Cựu cục phó quản lý thị trường Trần Hùng bị truy tố vì nhận hối lộ 300 triệu đồng
Viện kiểm sát kết luận ông Trần Hùng – cựu cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội – đã nhận hối lộ 300 triệu đồng để ‘giúp’ một chủ sách lậu không bị xử lý hình sự.
Ông Trần Hùng tại cơ quan điều tra – Ảnh: CACC
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao vừa ban hành cáo trạng vụ án “sản xuất, buôn bán hàng giả”, “nhận hối lộ”, “môi giới hối lộ”, “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Công ty In và Văn hóa truyền thông Hà Nội, Công ty Phú Hưng Phát, Đội quản lý thị trường 17 Hà Nội và Tổng cục Quản lý thị trường.
Viện kiểm sát đã truy tố 34 bị can, trong đó ông Trần Hùng – cựu cục phó Cục Quản lý thị trường Hà Nội, cựu tổ trưởng tổ 304, Tổng cục Quản lý thị trường – bị truy tố về tội nhận hối lộ.
Các thuộc cấp của ông Hùng gồm: Lê Việt Phương, Phạm Ngọc Hải, Thành Thị Đông Phương – nguyên đội phó và kiểm soát viên Đội quản lý thị trường số 17 – bị truy tố về tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
300 triệu đồng đựng trong túi ni lông màu đen
Theo cáo trạng, Cao Thị Minh Thuận (giám đốc Công ty Phú Hưng Phát) cùng nhóm đặt in, nhập kho hơn 9,3 triệu quyển sách giả các loại liên quan Nhà xuất bản Giáo Dục. Nhóm này đã tiêu thụ hơn 6,3 triệu quyển, còn 3 triệu quyển chưa kịp bán thì bị cảnh sát thu giữ.
Mở rộng điều tra, cảnh sát xác định bà Thuận đã bị Đội quản lý thị trường số 17 phối hợp tổ 304 nơi ông Trần Hùng làm tổ trưởng kiểm tra, thu giữ hơn 27.000 quyển sách giả.
Video đang HOT
Tuy nhiên, vụ việc không được ông Hùng báo cáo với tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường, mà trực tiếp chỉ đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội và Đội quản lý thị trường số 17 kiểm tra, xử lý.
Bà Thuận đã nhắn tin điện thoại cho ông Hùng nhờ giúp đỡ xin xử lý nhẹ vụ việc. Ông Hùng “đồng ý tha” với yêu cầu bà Thuận phải chỉ ra một số cơ sở in lậu.
Sau đó bà Thuận tiếp tục liên hệ với Nguyễn Duy Hải (lao động tự do) đặt vấn đề chi 400 triệu đưa cho ông Hùng để xin xử lý nhẹ vụ việc.
Hải đã gặp ông Hùng đặt vấn đề chi 400 triệu và xin bỏ qua vụ việc buôn sách lậu.
Ông Hùng đã hướng dẫn ông Hải về nói với bà Thuận phải thay đổi lời khai về nguồn gốc số sách, từ “sách mua bị thu giữ” sang “sách do người khác mang đến ký gửi” để được giảm nhẹ.
Ngày 15-7-2020, ông Hải cầm 300 triệu đồng đựng trong túi ni lông màu đen đến phòng làm việc của ông Hùng. Tại đây, ông Hải đã gọi điện để ông Hùng nói chuyện với bà Thuận, hướng dẫn viết lại bản tường trình thay đổi lời khai nguồn gốc sách bị thu giữ.
Theo viện kiểm sát, sau đó ông Hùng còn chỉ đạo cấp dưới tạo điện kiện giúp đỡ bà Thuận theo hướng xử lý hành chính vụ buôn sách lậu.
Ông Trần Hùng phủ nhận việc nhận tiền
Quá trình điều tra, ông Hùng không thừa nhận hành vi nhận hối lộ. Tuy nhiên viện kiểm sát cho rằng căn cứ lời khai các bị can khác, các dữ liệu điện tử trích xuất từ điện thoại…, đủ cơ sở xác định ông Hùng đã nhận 300 triệu để xử lý nhẹ vụ buôn sách lậu.
Hai ông Trần Hùng, Nguyễn Duy Hải (hàng trên từ trái qua) và 3 cán bộ quản lý thị trường bị bắt trong vụ án – Ảnh: CACC
Cũng theo cáo trạng, Lê Việt Phương đã chỉ đạo Thành Thị Đông Phương xây dựng hồ sơ, báo cáo để xuất xử lý hành chính vụ việc theo ý kiến của ông Trần Hùng và nhận 310 triệu tiền “cám ơn”.
Phạm Ngọc Hải được giao nhiệm vụ chủ trì tiêu hủy số sách lậu nhưng đã làm trái công vụ, tự ý trả lại một phần số sách thu giữ và nhận 30 triệu tiền “cám ơn”.
