Cựu Đại sứ Lê Văn Bàng tiết lộ về chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Clinton
Dù Tổng thống Clinton đến sân bay Nội Bài vào lúc 11 giờ đêm nhưng thật ngạc nhiên nhiều người dân Hà Nội đã đứng chờ ở dọc hai bên đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài để vẫy chào ông, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Văn Bàng kể lại với phóng viên Dân trí.
Trong thời gian 9 năm tại Mỹ với các vai trò từ trưởng văn phòng liên lạc, đại biện lâm thời tới đại sứ đầu tiên tại Mỹ ( nhiệm kỳ 1995-2000), ông Bàng là một trong những người đã chứng kiến toàn bộ quá trình đàm phán bình thường hóa đầy thăng trầm trong quan hệ giữa hai quốc gia từng là “cựu thù”.
Đến giờ, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ Lê Văn Bàng vẫn còn nhớ cảm xúc vui đến trào nước mắt khi xem trên tivi thấy Tổng thống Bill Clinton tuyên bố bỏ cấm vận Việt Nam ngày 3/2/1994 rồi tiếp đến là sự kiện Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam tháng 7/1995. Cuối nhiệm kỳ đại sứ, ông Bàng tham gia tháp tùng Tổng thống Bill Clinton thăm Việt Nam vào tháng 11/2000.
Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ Lê Văn Bàng
“Mặc dù Tổng thống Clinton đến sân bay Nội Bài vào khoảng 11 giờ đêm ngày 16/11/2000 cùng phu nhân và con gái; nhưng thật ngạc nhiên là dọc hai bên đường cao tốc Thăng Long-Nội Bài, rất nhiều người dân đã đứng chờ trước đó trong đêm lạnh để vẫy chào ông. Ông Clinton rất thân thiện, bật đèn trong xe và cũng vẫy chào họ”, ông Bàng kể lại.
Khi ông Clinton đến thăm Văn Miếu, nhiều người dân cũng đổ tới khu vực này để được nhìn thấy ông và vị nguyên thủ nước Mỹ đáp lại thịnh tình của họ với cái vẫy tay và nụ cười thân thiện. Ông cũng không ngần ngại chụp ảnh kỷ niệm cùng với các hướng dẫn viên tại Văn Miếu.
Ông Clinton cũng như các quan chức Mỹ trong đoàn có lẽ đã vô cùng ngạc nhiên và cảm kích bởi sự chào đón nồng hậu của người dân Việt Nam với nguyên thủ của một nước đã từng gây cho họ biết bao vết thương chiến tranh vẫn còn rỉ máu; và nhất là khi chuyến thăm diễn ra chỉ 5 năm sau quá trình bình thường hóa.
Còn với người dân Việt Nam, đây là lần đầu tiên họ được thấy những nhân viên và cận vệ đi theo Tổng thống Mỹ đầy quyền lực, nên rất lạ lẫm nhưng cũng không khỏi bất ngờ trước cử chỉ thân thiện của ông.
Video đang HOT
Trong bữa tiệc khoản đãi quốc khách ở Phủ Chủ tịch, Tổng thống Bill Clinton dùng hai câu thơ của Nguyễn Du trong Đoạn Trường Tân Thanh (Truyện Kiều) để diễn tả về sự thay đổi của vạn vật qua bốn mùa rồi từ đó chuyển sang ý tưởng thời cuộc và quan hệ bang giao tốt đẹp giữa hai nước: “Sen tàn cúc lại nở hoa; Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.”
Nguyễn Du và Truyện Kiều là cái gì đó đã ăn sâu vào máu thịt người Việt Nam và việc ông Clinton đọc những câu thơ ấy không chỉ dừng lại ở sự thú vị mà còn thể hiện niềm vui của ông sau những nỗ lực thúc đẩy cho quá trình bình thường hóa hai nước, cái mà ông gọi là “một trong những thành tựu lớn nhất đời tôi”. Đó cũng thể hiện sự am hiểu sâu sắc của ông với văn hóa Việt Nam cũng như sự giao thoa văn hóa giữa hai nước.
Chính những câu thơ ấy đã tạo tiền đề cho các lãnh đạo Mỹ sau đó, từ Tổng thống Bush hay Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden… đều đề cập đến thành tố văn hóa Việt trong nhiều bài phát biểu về quan hệ hai nước.
Cựu Đại sứ Lê Văn Bàng cũng nhắc đến một chi tiết thú vị khi Tổng thống Clinton tới thăm trường Đại học Quốc gia Hà Nội. Khi đến, ông nói ông cần một phòng riêng và không nói gì thêm. Ban tổ chức băn khoăn không biết ông cần phòng làm gì, hay ông muốn nghỉ ngơi một chút, hoặc là muốn ngồi để uống gì đó. Nhưng hóa ra là ông dành ít phút để chỉnh lại đầu tóc, trang phục cho tươm tất trước khi phát biểu.
