Cứu cụ rùa, Hà Nội không cần ‘hiến kế’?
Không nên quá phô trương lực lượng nếu được lên bờ nhưng cụ rùa bị… stress không chịu ăn thì thế nào? những người “có trách nhiệm” nên quan tâm đến những ý kiến đóng góp của người dân từ trong và ngoài nước…, đó là những ý kiến của bạn đọc trong và ngoài nước tiếp tục gửi về báo VietNamNet mong sao giúp ích cho cơ quan chức năng sớm đưa cụ rùa lên chữa trị.
Đừng làm cụ rùa bị thương thêm
Một độc giả có tên Duy Quang đóng góp ý kiến: Tôi hoan toan đông y với ý kiến “lai dẫn thô bạo là bức tử rùa!”. Đa trê rôi thi nên lam châm ma chăc, đưng co ma “duc tôc bât đat !”. Không kheo băt đươc cu rôi lại gây tổn thương, hoăc gay cô, gây chân. Những nguy cơ đó la hoan toan co thât.
Còn độc giả ở địa chỉ emai traituyen…@yahoo.com thì cho rằng, để bắt cụ rùa không thể dùng lưới hay bẫy không được, mà phải dùng lưới chuyên dùng để đánh bắt cá lớn ở ngoài biển và sử dụng thêm súng bắn thuốc mê thì mới hi vọng là bắt được cụ. Không nếu cứ dồn cụ vào lưới thì sẽ làm cụ bị thương nặng hơn.
Độc giả ở địa chỉ emai phuc_ngy…@yahoo.com: Tại sao chúng ta không thuê ngư dân có kinh nghiệm, dụng cụ dẫn cụ về để chữa trị? Mỗi lần rút kinh nghiệm đều phải trả bằng tiền bạc và thời gian.
Độc giả ở Quảng Nam ở địa chỉ vietu…@gmail.com, góp ý: “Đề nghị Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo về rùa Hồ Gươm không nên để việc bắt rùa trở nên to tát thế, quá biểu dương lực lượng, cuối cùng lại “không bắt được”.
Kế hoạch bắt cụ rùa của các cơ quan chức năng hiện giờ quá phô trương lực lượng lại không mang hiệu quả. Lâu nay dân chài ra khơi vẫn bắt được cá hàng tấn kia mà…”.
Cùng quan điểm trên là độc giả ở địa chỉ emai phuc_ngy…@yahoo.com: Tại sao chúng ta không thuê ngư dân có kinh nghiệm, dụng cụ dẫn cụ về để chữa trị? Mỗi lần rút kinh nghiệm đều phải trả bằng tiền bạc và thời gian.
Còn độc giả ở địa chỉ tac.tra… @yahoo.com thì lo sợ đến môi trường nước đang bị ô nhiễm ở Hồ Gươm: “Chúng ta đều biết môi trường nước Hồ Gươm đã làm cho sinh vật ở đó khó sống, cộng với việc do phóng sinh thiếu ý thức làm cho Hồ Gươm xuất hiện thêm nhiều rùa tai đỏ, tất cả những yếu tố đó đã làm cụ rùa của chúng ta mang trọng bệnh.
Như vậy thử hỏi chúng ta chữa cho cụ khỏi đi chăng nữa thì sống trở lại trong một môi trường như vậy liệu rằng cụ có thể khỏe lại không, nếu chúng ta không làm sạch được môi trường thì việc chữa bệnh cho cụ rùa có ích gì không”.
Nên quan tâm tới “hiến kế” của người dân
Thiết kế lồng để “bắt” cụ rùa?
Một độc giả đã mạnh dạn đưa ra phương án làm lồng sắt lưới B 40, kích thước rộng 2,5m, dài 6m để dẫn cụ rùa lên cạn chữa trị.
Đừng “bắt” cụ rùa như… đánh cá
“Việc kéo bắt rùa bằng lưới vây như bắt cá tôi thấy không ổn, vì rùa biết có động sẽ nhanh chóng lặn xuống đáy hồ, rụt cổ và ém mình xuống bùn, như 1 tảng đá nhỏ…”.
Video đang HOT
Lai dẫn thô bạo là bức tử rùa!
“Lai dẫn gấp rút, thô bạo hoặc gây mê để bắt là bức tử cụ rùa!” – ý kiến của nhà khoa học người Việt đang làm việc tại Úc gửi đến VietNamNet.
