Cựu CT Vinalines được 10 tỷ vì mua ụ nổi quá đát
Ông Dương Chí Dũng được xác định đã nhận 10 tỷ đồng “lại quả” từ thương vụ mua “ụ nổi” quá đát.
Ông Dương Chí Dũng (nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam)
Mới đây, ông Dương Chí Dũng (nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – Vinalines) đã bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố về 2 tội “tham ô tài sản” và “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cơ quan điều tra kết luận, ông Dương Chí Dũng với cương vị là Chủ tịch HĐQT Vinalines đã phê duyệt dự án nhà máy khi chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung vào quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Ông Dũng lại phê duyệt mua ụ nổi 83M trước khi dự án nhà máy được phê duyệt 1 năm là không đúng trình tự, thủ tục đầu tư. Điều này gọi là thực hiện dự án đầu tư trước khi chuẩn bị đầu tư.
Cùng bị truy tố với ông Dũng về 2 tội danh trên là ông Mai Văn Phúc (nguyên TGĐ Vinalines), Trần Hải Sơn (TGĐ công ty Sửa chữa tàu biển Vinalines), Trần Hữu Chiều (Phó TGĐ, kiêm trưởng ban quản lý dự án đầu tư xây dựng nhà máy sửa chữa tàu biển phía Nam).
Ông Dương Chí Dũng giữ chức Chủ tịch HĐQT của Vinalines từ tháng 1/2007 đến tháng 3/2012. Ngày 27/6/2007, ông Dương Chí Dũng ký quyết định phê duyệt chủ trương xây dựng nhà máy với tổng mức đầu tư 3.854 tỷ đồng. Trong đó có chủ trương cho phép mua, lắp đặt 1 ụ nổi để phục vụ sửa chữa tàu.
Trước khi tổ chức khảo sát, ký hợp đồng mua ụ nổi 83M, ông Dương Chí Dũng cùng các cấp dưới biết rõ ụ nổi 83M đã cũ quá tuổi, không đủ điều kiện nhập khẩu. Giá ụ nổi dưới 5 triệu USD nhưng ông Dũng và Phúc vẫn chỉ đạo cấp dưới hợp thức thủ tục để ký hợp đồng mua với giá 9 triệu USD thông qua một công ty môi giới là AP.
Ông Trần Hải Sơn khai, theo thỏa thuận giữa ông Dũng, Phúc, Sơn và ông Goh Hoon Seow (GĐ công ty AP, là môi giới), ông Sơn đã nhận 1,666 triệu USD do công ty AP chuyển lại từ nguồn 9 triệu USD mua ụ nổi. Sau khi nhận tiền, ông Sơn đã mang phân phát cho từng người. Ông Dương Chí Dũng và ông Mai Văn Phúc được xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo thực hiện hành vi tham ô số tiền 1,666 triệu USD. Ông Dũng, Phúc mỗi người chiếm hưởng 10 tỷ đồng. Ông Sơn chiếm 5 tỷ đồng còn ông Chiều khai chỉ được 340 triệu đồng. Bà Trần Thị Hải Hà (em gái ông Sơn) được 2 tỷ đồng nhưng cơ quan điều tra xác định, không biết hành vi tham ô của các ông này và đã trả lại tiền.
Video đang HOT
Ông Sơn khai, sau khi ụ nổi về Việt Nam (6/6/2008), đến 18/6/2008, ông Sơn nhận 1,666 triệu USD do ông Goh chuyển qua tài khoản của công ty Phú Hà (do bà Trần Thị Hải Hà, em gái ông Sơn làm giám đốc).
Ông Sơn 2 lần đưa tiền cho ông Dũng. Lần 1 là vào khoảng tháng 7/2008, khi ông Dũng vào TP. Hồ Chí Minh công tác. Ông Dũng thuê một phòng VIP tại khách sạn Victory (đường Võ Văn Tần). Sơn gọi điện nói: “em gặp bác chuyển ít quà”. Rồi Sơn xếp 5 tỷ đồng gồm loại tiền mệnh giá 500.000 đồng và 1 chiếc valy kéo. Sơn bắt taxi đến khách sạn nơi ông Dũng đang tá túc.
Khoảng 18h đến nơi, ông Sơn đưa cho ông Dũng valy tiền và nói: “Theo chỉ đạo của bác, hôm nay em chuyển cho bác trước 5 tỷ đồng tiền ụ nổi 83M. Số tiền còn lại em chuyển bác sau. Rồi Sơn gọi điện cho Quỳnh là lái xe của công ty sửa chữa tàu biển đến đón đi ăn tối.
Sau lần đó 3-4 tuần, Sơn ra Hà Nội công tác. Ông Sơn đến phòng làm việc của ông Dũng và nói: “em gửi anh nốt 5 tỷ đồng, khi nào anh về Hải Phòng thì em đưa vì tiền em để ở Hải Phòng rồi”.