“Hành vi của các bị can đã làm trái công vụ, dẫn đến hậu quả vụ việc vi phạm có dấu hiệu hình sự nhưng chỉ bị xử lý hành chính, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, làm ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của lực lượng quản lý thị trường”, cáo trạng nêu.
Trước khi giữ chức vụ tổ trưởng tổ công tác 1444, ông Trần Hùng từng giữ nhiều chức vụ khác như phó chánh văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389), phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương).
Ông Hùng từng có nhiều phát ngôn được cho là “cứng” trong vụ đấu tranh với Công ty Thuận Phong sản xuất phân bón giả. Thời điểm đó ông từng chia sẻ “có người muốn mua tôi 5 – 10 tỉ để bỏ qua vụ việc này”.
Quá trình công tác, ông Hùng từng bị Bộ Công thương “phê bình và rút kinh nghiệm sâu sắc” trong vụ việc liên quan Công ty cổ phần Con Cưng.
Cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ Phùng Anh Lê kháng cáo kêu oan
Ngày 5/9, TAND TP Hà Nội đã nhận được đơn của bị cáo Phùng Anh Lê (SN 1967, cựu Đại tá, cựu Trưởng Công an quận Tây Hồ, Hà Nội) kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm vì cho rằng, bị cáo không phạm tội "Nhận hối lộ" như bản án đã tuyên.
Trước đó, ngày 14/8, bị cáo Phùng Anh Lê bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 7 năm 6 tháng tù về tội "Nhận hối lộ". Về trách nhiệm dân sự, TAND TP Hà Nội buộc bị cáo Phùng Anh Lê phải nộp 110 triệu đồng, là số tiền bị cáo đã nhận hối lộ để sung công quỹ Nhà nước.
Theo bản án sơ thẩm, ngày 19/9/2016, anh Nguyễn Công Thành (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đến Công an phường Yên Phụ (quận Tây Hồ) tố cáo một nhóm người bắt giữ trái pháp luật rồi hành hung anh.
Sau đó, Nguyễn Hữu Tài (trú tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội, là đối tượng chuyên cho vay nặng lãi) cùng một số đồng phạm ra đầu thú do liên quan đến sự việc trình báo của anh Thành. Quá trình điều tra, Công an quận Tây Hồ tạm giữ Tài 4 ngày.
Khi đó, người thân của Tài đã tìm gặp ông Phùng Văn Bảy (chú họ của Phùng Anh Lê) để nhờ giúp đỡ. Ông Bảy đã đặt vấn đề và được Phùng Anh Lê đồng ý cho Tài ra về với điều kiện, gia đình nghi phạm phải chi 110 triệu đồng.
Bị cáo Phùng Anh Lê tại phiên toà sơ thẩm.
Tối 22/9/2016, ông Bảy mang tiền đến phòng làm việc của Phùng Anh Lê. Sau khi nhận tiền, Phùng Anh Lê chỉ đạo cấp dưới tha người trái pháp luật.
Ngày 22/1/2021, Công an TP Hà Nội rà soát và lật lại hồ sơ vụ án... Sau đó, Phùng Anh Lê bị khởi tố và xét xử về tội "Nhận hối lộ".
Tại phiên toà sơ thẩm, bị cáo Phùng Anh Lê phủ nhận cáo buộc của đại diện Viện kiểm sát và lời khai của các bị cáo từng là cấp dưới của mình cũng như những người liên quan đến vụ án.
Bản án sơ thẩm xác định, trong vụ án này, người phải chịu trách nhiệm chính là bị cáo Phùng Anh Lê. Bị cáo Phùng Anh Lê phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đứng đầu, nhưng vì động cơ, mục đích không trong sáng, vụ lợi đã tha trái pháp luật đối tượng Tài.
Các bị cáo khác làm theo chỉ đạo của cấp trên, không được hưởng lợi. Họ đã tiếp nhận chỉ đạo thả người trái pháp luật của bị cáo Phùng Anh Lê, thực hiện các mệnh lệnh không đúng pháp luật.
Liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo Phùng Anh Lê, TAND TP Hà Nội đã tuyên phạt ba bị cáo từng là cấp dưới của Phùng Anh Lê gồm: Nguyễn Đức Châu (cựu Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội), Vũ Công Ngọc (cựu Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội) và Lê Đình Trung (cựu Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp) từ 4 tháng 12 ngày tù đến 10 tháng 28 ngày tù về tội "Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù"
Xử lý dứt điểm đại án Công ty Việt Á Sau 8 tháng điều tra, hơn 90 bị can tại 25 địa phương, đơn vị bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án Công ty Việt Á. Song nhiều câu hỏi lớn vẫn đang đặt ra. 8 tháng điều tra vụ Việt Á Tháng 2.2020, theo đề xuất của Học viện Quân y (Bộ Quốc phòng), ông Chu Ngọc Anh -...