Cựu đặc nhiệm Thái Lan bắn chết bệnh nhân Covid-19
Cựu đặc nhiệm Saengnilkul đột nhập bệnh viện dã chiến điều trị Covid-19 gần Bangkok, bắn chết một bệnh nhân rồi bỏ trốn.
Kawin Saengnilkul, 23 tuổi, đầu hàng cảnh sát tỉnh Ranong của Thái Lan và giao nộp hai khẩu súng sau khi bắn chết hai người vào sáng 24/6.
Cảnh sát cho biết Kawin bắn chết một nhân viên ở cửa hàng tiện lợi tại khu Phahon Yothin ở thủ đô Bangkok lúc 2h sáng nay, trước khi đột nhập vào Cơ sở Cai nghiện Ma túy Quốc gia Princess Mother tại huyện Thanyaburi, tỉnh Pathum Thani. Cơ sở này đang được sử dụng làm bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân Covid-19.
Cảnh sát áp giải Kawin Saengnilkul (thứ ba từ trái sang) sau khi nghi phạm đầu thú tại tỉnh Ranong ngày 24/6. Ảnh: Cảnh sát Thái Lan .
Video đang HOT
Camera an ninh cho thấy một người mặc trang phục ngụy trang và đội mũ nồi đỏ bắn vỡ cửa kính và đi vào bệnh viện dã chiến, sau đó bắn một bệnh nhân khoảng 50 tuổi vừa ra khỏi nhà vệ sinh lúc 3h30. Tay súng tiếp tục di chuyển tới một phòng bệnh, bắn nhiều phát nữa song không trúng ai, rồi rời khỏi hiện trường bằng xe bán tải.
Amphol Buarabpor, cảnh sát trưởng tỉnh Pathum Thani, cho biết Kawin nổ súng vì cho rằng bệnh nhân Covid-19 tại Viện Princess Mother là người nghiện ma túy và cựu đặc nhiệm này ghét người nghiện. Cảnh sát nghi ngờ Kawin bị bệnh tâm thần.
Kawin từng là binh nhì thuộc một đơn vị đặc nhiệm đóng quân tại tỉnh Lop Buri, song bị buộc giải ngũ vào tháng 11/2019. Cảnh sát cho biết Kawin tình nguyện phục vụ trong quân đội Thái Lan do đam mê vũ khí.
Hồi tháng 2/2020, thượng sĩ Jakrapanth Thomma nổ súng sát hại 29 người tại một trung tâm thương mại ở thành phố Nakhon Ratchasima, đông bắc Thái Lan, do mâu thuẫn với cấp trên liên quan đến tranh chấp đất đai. Lực lượng chức năng Thái Lan sau đó bắn hạ Jakrapanth.
Chuyên gia WHO đề nghị Mỹ chia sẻ thông tin tình báo nguồn gốc COVID-19
Một chuyên gia y tế của WHO đã kêu gọi Mỹ chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có về nguồn gốc dịch COVID-19 với tổ chức và cộng đồng khoa học.
Tuần trước, tờ Wall Street Journal dẫn thông tin từ các cơ quan tình báo Mỹ cho biết 3 nhân viên tại một phòng thí nghiệm ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc bị ốm đến mức phải vào viện vào tháng 11/2019 với các triệu chứng giống như COVID-19.
Các lãnh đạo tình báo Mỹ sau đó nhấn mạnh họ không biết virus lây truyền ban đầu bằng cách nào, nhưng có hai giả thuyết: hoặc nó xuất hiện tự nhiên do con người tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh, hoặc đó là một tai nạn trong phòng thí nghiệm.
Viện Virus học Vũ Hán. (Ảnh: Getty)
Phát biểu với BBC Radio 4, Tiến sĩ Dale Fisher từ WHO cho biết giả thuyết về việc virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm "chưa được loại trừ", nhưng vẫn "chưa được xác minh". Ông Fisher là chủ tịch của Mạng lưới Cảnh báo và Ứng phó Dịch bệnh Toàn cầu - do WHO điều phối.
Ông kêu gọi MM chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào mà họ có. " Tạp chí Phố Wall không thực sự là cách phù hợp để chia sẻ khoa học ".
Một cuộc điều tra thực địa của các chuyên gia WHO vào đầu năm nay đã kết luận rằng "cực kỳ khó xảy ra" khả năng đại dịch bắt đầu từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Nhưng các điều khoản tham chiếu (mô tả công việc) cho cuộc điều tra của họ, được Trung Quốc đồng ý, chỉ giới hạn trong việc nghiên cứu nguồn gốc động vật của đợt bùng phát dịch.
Đến nay, giả thuyết được giới chuyên gia khoa học đồng thuận rộng rãi vẫn là COVID-19 đã lây sang người từ vật chủ động vật trong một sự cố tự nhiên. Tuy nhiên, một số chuyên gia kêu gọi xem xét thêm giả thuyết virus rò rỉ từ phòng thí nghiệm - từng bị bác bỏ và bị xem là một thuyết âm mưu vốn được cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ.
Đề cập đến chuyến thăm của WHO vào đầu năm nay, Fisher cho biết: "Chúng tôi tin rằng tất cả các nhân viên phòng thí nghiệm đã được xét nghiệm huyết thanh và tất cả các xét nghiệm kháng thể đó đều cho ra kết quả âm tính, và đó là một phần lý do tại sao rủi ro không được đánh giá đúng mức".
Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng giám đốc WHO, cho biết ông không tin rằng báo cáo ban đầu của cuộc điều tra là đủ chi tiết và kêu gọi nghiên cứu thêm. Lãnh đạo WHO cũng nói tất cả các giả thuyết về nguồn gốc của virus gây ra COVID-19 "vẫn còn nằm trên bàn" .
Chuyên gia Fisher, trong khi đó thúc giục WHO lên kế hoạch điều tra thêm. Ông cũng cho rằng nếu có khả năng Trung Quốc giữ bí mật về nguồn gốc của virus thì có thể do lo ngại về các yêu cầu bồi thường.
Ông nói: "Ngoại giao là con đường phía trước, cần tạo ra một văn hóa không đổ lỗi. Cách duy nhất bạn thực sự có thể giải quyết vấn đề này là nói không có hình phạt nào cả, chúng ta chỉ cần giải quyết vấn đề thôi".
Triều Tiên chỉ trích Mỹ gỡ hạn chế tên lửa với Hàn Quốc Triều Tiên cho rằng Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép khi ngăn nước này phát triển tên lửa đạn đạo, nhưng lại gỡ các hạn chế với Hàn Quốc. "Nước Mỹ vẫn mải mê theo đuổi đối đầu, bất chấp những phát biểu bóng bẩy rằng họ muốn đối thoại. Hủy bỏ hạn chế công nghệ tên lửa với Hàn Quốc là lời...