Ông Dũng đồng ý và nói ông Sơn cuối tuần mang đến nhà mẹ vợ ở đường Phạm Ngũ Lão, TP. Hải Phòng. Ông Sơn đã bỏ 5 tỷ đồng loại mệnh giá 500.000 đồng trong một túi to đựng quà tết rồi cho vào valy kéo. Trước khi đi, ông Sơn gọi điện hỏi có ở nhà mẹ vợ không thì ông Dũng bảo một chút nữa có mặt. Ông sơn đã kéo valy đi bộ đến nhà mẹ vợ của ông Dương Chí Dũng.
Khi đến, ông Dũng đã chờ ở phòng khách. Tại đây, ông Sơn nói: “Em đưa nốt số tiền còn lại”. Dũng nhận nói cảm ơn và Sơn đi bộ về nhà em gái.
Quá trình điều tra, ông Dương Chí Dũng khai, cho bà Phan Thị Thảo một khoản tiền để mua căn hộ chung cư trên phố Láng Hạ, quận Hà Đông, Hà Nội và căn hộ chung cư tại đường Lý Thường Kiệt (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Bà Thảo khai rằng, có quan hệ tình cảm và đã có con riêng với ông Dũng.
Tính đến 17/5/2012 (thời điểm khởi tố vụ án), Vinalines đã chi đầu tư mua, sửa chữa,… ụ nổi 83M tổng số tiền hơn 525 tỷ đồng. Cơ quan điều tra xác định, thương vụ 83M, gây thiệt hại hơn 335 tỷ đồng. Tình trạng ụ nổi hiện nay là đống sắt thép gỉ, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, không sử dụng được vào việc gì.
Ngoài bốn bị can trên còn có 6 người khác bị truy tố về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo Khampha
Nguyên Chủ tịch Vinalines tham ô, lấy tiền mua căn hộ cao cấp cho bồ nhí
Ngày 14.10, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ đề nghị truy tố bị can Dương Chí Dũng cùng 9 bị can khác tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) về hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và tội tham ô tài sản.
Ảnh minh họa
Hành vi phạm tội của các bị can có liên quan đến việc mua sắm ụ nổi 83M, một thành phần không thể thiếu trong nhà máy sửa chữa đóng tàu biển phía nam (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu).
Các cơ quan tố tụng xác định Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT Vinalines, có vai trò chủ mưu cầm đầu.
Theo đó, Dương Chí Dũng biết rõ ụ nổi 83M sản xuất tại Nhật Bản năm 1965 bị hư hỏng nặng. Ụ nổi 83M có giá chào bán chỉ 5 triệu USD nhưng Dũng đã câu kết cùng một số lãnh đạo của Vinalines như Mai Văn Phúc - nguyên Tổng giám đốc Vinalines, Trần Hữu Chiều - Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng ban QLDA Nhà máy sửa chữa tàu biển Vinalines phía nam, và các thuộc cấp hợp thức hóa để mua chiếc ụ nổi này với giá 9 triệu USD.
Ngày 15.2.2008, Dương Chí Dũng với tư cách là Chủ tịch HĐQT Vinalines đã ký quyết định phê duyệt chấp thuận mua ụ nổi 83M với giá 9 triệu USD.
Sau khi chia chác cho các bên "quân xanh quân đỏ", Dương Chí Dũng và thuộc cấp được lại quả 1,66 triệu USD (tương đương hơn 28 tỉ đồng), trong đó, Dương Chí Dũng được chia 10 tỉ đồng.
Cũng với vai trò chỉ đạo, thực hiện, Mai Văn Phúc được chia 10 tỉ đồng, số còn lại cho những người liên quan.
Trong vụ án này, Cơ quan cảnh sát điều tra xác định, Dương Chí Dũng và các lãnh đạo Vinaline đã gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 354 tỉ đồng.
Tình trạng chiếc ụ nổi 83M hiện nay là một đống sắt vụn, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và không sử dụng được vào việc gì.
Đáng chú ý, trong quá trình điều tra vụ án, cơ quan cảnh sát điều tra xác định Dương Chí Dũng đã sử dụng tiền tham ô để mua 2 căn hộ chung cư cao cấp cho bồ nhí.
Trong đó, một căn ở tầng 29 tòa tháp B, tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội.
Hiện cơ quan điều tra đã kê biên hai căn hộ này.
Thái Sơn - Hoàng Trang
Theo TNO
Nguyên Chủ tịch Vinalines nhận cả vali tiền tham ô U nôi 83M đươc chu sơ hưu ban vơi gia 2,3 triêu USD nhưng Dương Chi Dung va môt sô lanh đao Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) "đao diên" thanh 9 triêu USD đê bo tui va tao điêu kiên cho ngươi khac chiêm đoat. Ụ nổi 83M - Ảnh: Diệp Đức Minh Theo kêt luân cua Cơ quan canh...