Israel”, một nhiệm vụ mà bà Hailey cho rằng có thể được giải quyết bằng cách cô lập Iran và ủng hộ “sự hòa hợp giữa Israel và các quốc gia Arab vì lợi ích chung”.
Căng thẳng giữa Washington và Iran leo thang kể từ khi Washington đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015. Đặc biệt, mối quan hệ này càng trở nên tồi tệ hơn vào đầu năm 2020, khi vị tướng hàng đầu của Iran Qasem Soleimani thiệt mạng trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ.
“Duy trì hướng tiếp cận với Trung Quốc, Mỹ Latinh và Trung Đông là con đường đúng đắn. Ông Biden có thể mở rộng mở rộng thành công của chúng ta và đẩy mạnh lợi ích của Mỹ ở mỗi khu vực. Nếu ông ấy bỏ lỡ cơ hội, điều này sẽ trở thành thảm họa”, bà Haley kết luận.
Phát ngôn của bà Haley được đưa ra vài ngày sau khi cuộc bỏ phiếu của cử tri đoàn Mỹ kết thúc với kết quả ông Biden vượt qua ngưỡng 270 phiếu đại cử tri cần thiết để trở thành tổng thống. Ông giành được 306 phiếu bầu, trong khi đối thủ Đảng Cộng hòa Donald Trump nhận được 232 phiếu. Kết quả cuộc bỏ phiếu của cử tri đoàn sẽ được Quốc hội Mỹ chứng nhận vào ngày 6/1/2021.
Iran 'ăn miếng trả miếng', ra đòn phạt đại sứ Mỹ
Tehran vừa đưa đại sứ Mỹ ở Yemen vào danh sách đen sau một động thái tương tự của Washington nhằm vào nhà ngoại giao Iran cũng ở quốc gia này.
Reuters dẫn thông báo của Bộ Ngoại giao Iran lý giải, nước này phạt đại sứ Christopher Henzel vì "vai trò quan trọng của ông trong việc xảy ra cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Yemen".
Iran trừng phạt đại sứ Christopher Henzel nhưng quyết định này chỉ mang tính biểu tượng. Ảnh: Reuters
"Nhấn mạnh vai trò chủ chốt của ông ấy trong cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Yemen, Iran quyết định đưa Đại sứ Christopher Henzel vào danh sách trừng phạt", đại diện Bộ Ngoại giao Iran viết trên trang web chính thức.
Theo Reuters, động thái trên cho phép nước Cộng hòa Hồi giáo tịch thu tài sản của các cá nhân bị cấm vận ở Iran. Tuy nhiên, lệnh phạt chỉ mang tính biểu tượng vì gần như không có tác động nào đến vị đại sứ Mỹ.
Trước đó, Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt trừng phạt lên ông Hasan Irlu, đại sứ Iran tại Yemen, cáo buộc ông là trụ cột cho những nỗ lực của nước Cộng hòa Hồi giáo nhằm tăng cường ảnh hưởng ở Yemen, Syria cùng nhiều nơi khác.
Yemen sa lầy trong xung đột từ năm 2014, khi quân nổi dậy Houthi chiếm thủ đô Sanaa và phần lớn miền bắc nước này. Iran hậu thuẫn Houthi, lực lượng muốn lật đổ Tổng thống Abd-Rabbu Mansur Hadi, người lên nắm quyền ở Yemen năm 2011 sau làn sóng nổi dậy Mùa xuân Ảrập. Trong khi đó, Liên minh do Mỹ đứng đầu gồm cả Ảrập Xêút và Các Tiểu vương quốc Ảrập ủng hộ ông Hadi.
Vị thế của Nga trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden Trung tâm Carnegie đăng bài phân tích này, được xuất bản như một phần của dự án "Đối thoại Nga - Mỹ: Thay đổi thế hệ". Năm 2011, Biden nói rằng ông không nhìn thấy hồn trong mắt Putin. Câu trả lời của ông Putin là: "Chúng ta hiểu nhau". Giờ Biden sẽ là tổng thống thứ 46 của Mỹ và Putin sẽ...