Trong thời gian qua, song song với việc cập nhật tin tức liên tục về cụ rùa, Báo VietNamNet cũng đã mở diễn đàn mời bạn đọc trong ngoài nước hiến kế cứu cụ rùa. Rất nhiều ý kiến đóng góp tâm huyết, có tính khoa học đã được nhiều độc giả gửi về. Rất nhiều người đã tiếp tục gửi phản hồi ý kiến, nhưng độc giả luôn băn khoăn không biết những “người có trách nhiệm” trong việc cứu chữa rùa Hồ Gươm có quan tâm đến ý kiến đóng góp của họ.
Anh Hoàng Huy ở Hà Nội cho rằng: Cụ rùa có thêm nhiều vết thương mới sau cuộc chạy thoát vừa rồi, rõ nhất là vết rách tròn bằng đồng xu ngay trên đầu cụ… Cần phải có cách nào đưa cụ lên tháp an toàn hơn, chẳng hạn dùng phao bơm hơi như có người đã cho ý kiến.
Độc giả ở địa chỉ datdin19…@yahoo.com cũng đồng ý với lồng sắt mà độc giả Trần Anh Tú đưa ra: “Tôi thấy dùng lồng sắt này để đưa cụ rRùa vào để chữa trị là hay nhất. Xin cám ơn Trần Anh Tú đã có sáng kiến hay”.
Còn độc giả hoanhth…@gmail.com thì lại nói: Tôi thấy những người có trách nhiệm cần bàn thảo nghiêm túc phương án này (thiết kế lồng – P.V). Trên cơ sở này có cải tiến bổ sung cho hay nhất. Tôi phản đối việc dùng lưới bắt như trước đây. Làm thế là thiếu khoa học…
Anh Dương ở địa chỉ anhduong23…@yahoo.com cũng ủng hộ giải pháp bắt cụ rùa bằng lồng sắt nhưng cần phải có biện pháp để biết được hướng di chuyển của cụ để đặt lồng mới được.
“Theo tôi được biết ở nước ngoài họ hay dùng hệ thống định vị để biết hướng di chuyển của mục tiêu cần theo dõi, sao chúng ta không làm như vậy? Chúng ta tìm cách gắn lên mai cụ rùa một ăng ten phat sóng nhỏ (vì hồ rất nông nên có thể triển khai được) như vậy ta biết được cụ rùa đang ở đâu. Còn việc bắt sẽ đơn giản đi rất nhiều, có thể không cần nhiều lồng hoặc quây lưới quá rộng”, anh Dương viết.
Còn một số độc giả khác thì ủng hộ ý kiến của Bác sỹ Hoàng Long. Anh Đinh Nhật Minh cho biết: Tôi đọc bài báo này thấy ý kiến của bác sĩ thú y Hoàng Long vô cùng chính xác. Chúng ta thấy sức khỏe của cụ vẫn chưa đến mức cần gấp gáp. Nên tập dần cho cụ thói quen tiếp xúc với người và được nuôi nhốt. Thử hỏi nếu bắt được cụ lên rồi nhưng cụ “bị stress” không chịu ăn thì sẽ thế nào? Các cơ quan chức năng đã tính đến chuyện này chưa?”.
Còn độc giả ở địa chỉ xuanvi…@hotmailcom thì viết: Nói như Bác sĩ Long tôi thấy rất hợp lý, chúng ta vì thấy cụ bị thương nặng nên có thể đã làm hơi vội vàng, vì vậy nên rút kinh nghiệm cho lần sau, việc lai dắt cần làm đồng thời với việc làm quen với cụ (cho cụ thêm thức ăn) để tránh cụ bị hoảng, để cụ tự bò lên chân tháp sẽ là cách tuyệt vời nhất, nên chúng ta cần phải kiên trì thôi.
Bạn đọc ở địa chỉ loithuxua_2…@yahoo.com phân vân: Việc cứu chữa cụ rùa Hồ Gươm đã nhận được sự quan tâm rất lớn của dư luận, thông qua diễn đàn trên VietNamNet và nhiều phương tiện thông tin đại chúng, rất nhiều ý kiến đóng góp hữu ích từ trong và ngoài nước đã được đưa lên để mong các cơ quan chức năng tham khảo. Thế nhưng không biết những người đang “có trách nhiệm” trong việc cứu chữa cụ rùa có để ý đến?
Theo Vietnamnet
Sức mạnh thực sự của Rùa Hồ Gươm?
Vừa qua, cụ rùa Hồ Gươm, tưởng như đã rất già yếu, với bệnh tật đầy mình, đã xé toạc mấy lần lưới của nhóm đánh bắt để thoát ra ngoài. Sự việc này đã gây ngỡ ngàng cho cả những nhà khoa học, những người đánh bắt và hàng ngàn người chứng kiến tận mắt. Vậy loài rùa mai mềm nước ngọt khổng lồ, mà người dân nhiều nơi gọi là con giải này khỏe như thế nào?