Trong bài phát biểu, ông nhấn mạnh cam kết của Mỹ sẵn sàng hỗ trợ cho phát triển giáo dục của Việt Nam cùng với thông điệp rằng, hai nước không thể thay đổi được quá khứ, nhưng điều hai bên có thể thay đổi là tương lai và cuối cùng, nước Mỹ có thể nhìn về Việt Nam như một đất nước chứ không phải như một cuộc chiến. Nước Mỹ luôn mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.
An ninh nghiêm ngặt
Nhân dịp này, ông Clinton cùng phu nhân, bà Hilary Clinton, và con gái đến thăm hiện trường khai quật máy bay Mỹ bị bắn rơi vào năm 1967 ở huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc. Không câu nệ hay giữ khoảng cách, gia đình Clinton thân thiện trò chuyện với những người nông dân chân lấm tay bùn.
Vào Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng thống Clinton đến ăn tại một quán phở gần chợ Bến Thành. Ông rất hòa nhã, vui vẻ và còn chụp ảnh kỷ niệm với các nhân viên ở đây.
Đại sứ Lê Văn Bàng cũng kể rằng, về công tác an ninh cho chuyến thăm của ông Clinton, phía Mỹ đưa ra nhiều đề nghị với Việt Nam như đưa máy bay trực thăng tới; đặt pháo cao xạ trên các tòa nhà nơi tổng thống đến… Tuy nhiên, Việt Nam không thể đồng ý hoàn toàn những yêu cầu này.
Sau chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam năm 2000, hình ảnh một Việt Nam hòa bình, nồng hậu tiếp đón Tổng thống Mỹ được cả thế giới biết tới, giúp hai nước Việt-Mỹ xích lại gần nhau hơn.
Với Nguyên Đại sứ Lê Văn Bàng, người trong suốt 9 năm làm việc tại Mỹ, đã đi tới gần 40 bang, có bang ông đến mấy chục lần, để nói với người Mỹ rằng: Việt Nam không phải là chiến tranh, Việt Nam luôn yêu chuộng hòa bình… sẽ không thể nào quên những ký ức đầy ắp những vất vả, gian nan, thăng trầm của tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ.
Ông Bàng rất vui mừng trước sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hai nước với những bước tiến lớn trên nhiều lĩnh vực; nhưng vị cựu đại sứ vẫn luôn trăn trở và mong muốn hội chứng chiến tranh được hóa giải để có thể bình thường hóa hoàn toàn trong lòng người dân và để tất cả người Việt dù ở đâu cũng luôn chung tay hướng về đất nước.
Nam Hằng
Theo Dantri
Hơn 100 ông đồ sẵn sàng cho chữ ở Văn Miếu
Cứ vào dịp Tết, "phố ông đồ" ở khu vực Văn miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) lại tấp nập với hàng trăm ông đồ trổ tài, cho chữ lấy may ngày đầu xuân năm mới.
Không chỉ là hoạt động mang tính truyền thống thể hiện nét đẹp văn hóa của dân tộc trong dịp Tết cổ truyền, Hội chữ ông đồ đã trở thành sự kiện hàng năm được nhiều người dân quan tâm.
Năm nay sự tham gia của công chúng tại "phố ông đồ" vẫn chưa đông đúc bởi người dân đã quen cái "nết" tham quan phố này tại vỉa hè phố Văn Miếu
Ban tổ chức đã bố trí 130 lều khung sắt xung quanh hồ Văn (cạnh Văn Miếu Quốc Tử Giám) để hơn 100 "thầy đồ" ngồi cho chữ
Trước đó một số "ông đồ" đã viết đơn gửi UBND thành phố đề nghị tái lập phố ông đồ trên vỉa hè phố Văn Miếu. Tuy nhiên, với chủ trương Năm trật tự văn minh đô thị, thành phố đã không đồng tình
Khoảng 100 "ông đồ" được lựa chọn sau kỳ thi sát hạch đã chấp hành ngồi viết chữ ở khu vực bên hồ Văn. Các "ông bà đồ" đều được cấp thẻ hành nghề
Hội chữ Xuân vẫn thưa vắng người tham quan, xin chữ. Một số "ông đồ" ban ngày ngồi trong khu vực hồ Văn, tối lại ra vỉa hè viết chữ
Ông đồ già chờ khách Bà đồ Cát Lệ chia sẻ: "Viết thư pháp mang lại cho tôi rất nhiều điều, tính cách của tôi thay đổi nhiều, nhẫn nại, mềm mại hơn..."
Niềm vui của ông đồ già với khách quốc tế
Một số tác phẩm thư pháp
Hoàng Gia Bảo Vân
Theo Thanhnien
Hơn 100 'ông đồ' đã qua sát hạch sẽ cho chữ trong Hồ Văn Kiến nghị tái lập phố ông đồ trên vỉa hè Văn Miếu đã bị từ chối, Sở Văn hóa Hà Nội quyết định chỉ tổ chức trong khu vực hồ Văn và những ai vượt qua vòng sát hạch mới được tham gia. Phố "ông đồ" năm 2016 tiếp tục được tổ chức trong khu vực hồ Văn thuộc di tích Văn Miếu...