Cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận hối lộ định kỳ hàng tháng, hàng quý
Mở rộng điều tra sau vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm, Công an TP.HCM vừa khởi tố cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam Trần Kỳ Hình để làm rõ tội “nhận hối lộ”.
Chiều 17.1, trao đổi với Thanh Niên, trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công an, cho biết Công an TP.HCM vừa ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Kỳ Hình, cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam (Bộ GTVT) để làm rõ tội “nhận hối lộ”, quy định tại điều 354 bộ luật Hình sự.
Chiêu trò móc nối viết phần mềm chỉnh sửa thông số đăng kiểm xe
Công an đọc quyết định khởi tố đối với bị can Trần Kỳ Hình.CÔNG AN CUNG CẤP
Trung tướng Xô cho biết, đây là diễn biến mới nhất trong quá trình mở rộng điều tra vụ án sai phạm tại các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới.
Bước đầu, Công an TP.HCM xác định từ năm 2014 đến 2021, ông Hình với vai trò là Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam đã trực tiếp hoặc thông qua bị can Trần Anh Quân, quyền Trưởng phòng Kiểm định (Cục Đăng kiểm Việt Nam) nhận tiền hối lộ của một số giám đốc trung tâm đăng kiểm xe cơ giới, để ký duyệt cấp mã số đăng kiểm và giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động đăng kiểm, mặc dù các trung tâm này chưa đủ điều kiện.
Ngoài ra, trong thời gian đương chức, ông Hình đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, giám sát, trực tiếp nhận tiền hối lộ định kỳ hàng tháng, hàng quý để bỏ qua sai phạm trong việc các trung tâm nhận hối lộ của chủ xe, đối tượng môi giới để cấp đăng kiểm trái quy định.
Trong vụ án này, Công an TP.HCM đã khởi tố 89 bị can, trong đó có nhiều người là lãnh đạo, cán bộ của Cục Đăng kiểm Việt Nam và nhiều giám đốc của các trung tâm đăng kiểm.
Khởi tố cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm vì nhận hối lộ hằng tháng, hằng quý
Lỗ hổng pháp lý về đăng kiểm?
Thông tin một giám đốc trung tâm đăng kiểm (TTĐK) ôtô tại TP HCM bị công an xác định 'không biết chữ' khiến dư luận ngã ngửa đặt câu hỏi về công tác quản lý nhân lực của ngành đăng kiểm.
Ảnh minh họa
Thế nhưng một cán bộ của Cục Đăng kiểm, khi trả lời báo chí, lại cho rằng "mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào việc người giám đốc này có đồng thời là đăng kiểm viên hay không".
Vị cán bộ viện dẫn ngay Điều 24 Nghị định 139/2018/NĐ-CP về kinh doanh dịch vụ đăng kiểm xe cơ giới: "Lãnh đạo đơn vị đăng kiểm phải là đăng kiểm viên xe cơ giới đã thực hiện nhiệm vụ của đăng kiểm viên tối thiểu 36 tháng được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật". Lý giải câu chữ trong điều khoản, vị cán bộ Cục Đăng kiểm cho rằng "lãnh đạo đơn vị đăng kiểm" không nhất thiết là giám đốc, mà có thể là các phó giám đốc. Các TTĐK hiện nay thường có một phó giám đốc đồng thời là đăng kiểm viên để thỏa mãn quy định tại Điều 24.
Từ đó, vị cán bộ này nói: "Theo tôi được biết thì luật hiện nay không có điều kiện về trình độ với chủ đầu tư đơn vị đăng kiểm, chỉ có điều kiện theo Quy chuẩn 103/2019 về cơ sở vật chất, nhân lực của đơn vị đăng kiểm. Điều kiện về trình độ ở đây chỉ áp dụng với các đăng kiểm viên, người chịu trách nhiệm ký lên các giấy tờ chứng nhận đăng kiểm cho phương tiện". Trong thực tế có trường hợp lãnh đạo TTĐK không phải là đăng kiểm viên, chỉ hiện diện với vai trò quản lý tài chính, quán xuyến các tài sản của chủ đầu tư.
Quy định như trên, thì quả là cần sớm xem xét sửa đổi. Hóa ra theo cách hiểu trên, thì "lãnh đạo TTĐK" chỉ là một chủ đầu tư, có tiền thì đem ra thành lập TTĐK và cơ quan chức năng, cơ quan cấp phép không xét trình độ văn hóa của họ, chỉ coi họ như giám đốc DN tư nhân. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ không thể coi TTĐK là một DN đơn thuần, mà phải là một dạng DN đặc thù đặc biệt, bởi kinh doanh dịch vụ kiểm định là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Sản phẩm đầu ra liên quan đến trật tự an toàn giao thông của xã hội, sinh mạng con người, thì lẽ ra chủ đầu tư cũng phải có những kiến thức hiểu biết về lĩnh vực này mới được phép đầu tư.
Trước khi xảy ra động thái Công an TP HCM khám xét phát hiện vi phạm tại hàng loạt TTĐK, có một sự kiện khác xảy ra ở một địa phương khác. Đó là chuyện một "liên danh" được địa phương này đồng ý chủ trương cho xây một TTĐK, cơ sở vật chất đã gần hoàn tất, dây chuyền kiểm định đã lắp ráp, nhưng điều quan trọng nhất thì lại thiếu: Cục Đăng kiểm chưa cấp phép.
Ngay trong báo cáo mới đây của Cục Đăng kiểm cũng đánh giá số lượng đơn vị đăng kiểm xe cơ giới tư nhân gia tăng nhanh chóng kéo theo cạnh tranh gay gắt, không lành mạnh để thu hút khách hàng; thậm chí một số đơn vị thực hiện sai tiêu chuẩn, bỏ nội dung kiểm tra, giả mạo trong việc kiểm định xe cơ giới...
Thực tế, các sai phạm tại các TTĐK hiện nay không nằm hết ở khối tư nhân. Trong số các TTĐK bị điều tra sai phạm tại TP HCM, có cả một số trung tâm trực thuộc chính Cục Đăng kiểm.
Chủ trương của Nhà nước xã hội hóa nhiều ngành nghề dịch vụ, trong đó có dịch vụ đăng kiểm ô tô, là chủ trương đúng đắn. Nhưng bộ, ngành quy định cặn kẽ chặt chẽ và thực hiện ra sao, thì qua sự việc này, là bài học cần rà soát sửa đổi siết chặt nghiêm túc.
Khởi tố 10 bị can tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới tỉnh Hòa Bình Thực hiện đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo đảm ANTT, bảo vệ tuyệt đối an toàn Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, Công an tỉnh Hòa Bình đã điều tra, làm rõ nhiều vụ án quan trọng, trong đó có vụ án "Nhận hối lộ" xảy ra tại Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 28-01S thuộc Sở Giao...