Dùng xà beng mới giết được rùa
Thời Lê Lợi, hoặc trước nữa, không ai biết Hồ Gươm có bao nhiêu rùa khổng lồ, có thể là rất nhiều. Cách nay vài chục năm, Hồ Gươm vẫn còn kha nhiều rùa lớn.
Thời bao cấp, Hồ Gươm cùng với một số hồ ở Hà Nội được giao cho một công ty chuyên đánh bắt thủy sản làm kinh tế. Doanh nghiệp này thả cá, nuôi cá, rồi đánh bắt cá. Khỏi phải nói họ ghét loài rùa khổng lồ trong Hồ Gươm như thế nào, không những rùa xơi vãn cá, mà còn phá đám chuyện đánh bắt cá của các công nhân.
Cu rua nay bi đâm băng xa beng thung phôi song mây ngay sau mơi chêt
Mỗi khi quây lưới gom cá lại, các cụ rùa lại đội lưới chui ra, làm hàng tấn cá cũng thoát ra theo. Thậm chí, hứng lên, hay cáu tiết, thì các cụ dùng hàm răng cực khỏe, cùng những móng vuốt cực sắc xé rách toang lưới. Cỡ lưới đánh cá, các cụ xé đơn giản như xé vải mục. Chính vì lẽ thế, hễ gặp "ba ba" khổng lồ, là đám công nhân đều tìm cách triệt hạ như kẻ thù.
Hầu hết các cụ rùa đều đã bị tiêu diệt trong thời gian này. Thịt bị xẻ ra bán như thực phẩm thông thường, xương đem nấu cao, mai dùng làm thuốc. Hiện chỉ còn lại một tiêu bản trong đền Ngọc Sơn, một bộ cốt trong Bảo tàng Hà Nội và may mắn là còn lại duy nhất cụ rùa ốm yếu, già cả lặn ngụp dưới hồ.
Vơi ham răng cưc khoe va mong vuôt cưc săc, không loai lươi đanh ca nao co thê chiu đươc
Nhớ lại cụ rùa nặng hơn 2 tạ hiện đang "ngự" trong đền Ngọc Sơn, mới thấy cụ khỏe như thế nào.
Hồi đó, vào khoảng cuối tháng 5-1967, trong khi nhóm thợ đánh cá thuê cho Quốc doanh cá kéo lưới, thì thấy một vật cản lớn. Nhóm thợ biết rằng rùa đã dính lưới. Cả chục người không những không kéo nổi lưới, mà còn bị rùa kéo lật ngược. Đã nhiều lần bị rùa xé lưới, phá đám mà không làm sao được, nên mỗi khi triển khai đánh cá, nhóm thợ này đều thủ một chiếc xà beng dài ngoằng, nặng trịch và mũi cực kỳ sắc nhọn với hy vọng sẽ tiêu diệt được rùa.
Ông Trân Trong Dân (nha canh đâm Minh Quân, Yên Bai) kê răng, giai không lô thương xuyên xe lươi, vo cua ngươi dân
Khi rùa đang xé lưới tìm cách thoát thân và giải thoát cho đàn cá, thì anh công nhân lực lưỡng tên Thu cheo thuyên tiến lại. Xác định được vị trí rùa đang xé lưới, anh ta vác xà beng giương thật cao, rồi dùng hết sức bình sinh phóng thẳng vào lưng rùa.
Nhát đâm chí tử, cực mạnh, khiến xà beng xuyên qua lớp mai, thủng phổi. Nhát đâm rất sâu, khiến xà beng dính chặt vào rùa, không rút ra được. Rùa đau quá, hoảng hốt xé lưới chạy vọt ra ngoài, kéo theo anh chàng Thu phăng phăng trên mặt nước. Cuộc vật lộn diễn ra khá lâu. Cuối cùng, xà beng tuột khỏi cơ thể rùa, anh công nhân Thu cũng mệt phờ râu trê.
Phải đến mấy ngày sau, cụ rùa khổng lồ này mới đuối sức, nổi lều phều lên khỏi mặt nước, chỗ nhà hàng Thủy Tạ bây giờ.
Mười mấy công nhân của Quốc doanh cá đã nhảy xuống vật lộn kéo cụ rùa ngắc ngoải lên bờ. Người ta đã dùng thước đo, thấy chiều dài của rùa lên tới 2,1m, ngang 1,2m và cao 0,3m. Các bác sĩ khám nghiệm thấy vết thương trên lưng có đường kính 5cm và thủng phổi. Ai cũng ngạc nhiên khi thấy vết thương khủng khiếp như thế, mà cụ vẫn sống được thêm vài ngày nữa.
Săn rùa bằng lao thép
Cách đây vài chục năm, rùa Hồ Gươm khổng lồ có rất nhiều ở các đầm, hồ ven sông Hồng thuộc Phú Thọ và Yên Bái. Người dân đã quá quen với loài này, song không phải ai cũng bắt được chúng.
Ở đầm Ao Châu ngày đó xuất hiện nhóm thợ săn gồm ông Tô Ban và hai anh em công Nguyễn Văn Ao, Nguyễn Văn Ước. Ba người này là những thanh niên trai tráng, cực kỳ khỏe mạnh và có bí quyết săn rùa do cha ông truyền lại. Chỉ họ mới có khả năng tóm được rùa khổng lồ.
Ông Nguyên Văn Ao va chiêc so rua cua môt trong sô nhưng con rua không lô ma ông va nhom cua minh săn đươc
Ông Nguyễn Văn Thường, 80 tuổi, sống ở cạnh đầm Ao Châu, thi thoảng đi săn cùng nhóm ông Tô Ban kể: "Giải là loài khỏe vô địch cả ở dưới nước lẫn trên bờ. Nếu ở dưới nước, dùng tay không, dù vài chục người cũng không thể vật được nó. Người dân đánh cá hàng trăm năm nay ở đầm, tóm được cả trắm đen nặng 50-60kg, song chưa bao giờ tóm được giải. Tất cả các loại lưới đều bị nó xé toạc".
Để săn được rùa, nhóm ông Tô Ban có kỹ nghệ riêng. Ho đóng một chiếc thuyền trông như cái đĩa, lướt trên mặt hồ không gây tiếng động, sóng lớn. Thuyền kiểu này đi chậm, nhưng rất vững chãi, khó bị lật.
Ông Nguyên Văn Thương kê răng, rua không lô ơ đâm Ao Châu la loai cưc khoe. Nêu ơ dươi nươc, vai chuc ngươi cung không thê vât đươc no
Dụng cụ săn rùa là những chiếc lao bằng thép rất sắc bén và những chiếc búa sắt lớn.
Khi gặp rùa nổi ở chỗ nông, họ chèo thuyền nhẹ nhàng tiến đến. Loài rùa tuy to xác, nhưng nhát, nên gặp người là lặn ngay.
Khi chúng chạy dưới mặt bùn, sẽ tạo thành hai đường tăm khá đều đặn. Nhóm thợ săn sẽ chèo 2 chiếc thuyền đuổi theo, rồi dùng lao sắt đâm mạnh. Khi đâm trúng lưng rùa, họ tiếp tục dùng búa đóng lao thấu vào phân nôi tang cua rua. Những chiếc lao liên tiếp được phóng xuống và liên tiếp được đóng sâu vào thân rùa.
Với những con rùa nặng trên một tạ, cuộc vây bắt diễn ra có thể nhiều giờ đồng hồ. Dù cả chục chiếc lao sắt đã đâm chi chít vào lưng rùa, song nó vẫn còn rất khỏe và hung tợn. Nhóm săn rùa làm việc liên tục, mệt lả người mới khuất phục được nó. Khi rùa đuôi sưc, ho dung moc săt lât ngưa rua lên, dung lat mêm troi chân, buôc môm rua lai, rôi khênh no lên bơ xe thit.
Theo ông Thương, chi co nhom thơ săn cua ông Tô Ban, vơi nhưng thiêt bi chuyên dung mơi săn đươc rua không lô
Ông Nguyên Văn Thương kê, hôi thâp ky 70, nhom ông Tô Ban keo đươc con rua năng 250kg lên bơ. Du đa bi ca chuc chiêc lao căm, thung ca phôi, loi ca ruôt, song con rua vân rât khoe. Môt ngươi đưa cây tre đưc vao miêng rua, no ngâm chăt. Mây thanh niên dôc sưc keo cây tre ma không ra đươc. Ham răng săc nhon cua no nghiên môt luc thi khuc tre đăc to băng băp chân nat bet.
Theo ông Thương, vơi sưc manh cua ham răng va mong vuôt rua, không loai lươi nao co thê chiu đươc. Chuyên cu rua Hô Gươm xe lươi như xe vai muc cung la điêu dê hiêu.
VGT (Theo VTC)
Thiết kế lồng để "bắt" cụ rùa? Sau khi chứng kiến việc bắt rùa của Đội lai dẫn thất bại, một độc giả có tên Trần Anh Tú đã mạnh dạn đưa ra phương án mới và thông qua báo VietNamNet mong các cơ quan chức năng đang tiến hành công việc dẫn cụ rùa lên cạn để chữa trị tham khảo. Phương án của anh Tú là thiết kế...